Hạn chế lấy phiếu tín nhiệm vì có “tác dụng phụ”?
Dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm vẫn chưa thể thuyết phục nhiều đại biểu Quốc hội
Cử tri đặt câu hỏi vì sao phải sửa đổi nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, trong khi mới qua một lần lấy phiếu đã được dư luận đồng tình ủng hộ cao, đại biểu Phan Văn Tường đặt vấn đề tại phiên thảo luận sửa Nghị quyết 35, chiều 20/11 tại Quốc hội.
Được lùi từ kỳ họp thứ 7 đến kỳ họp này, dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm vẫn chưa thể thuyết phục nhiều đại biểu Quốc hội, khi vẫn đề nghị ba mức tín nhiệm và cả nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần.
Đáng chú ý là có hai vị trong tổng số 10 vị phát biểu đã đặt câu hỏi rằng, tại sao ở kỷ họp trước đã gửi phiếu thăm dò ý kiến đại biểu về thời hạn và thời điểm lấy phiếu và mức độ tín nhiệm, song kết quả thăm dò lại chưa được công bố.
Một trong hai vị đó - đại biểu Chu Sơn Hà - đề nghị công bố kết quả này và tiếp thu theo ý kiến của số đông để chỉnh sửa Nghị quyết 35.
Đa số ý kiến đăng đàn cũng chưa đồng tình với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề nghị quy định ba mức tín nhiệm và mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần. Có vị đại biểu đặt câu hỏi, phải chăng sự vội vã sửa theo hướng cả nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần có phải là quá lo cho sự “an toàn” của người được lấy phiếu?
Theo đại biểu Tường, trong bối cảnh các quan hệ về lợi ích rất phức tạp thì lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ hữu hiệu nhất trong bộ công cụ để đánh giá cán bộ chủ chốt.
"Cử tri cho rằng nghị quyết mới qua một năm đã sửa, thực tiễn chưa nhiều, hay phải chăng chất lượng nghị quyết thấp. Mà chất lượng thấp hoặc là do chất lượng người quyết định, hoặc là do cách thức xây dựng, hoặc là cả hai. Tiếp xúc với cử tri, tôi tin rằng mỗi đại biểu không khỏi chạnh lòng", ông Tường nói.
Vị thiếu tướng - Phó tư lệnh Quân khu 1 cũng cho rằng, việc chuyển những cơ sở chính trị để sửa nghị quyết này thành ý chí của nhân dân là việc làm khó khăn với không ít đại biểu. “Ý chí cao mà thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, rất dễ xảy ra lấy cái khiếm khuyết này để thay cái khiếm khuyết khác”, ông Tường lo ngại.
Thiếu tướng Phan Văn Tường cũng lộ rõ băn khoăn là cách đây hai năm Quốc hội đồng tình cao 5 năm có 4 lần lấy phiếu. Giờ lý giải qua một lần lấy phiếu đã phát hiện tồn tại, hạn chế mà đưa ra thời hạn 5 năm lấy một lần, thì hình như có mâu thuẫn trong lộ trình nhận thức. Còn dựa vào mục đích lấy phiếu để giải thích cũng chưa thông, vì “công cụ này có tác dụng, ý nghĩa nhiều như vậy sao lại ít được sử dụng và hạn chế sử dụng, hay vì có tác dụng phụ ngoài dự kiến và khó kiểm soát?”.
Ông Tường cho rằng, “tác dụng phụ ít hơn nhiều mục tiêu chính thì Quốc hội cần cân nhắc kỹ hơn”.
Vị đại biểu Quân đội cũng thể hiện sự đồng tình với nguyện vọng của đa số cử tri mà ông đã tiếp xúc là mỗi nhiệm kỳ nên lấy phiếu hai lần, lần thứ nhất vào kỳ họp cuối năm thứ hai và lần thứ hai vào kỳ cuối của năm thứ tư.
“Nếu sau hai lần lấy phiếu không tự chứng minh lĩnh vực mình đảm nhận của mình chuyển biến, thậm chí còn có xu hướng xấu đi thì đây cũng là gợi ý mở cho những cá nhân với lòng tự trọng tự quyết định và là cơ sở để cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét cho nhiệm kỳ tiếp theo”, ông Tường phát biểu.
Cuối cùng, đại biểu Tường đề nghị, nếu còn nhiều ý kiến khác nhau thì không nhất thiết phải sửa nghị quyết ở nhiệm kỳ Quốc hội này, mà để tới khóa sau xem xét để có thêm những cơ sở thực tiễn.
Quan điểm còn rất khác nhau và rất khác với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, song phiên thảo luận chiều 20/10 chỉ có 10 vị đại biều tham gia ý kiến, và Quốc hội nghỉ sớm đến hơn nửa tiếng. Dù trước đó cũng đã dành tới hơn nửa tiếng để thông qua hai dự án luật.
