Hàn Quốc xem xét mua lại cổ phần của Lehman Brothers
Một số ngân hàng Hàn Quốc đã đàm phán để mua lại cổ phần và quyền quản lý tại tập đoàn tài chính Lehman Brothers
Một số ngân hàng Hàn Quốc đã đàm phán để mua lại cổ phần và quyền quản lý tại Lehman Brothers, tập đoàn tài chính Mỹ đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, các bên chưa đạt được một thỏa thuận nào do những lo ngại về tình hình tài chính của ngân hàng đầu tư này.
Tờ nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn một số nguồn tin cho biết, ban đầu, Lehman Brothers đã liên lạc với quỹ lợi ích tối cao của nước này là Tập đoàn Đầu tư Hàn Quốc (KIC) về vấn đề bán lại cổ phần.
Trước đó, vào tháng 7, Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố ý định mua lại một ngân hàng toàn cầu.
Tuy nhiên, sau khi KIC từ chối đầu tư vào Lehman, tập đoàn này lại đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Chủ tịch kiêm CEO của KDB là ông Min Euoo Sung đã từng là người đứng đầu chi nhánh của Lehman tại Hàn Quốc trong 3 năm.
Ban đầu, ông Min tỏ ra rất tích cực, nhưng lại “ngãng ra” ở giai đoạn cuối của quá trình đàm phán, khiến các ngân hàng khác của Hàn Quốc cũng lưỡng lự trong việc đầu tư vào Lehman Brothers.
Từ đầu năm 2007 tới nay, cổ phiếu của Lehman đã mất giá tới hơn 80%, khiến giá trị thị trường của ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ hiện chỉ còn khoảng 9 tỷ USD.
“Những vấn đề trong sổ sách tài chính của Lehman nghiêm trọng hơn chúng tôi tưởng. Chúng tôi cho rằng sẽ vô cùng rủi ro nếu Chính phủ Hàn Quốc bơm vốn vào Lehman trong trường hợp ngân hàng này thua lỗ thêm”, một quan chức Chính phủ Hàn Quốc nhận định.
Từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu giữa mùa hè năm ngoái tới nay, Lehman đã thua lỗ và thâm hụt tài sản khoảng 7 tỷ USD. Dự báo, Lehman sẽ lỗ thêm 4 tỷ USD trong quý 3 này. Hiện Lehman bị coi là tập đoàn tài chính "dễ đổ" nhất ở Phố Wall do có quy mô nhỏ hơn các ngân hàng khác, nhưng lại nắm giữ một lượng tài sản lớn có tính thanh khoản kém.
Mới đây, có tin đồn công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Trung Quốc là CITIC Securities sẽ mua lại cổ phần trong Lehman. Nhưng CITIC đã chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Cũng giống như Lehman, các tập đoàn tài chính và các công ty môi giới toàn cầu đang nằm dưới áp lực phải huy động vốn sau khi đã chịu khoản tổng thâm hụt lên tới hơn 300 tỷ USD do nắm giữ các loại chứng khoán phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố và các khoản đầu tư rủi ro khác. Hiện Lehman vẫn nắm trong tay lượng chứng khoán loại này trị giá lên tới 60 tỷ USD.
Từ đầu năm tới nay, Lehman đã nỗ lực giảm rủi ro bằng cách bán lại nhiều tài sản có tính thanh khoản kém. Quý 2 vừa qua, ngân hàng này đã bán 22 tỷ USD tài sản loại này trong tổng số tài sản trị giá 147 tỷ USD của mình.
(Theo Reuters, AP, IHT)
Tuy nhiên, các bên chưa đạt được một thỏa thuận nào do những lo ngại về tình hình tài chính của ngân hàng đầu tư này.
Tờ nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn một số nguồn tin cho biết, ban đầu, Lehman Brothers đã liên lạc với quỹ lợi ích tối cao của nước này là Tập đoàn Đầu tư Hàn Quốc (KIC) về vấn đề bán lại cổ phần.
Trước đó, vào tháng 7, Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố ý định mua lại một ngân hàng toàn cầu.
Tuy nhiên, sau khi KIC từ chối đầu tư vào Lehman, tập đoàn này lại đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Chủ tịch kiêm CEO của KDB là ông Min Euoo Sung đã từng là người đứng đầu chi nhánh của Lehman tại Hàn Quốc trong 3 năm.
Ban đầu, ông Min tỏ ra rất tích cực, nhưng lại “ngãng ra” ở giai đoạn cuối của quá trình đàm phán, khiến các ngân hàng khác của Hàn Quốc cũng lưỡng lự trong việc đầu tư vào Lehman Brothers.
Từ đầu năm 2007 tới nay, cổ phiếu của Lehman đã mất giá tới hơn 80%, khiến giá trị thị trường của ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ hiện chỉ còn khoảng 9 tỷ USD.
“Những vấn đề trong sổ sách tài chính của Lehman nghiêm trọng hơn chúng tôi tưởng. Chúng tôi cho rằng sẽ vô cùng rủi ro nếu Chính phủ Hàn Quốc bơm vốn vào Lehman trong trường hợp ngân hàng này thua lỗ thêm”, một quan chức Chính phủ Hàn Quốc nhận định.
Từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu giữa mùa hè năm ngoái tới nay, Lehman đã thua lỗ và thâm hụt tài sản khoảng 7 tỷ USD. Dự báo, Lehman sẽ lỗ thêm 4 tỷ USD trong quý 3 này. Hiện Lehman bị coi là tập đoàn tài chính "dễ đổ" nhất ở Phố Wall do có quy mô nhỏ hơn các ngân hàng khác, nhưng lại nắm giữ một lượng tài sản lớn có tính thanh khoản kém.
Mới đây, có tin đồn công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Trung Quốc là CITIC Securities sẽ mua lại cổ phần trong Lehman. Nhưng CITIC đã chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Cũng giống như Lehman, các tập đoàn tài chính và các công ty môi giới toàn cầu đang nằm dưới áp lực phải huy động vốn sau khi đã chịu khoản tổng thâm hụt lên tới hơn 300 tỷ USD do nắm giữ các loại chứng khoán phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố và các khoản đầu tư rủi ro khác. Hiện Lehman vẫn nắm trong tay lượng chứng khoán loại này trị giá lên tới 60 tỷ USD.
Từ đầu năm tới nay, Lehman đã nỗ lực giảm rủi ro bằng cách bán lại nhiều tài sản có tính thanh khoản kém. Quý 2 vừa qua, ngân hàng này đã bán 22 tỷ USD tài sản loại này trong tổng số tài sản trị giá 147 tỷ USD của mình.
(Theo Reuters, AP, IHT)