Hàn Quốc nỗ lực cải thiện vị thế cạnh tranh
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định sẽ đưa nước này thành một quốc gia có vị thế cạnh tranh thứ 15 trên thế giới
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 28/8 khẳng định, sẽ đưa Hàn Quốc thành một quốc gia có vị thế cạnh tranh thứ 15 trên thế giới với tăng trưởng kinh tế trung bình 6 - 7%/năm, trong nhiệm kỳ 5 năm của mình.
Giới phân tích cho rằng, sau 6 tháng cầm quyền, ông Lee đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang tạo bước khởi đầu mới đưa đất nước phát triển.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài
Ông Lee đã thúc giục các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc tăng cường đầu tư, hưởng ứng nỗ lực tái cơ cấu kinh tế và các quy định mới về chính sách của Chính phủ. Ông cho rằng thời điểm hiện nay rất thích hợp để các tập đoàn kinh tế trong nước tích cực mở rộng đầu tư.
Chính phủ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc tư nhân hóa và cơ cấu lại những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả. Theo Tổng thống Lee, việc cải thiện vị thế cạnh tranh của Hàn Quốc từ thứ 30 hiện nay lên thứ 15 thế giới sẽ thúc đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước này.
Chính phủ cũng đang chú trọng thực thi các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho các giám đốc tài chính, hoặc nhà quản lý các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh hoặc đang có dự án đầu tư tại Hàn Quốc.
Theo quyết định của Chính phủ, từ ngày 29/8, những doanh nhân có vốn đầu tư trên 5 triệu USD vào lĩnh vực sản xuất và trên 10 triệu USD vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch tại Hàn Quốc sẽ được nhận thẻ "Investor Express Card", họ sẽ được làm thủ tục nhanh tại cửa khẩu. Trong đợt đầu tiên, sẽ có 187 doanh nhân nước ngoài thuộc 91 công ty được cấp thẻ.
Tổng thống Lee Myung-bak cũng đã cam kết tạo bước khởi đầu mới để đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới. Trong một bức thư vừa gửi tới 160.000 thành viên Đảng Đại dân tộc cầm quyền, ông Lee khẳng định sẽ nỗ lực hết sức, để đưa đất nước phát triển thành quốc gia "tiên tiến hạng nhất".
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập nước, Tổng thống Lee cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao hình ảnh Hàn Quốc trên trường quốc tế và công bố chiến lược "phát triển xanh", định hướng cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những thập niên tới...
Còn nhiều khó khăn phía trước
Ông Lee Myung-bak nhậm chức Tổng thống ngày 25/2 sau khi giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử tháng 12/2007. Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua ông và Chính phủ Hàn Quốc đã trải qua giai đoạn đầy sóng gió. Làn sóng biểu tình của dân chúng chống lại quyết định nhập khẩu thịt bò từ Mỹ đã gây áp lực lớn, khiến toàn bộ nội các phải từ chức.
Kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn do nửa đầu năm 2008, giá dầu tăng đột biến và kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Theo đó, lạm phát, thâm hụt thương mại gia tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Điều đó khiến mục tiêu đề ra trong cương lĩnh tranh cử của Tổng thống Lee là đưa kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng ở mức 7%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 40.000 USD/năm, đưa Hàn Quốc vào tốp 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới (kế hoạch 747), trở nên khó hiện thực.
Hàn Quốc là nước lệ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu nhập khẩu, giá cả tiêu dùng đã tăng mạnh do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao. Mức tăng giá hàng tiêu dùng tháng 7 lên đến 5,9%, cao nhất một thập kỷ qua. Trong khi đó, các yếu tố kinh tế nội địa cũng không khả quan, khiến đồng Won liên tục mất giá so với USD, tuần trước sụt xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua (1.063 Won/USD). Tháng trước, Chính phủ đã phải hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 xuống 4,6%.
Mặc dù giá dầu thô quốc tế giảm dần, song Hàn Quốc có thể vẫn thâm hụt thương mại tới 10 tỷ USD năm nay. Theo Cục hải quan Hàn Quốc, ba tuần đầu tháng 8, nước này xuất khẩu hàng hóa trị giá 21,74 tỷ USD, trong khi nhập khẩu 27,86 tỷ USD, thâm hụt khoảng 6 tỷ USD. Tính đến tháng 7/2008, thâm hụt thương mại của Hàn Quốc đã lên tới 8,34 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù có quyết tâm cao, song con đường chinh phục “kế hoạch 747” của Tổng thống Lee còn không ít khó khăn. Tuy nhiên, thực tế 6 tháng qua cho thấy, vào những thời điểm căng thẳng nhất, Tổng thống Lee đã có những điều chỉnh kịp thời, đưa chỉ số tín nhiệm với ông từ 17% lên trên 30%.
