Hàng ASEAN vào Việt Nam: Nước chảy chỗ trũng
Sau khi các nước ASEAN giảm thuế để hình thành thị trường chung, hàng từ các nước này đã tràn ngập thị trường Việt Nam
Sau khi các nước ASEAN giảm thuế để hình thành thị trường chung, hàng từ các nước này đã tràn ngập thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn loay hoay khi đưa hàng tiêu thụ tại thị trường các nước trong khu vực. Vì sao?
Tại hội chợ triển lãm sản phẩm Thái Lan 2007 (diễn ra từ ngày 16 đến 19/8) phần nào có thể thấy sức hút của hàng hóa Thái Lan. Đây là năm thứ 5 hội chợ này được tổ chức ở Tp.HCM và Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan quyết định tăng lên hai lần/năm, đồng thời tiến ra Hà Nội sau khi thành công ở Tp.HCM.
Dù chỉ mới bắt đầu nhập khẩu hàng mỹ phẩm mang thương hiệu C-Care của Thái Lan từ tháng 4/2006, đến nay cứ hai tháng Công ty Newlink lại nhập 1,5 container mặt hàng này về Việt Nam bán.
Anh Trần Đại Cát - Tổng giám đốc Công ty - cho biết: “Thuế suất nhập khẩu 5% chính là yếu tố làm tăng sức cạnh tranh cho hàng mỹ phẩm Thái Lan. Vì nếu không có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (c/o form D) để được hưởng thuế suất ưu đãi kia, mặt hàng này khó mà vào được thị trường Việt Nam với mức thuế bình thường đến 70%”. Newlink vừa đưa thêm một mặt hàng mới từ Thái Lan vào Việt Nam là sữa đậu nành Vamino cũng nhờ thuế nhập khẩu thấp.
Một quan chức Bộ Công thương xác nhận: “Từ lúc áp dụng thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, Việt Nam luôn nhập siêu từ ASEAN. Ngoài tính cạnh tranh cao về chất lượng và mẫu mã, hàng hóa từ Singapore, Malaysia hay Thái Lan tràn vào thị trường Việt Nam một phần nhờ thuế suất ưu đãi từ 0-5% theo CEPT/AFTA”.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nguyên nhân chính khiến hàng các nước trong khu vực nhanh chóng thâm nhập thị trường Việt Nam, đó là sự năng động của thương vụ các nước tại Việt Nam.
Một cán bộ ở Thương vụ Thái Lan tại Tp.HCM cho biết nhiệm vụ chính của cơ quan này tại Việt Nam là nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, làm tốt công tác quảng bá thông qua sự trợ giúp về tài chính của nhà nước.
Chẳng hạn, khi tham gia hội chợ triển lãm sản phẩm Thái Lan tại Việt Nam, các công ty Thái Lan được chính phủ trợ giúp đến 2/3 chi phí. Ngoài ra, mỗi năm có hơn 10 hội chợ ở Thái Lan dưới sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Thái Lan, mỗi hội chợ cơ quan này đưa từ 5-10 nhà nhập khẩu Việt Nam sang tham gia để tìm nguồn hàng nhập về Việt Nam.
Hàng Việt Nam: “Khó” với hàm lượng 40%
Ngược lại với nhiều mặt hàng đến từ các nước ASEAN, đa số hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực lại không tận dụng được thuế suất ưu đãi. Anh T. - chủ một cơ sở may mặc nhỏ ở Tp.HCM - cho biết đã từ bỏ ý định làm hàng may sẵn xuất vào các nước ASEAN vì không thể chứng minh được nguyên vật liệu sản xuất mặt hàng này có 40% nguồn gốc từ các nước ASEAN.
Mặc dù Kinh Đô đã xuất khẩu bánh vào các nước ASEAN hưởng mức thuế suất 0-5% được ba năm nay, nhưng theo bà Lê Thị Thanh Thủy - phó giám đốc kinh doanh quốc tế của công ty, giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D là một yêu cầu khó khăn vì “kiếm” được giấy giám định hàm lượng 40% ASEAN không phải dễ.