Kết thúc phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - người điều hành thảo luận - cũng không đề cập việc xin ý kiến đại biểu qua phiếu thăm dò, như thông lệ với nhiều nội dung còn nhiều quan điểm trái chiều khác.
Theo nghị trình, tại phiên bế mạc vào chiều 28/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Được lùi từ kỳ họp thứ 7 đến kỳ họp này, dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm vẫn chưa thể thuyết phục nhiều đại biểu Quốc hội, khi vẫn đề nghị ba mức tín nhiệm và cả nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần.
Đáng chú ý là có hai vị trong tổng số 10 vị phát biểu đã đặt câu hỏi rằng, tại sao ở kỷ họp trước đã gửi phiếu thăm dò ý kiến đại biểu về thời hạn và thời điểm lấy phiếu và mức độ tín nhiệm, song kết quả thăm dò lại chưa được công bố.
Một trong hai vị đó - đại biểu Chu Sơn Hà - đề nghị công bố kết quả này và tiếp thu theo ý kiến của số đông để chỉnh sửa Nghị quyết 35.
Đa số ý kiến đăng đàn cũng chưa đồng tình với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề nghị quy định ba mức tín nhiệm và mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần. Có vị đại biểu đặt câu hỏi, phải chăng sự vội vã sửa theo hướng cả nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần có phải là quá lo cho sự “an toàn” của người được lấy phiếu?
Theo đại biểu Tường, trong bối cảnh các quan hệ về lợi ích rất phức tạp thì lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ hữu hiệu nhất trong bộ công cụ để đánh giá cán bộ chủ chốt.
"Cử tri cho rằng nghị quyết mới qua một năm đã sửa, thực tiễn chưa nhiều, hay phải chăng chất lượng nghị quyết thấp. Mà chất lượng thấp hoặc là do chất lượng người quyết định, hoặc là do cách thức xây dựng, hoặc là cả hai. Tiếp xúc với cử tri, tôi tin rằng mỗi đại biểu không khỏi chạnh lòng", ông Tường nói.
Vị thiếu tướng - Phó tư lệnh Quân khu 1 cũng cho rằng, việc chuyển những cơ sở chính trị để sửa nghị quyết này thành ý chí của nhân dân là việc làm khó khăn với không ít đại biểu. “Ý chí cao mà thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, rất dễ xảy ra lấy cái khiếm khuyết này để thay cái khiếm khuyết khác”, ông Tường lo ngại.
Thiếu tướng Phan Văn Tường cũng lộ rõ băn khoăn là cách đây hai năm Quốc hội đồng tình cao 5 năm có 4 lần lấy phiếu. Giờ lý giải qua một lần lấy phiếu đã phát hiện tồn tại, hạn chế mà đưa ra thời hạn 5 năm lấy một lần, thì hình như có mâu thuẫn trong lộ trình nhận thức. Còn dựa vào mục đích lấy phiếu để giải thích cũng chưa thông, vì “công cụ này có tác dụng, ý nghĩa nhiều như vậy sao lại ít được sử dụng và hạn chế sử dụng, hay vì có tác dụng phụ ngoài dự kiến và khó kiểm soát?”.
Ông Tường cho rằng, “tác dụng phụ ít hơn nhiều mục tiêu chính thì Quốc hội cần cân nhắc kỹ hơn”.
Vị đại biểu Quân đội cũng thể hiện sự đồng tình với nguyện vọng của đa số cử tri mà ông đã tiếp xúc là mỗi nhiệm kỳ nên lấy phiếu hai lần, lần thứ nhất vào kỳ họp cuối năm thứ hai và lần thứ hai vào kỳ cuối của năm thứ tư.
“Nếu sau hai lần lấy phiếu không tự chứng minh lĩnh vực mình đảm nhận của mình chuyển biến, thậm chí còn có xu hướng xấu đi thì đây cũng là gợi ý mở cho những cá nhân với lòng tự trọng tự quyết định và là cơ sở để cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét cho nhiệm kỳ tiếp theo”, ông Tường phát biểu.
Cuối cùng, đại biểu Tường đề nghị, nếu còn nhiều ý kiến khác nhau thì không nhất thiết phải sửa nghị quyết ở nhiệm kỳ Quốc hội này, mà để tới khóa sau xem xét để có thêm những cơ sở thực tiễn.
Quan điểm còn rất khác nhau và rất khác với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, song phiên thảo luận chiều 20/10 chỉ có 10 vị đại biều tham gia ý kiến, và Quốc hội nghỉ sớm đến hơn nửa tiếng. Dù trước đó cũng đã dành tới hơn nửa tiếng để thông qua hai dự án luật.
Kết thúc phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - người điều hành thảo luận - cũng không đề cập việc xin ý kiến đại biểu qua phiếu thăm dò, như thông lệ với nhiều nội dung còn nhiều quan điểm trái chiều khác.
Theo nghị trình, tại phiên bế mạc vào chiều 28/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.