Đặc biệt sau khi Tổng thống có bài phát biểu quan trọng nhân kỷ niệm 60 năm thành lập nước, người ta nhận thấy một sức sống mới, niềm tin mới của dân chúng với Chính phủ đã được xác lập.
Giới phân tích cho rằng, sau 6 tháng cầm quyền, ông Lee đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang tạo bước khởi đầu mới đưa đất nước phát triển.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài
Ông Lee đã thúc giục các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc tăng cường đầu tư, hưởng ứng nỗ lực tái cơ cấu kinh tế và các quy định mới về chính sách của Chính phủ. Ông cho rằng thời điểm hiện nay rất thích hợp để các tập đoàn kinh tế trong nước tích cực mở rộng đầu tư.
Chính phủ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc tư nhân hóa và cơ cấu lại những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả. Theo Tổng thống Lee, việc cải thiện vị thế cạnh tranh của Hàn Quốc từ thứ 30 hiện nay lên thứ 15 thế giới sẽ thúc đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước này.
Chính phủ cũng đang chú trọng thực thi các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho các giám đốc tài chính, hoặc nhà quản lý các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh hoặc đang có dự án đầu tư tại Hàn Quốc.
Theo quyết định của Chính phủ, từ ngày 29/8, những doanh nhân có vốn đầu tư trên 5 triệu USD vào lĩnh vực sản xuất và trên 10 triệu USD vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch tại Hàn Quốc sẽ được nhận thẻ "Investor Express Card", họ sẽ được làm thủ tục nhanh tại cửa khẩu. Trong đợt đầu tiên, sẽ có 187 doanh nhân nước ngoài thuộc 91 công ty được cấp thẻ.
Tổng thống Lee Myung-bak cũng đã cam kết tạo bước khởi đầu mới để đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới. Trong một bức thư vừa gửi tới 160.000 thành viên Đảng Đại dân tộc cầm quyền, ông Lee khẳng định sẽ nỗ lực hết sức, để đưa đất nước phát triển thành quốc gia "tiên tiến hạng nhất".
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập nước, Tổng thống Lee cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao hình ảnh Hàn Quốc trên trường quốc tế và công bố chiến lược "phát triển xanh", định hướng cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những thập niên tới...
Còn nhiều khó khăn phía trước
Ông Lee Myung-bak nhậm chức Tổng thống ngày 25/2 sau khi giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử tháng 12/2007. Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua ông và Chính phủ Hàn Quốc đã trải qua giai đoạn đầy sóng gió. Làn sóng biểu tình của dân chúng chống lại quyết định nhập khẩu thịt bò từ Mỹ đã gây áp lực lớn, khiến toàn bộ nội các phải từ chức.
Kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn do nửa đầu năm 2008, giá dầu tăng đột biến và kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Theo đó, lạm phát, thâm hụt thương mại gia tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Điều đó khiến mục tiêu đề ra trong cương lĩnh tranh cử của Tổng thống Lee là đưa kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng ở mức 7%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 40.000 USD/năm, đưa Hàn Quốc vào tốp 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới (kế hoạch 747), trở nên khó hiện thực.
Hàn Quốc là nước lệ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu nhập khẩu, giá cả tiêu dùng đã tăng mạnh do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao. Mức tăng giá hàng tiêu dùng tháng 7 lên đến 5,9%, cao nhất một thập kỷ qua. Trong khi đó, các yếu tố kinh tế nội địa cũng không khả quan, khiến đồng Won liên tục mất giá so với USD, tuần trước sụt xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua (1.063 Won/USD). Tháng trước, Chính phủ đã phải hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 xuống 4,6%.
Mặc dù giá dầu thô quốc tế giảm dần, song Hàn Quốc có thể vẫn thâm hụt thương mại tới 10 tỷ USD năm nay. Theo Cục hải quan Hàn Quốc, ba tuần đầu tháng 8, nước này xuất khẩu hàng hóa trị giá 21,74 tỷ USD, trong khi nhập khẩu 27,86 tỷ USD, thâm hụt khoảng 6 tỷ USD. Tính đến tháng 7/2008, thâm hụt thương mại của Hàn Quốc đã lên tới 8,34 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù có quyết tâm cao, song con đường chinh phục “kế hoạch 747” của Tổng thống Lee còn không ít khó khăn. Tuy nhiên, thực tế 6 tháng qua cho thấy, vào những thời điểm căng thẳng nhất, Tổng thống Lee đã có những điều chỉnh kịp thời, đưa chỉ số tín nhiệm với ông từ 17% lên trên 30%.
Đặc biệt sau khi Tổng thống có bài phát biểu quan trọng nhân kỷ niệm 60 năm thành lập nước, người ta nhận thấy một sức sống mới, niềm tin mới của dân chúng với Chính phủ đã được xác lập.