“Chúng tôi có cả một bộ phận nghiên cứu phát triển để lo vụ này. Chứng từ, hóa đơn đầy đủ, hợp lệ và phải chờ giám định 10 ngày ở Trung tâm 3, sau đó mới được Bộ Công thương cấp c/o form D”, bà Thủy chia sẻ.
Ông Vương Đình Ngân - Vụ phó phụ trách Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tp.HCM, Bộ Công Thương - khẳng định: “Về mặt thủ tục, chúng tôi cho rằng không có vấn đề gì. Nếu giấy tờ hợp lệ, đầy đủ thì trong vòng 2-4 giờ chúng tôi sẽ cấp c/o form D cho doanh nghiệp. Nhưng phải nói rằng nhiều doanh nghiệp không có người phụ trách lĩnh vực này, không rành thủ tục, phải chỉnh sửa nhiều lần nên thời gian bị kéo dài ra”.
Còn ông Bùi Huy Sơn - Vụ phó Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương - thừa nhận: “Chứng minh 40% hàm lượng ASEAN là một tiêu chí cực kỳ khắt khe đối với doanh nghiệp. Sở dĩ điều kiện này được các nước ASEAN đưa ra vì thời kỳ đó họ muốn khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu nội khối, tận dụng tiềm lực của nhau...”.
Ông Sơn cho rằng doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn hơn vì đi sau và bị hạn chế về cơ cấu sản xuất, trình độ công nghệ.
* Kim ngạch xuất khẩu của Singapore vào Việt Nam năm ngoái và bảy tháng đầu năm nay đã đạt hơn gấp ba lần chiều ngược lại. Năm 2006 Singapore xuất sang Việt Nam gần 8,7 tỉ USD, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam chỉ là 2,6 tỉ USD. Xuất khẩu từ Malaysia vào Việt Nam trong ba năm gần đây luôn vượt trên 1,2 tỉ USD; trong khi đến năm ngoái lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào nước này mới qua được cột mốc 1 tỉ USD.
(Nguồn: Thương vụ Singapore, Malaysia, Thái Lan)
* Một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vào ASEAN tận dụng được c/o form D có kim ngạch cao: cà phê, bột ngọt, bột giặt, tinh bột sắn, giày dép, đậu phộng, trà, hải sản, trái thanh long, tivi.
(Nguồn: Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tp.HCM, Bộ Công Thương)
Trong khi đó, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn loay hoay khi đưa hàng tiêu thụ tại thị trường các nước trong khu vực. Vì sao?
Tại hội chợ triển lãm sản phẩm Thái Lan 2007 (diễn ra từ ngày 16 đến 19/8) phần nào có thể thấy sức hút của hàng hóa Thái Lan. Đây là năm thứ 5 hội chợ này được tổ chức ở Tp.HCM và Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan quyết định tăng lên hai lần/năm, đồng thời tiến ra Hà Nội sau khi thành công ở Tp.HCM.
Dù chỉ mới bắt đầu nhập khẩu hàng mỹ phẩm mang thương hiệu C-Care của Thái Lan từ tháng 4/2006, đến nay cứ hai tháng Công ty Newlink lại nhập 1,5 container mặt hàng này về Việt Nam bán.
Anh Trần Đại Cát - Tổng giám đốc Công ty - cho biết: “Thuế suất nhập khẩu 5% chính là yếu tố làm tăng sức cạnh tranh cho hàng mỹ phẩm Thái Lan. Vì nếu không có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (c/o form D) để được hưởng thuế suất ưu đãi kia, mặt hàng này khó mà vào được thị trường Việt Nam với mức thuế bình thường đến 70%”. Newlink vừa đưa thêm một mặt hàng mới từ Thái Lan vào Việt Nam là sữa đậu nành Vamino cũng nhờ thuế nhập khẩu thấp.
Một quan chức Bộ Công thương xác nhận: “Từ lúc áp dụng thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, Việt Nam luôn nhập siêu từ ASEAN. Ngoài tính cạnh tranh cao về chất lượng và mẫu mã, hàng hóa từ Singapore, Malaysia hay Thái Lan tràn vào thị trường Việt Nam một phần nhờ thuế suất ưu đãi từ 0-5% theo CEPT/AFTA”.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nguyên nhân chính khiến hàng các nước trong khu vực nhanh chóng thâm nhập thị trường Việt Nam, đó là sự năng động của thương vụ các nước tại Việt Nam.
Một cán bộ ở Thương vụ Thái Lan tại Tp.HCM cho biết nhiệm vụ chính của cơ quan này tại Việt Nam là nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, làm tốt công tác quảng bá thông qua sự trợ giúp về tài chính của nhà nước.
Chẳng hạn, khi tham gia hội chợ triển lãm sản phẩm Thái Lan tại Việt Nam, các công ty Thái Lan được chính phủ trợ giúp đến 2/3 chi phí. Ngoài ra, mỗi năm có hơn 10 hội chợ ở Thái Lan dưới sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Thái Lan, mỗi hội chợ cơ quan này đưa từ 5-10 nhà nhập khẩu Việt Nam sang tham gia để tìm nguồn hàng nhập về Việt Nam.
Hàng Việt Nam: “Khó” với hàm lượng 40%
Ngược lại với nhiều mặt hàng đến từ các nước ASEAN, đa số hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực lại không tận dụng được thuế suất ưu đãi. Anh T. - chủ một cơ sở may mặc nhỏ ở Tp.HCM - cho biết đã từ bỏ ý định làm hàng may sẵn xuất vào các nước ASEAN vì không thể chứng minh được nguyên vật liệu sản xuất mặt hàng này có 40% nguồn gốc từ các nước ASEAN.
Mặc dù Kinh Đô đã xuất khẩu bánh vào các nước ASEAN hưởng mức thuế suất 0-5% được ba năm nay, nhưng theo bà Lê Thị Thanh Thủy - phó giám đốc kinh doanh quốc tế của công ty, giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D là một yêu cầu khó khăn vì “kiếm” được giấy giám định hàm lượng 40% ASEAN không phải dễ.
“Chúng tôi có cả một bộ phận nghiên cứu phát triển để lo vụ này. Chứng từ, hóa đơn đầy đủ, hợp lệ và phải chờ giám định 10 ngày ở Trung tâm 3, sau đó mới được Bộ Công thương cấp c/o form D”, bà Thủy chia sẻ.
Ông Vương Đình Ngân - Vụ phó phụ trách Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tp.HCM, Bộ Công Thương - khẳng định: “Về mặt thủ tục, chúng tôi cho rằng không có vấn đề gì. Nếu giấy tờ hợp lệ, đầy đủ thì trong vòng 2-4 giờ chúng tôi sẽ cấp c/o form D cho doanh nghiệp. Nhưng phải nói rằng nhiều doanh nghiệp không có người phụ trách lĩnh vực này, không rành thủ tục, phải chỉnh sửa nhiều lần nên thời gian bị kéo dài ra”.
Còn ông Bùi Huy Sơn - Vụ phó Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương - thừa nhận: “Chứng minh 40% hàm lượng ASEAN là một tiêu chí cực kỳ khắt khe đối với doanh nghiệp. Sở dĩ điều kiện này được các nước ASEAN đưa ra vì thời kỳ đó họ muốn khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu nội khối, tận dụng tiềm lực của nhau...”.
Ông Sơn cho rằng doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn hơn vì đi sau và bị hạn chế về cơ cấu sản xuất, trình độ công nghệ.
* Kim ngạch xuất khẩu của Singapore vào Việt Nam năm ngoái và bảy tháng đầu năm nay đã đạt hơn gấp ba lần chiều ngược lại. Năm 2006 Singapore xuất sang Việt Nam gần 8,7 tỉ USD, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam chỉ là 2,6 tỉ USD. Xuất khẩu từ Malaysia vào Việt Nam trong ba năm gần đây luôn vượt trên 1,2 tỉ USD; trong khi đến năm ngoái lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào nước này mới qua được cột mốc 1 tỉ USD.
(Nguồn: Thương vụ Singapore, Malaysia, Thái Lan)
* Một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vào ASEAN tận dụng được c/o form D có kim ngạch cao: cà phê, bột ngọt, bột giặt, tinh bột sắn, giày dép, đậu phộng, trà, hải sản, trái thanh long, tivi.
(Nguồn: Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tp.HCM, Bộ Công Thương)