Hàng chục người bị thương trong biểu tình ở Hồng Kông
Theo dự kiến, người biểu tình và chính quyền Hồng Kông sẽ có cuộc đàm phán vào ngày mai (21/10)
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã bước sang tuần thứ tư và thế bế tắc đang gia tăng khi chính quyền không có nhiều lựa chọn để chấm dứt khủng hoảng, trong khi người biểu tình ngày càng sẵn sàng đối đầu với cảnh sát. Theo dự kiến, người biểu tình và chính quyền sẽ có cuộc đàm phán vào ngày mai (21/10).
Hãng tin Reuters cho biết, hàng chục người, trong đó có 22 cảnh sát, được cho là đã bị thương trong hai đêm đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát bắt đầu từ ngày thứ Sáu. Các cuộc đụng độ đã diễn ra ở quận đông dân Mong Kok. Cảnh sát Hồng Kông cho biết, 4 người đã bị bắt vào sáng sớm ngày Chủ Nhật (19/10).
Đến hôm nay (20/10), căng thẳng đã lắng xuống ở khu Mong Kok, nhưng nhiều người biểu tình vẫn có mặt trên đường phố ở quận này.
Hy vọng về việc chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Hồng Kông kể từ khi vùng lãnh thổ này được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997 hiện đang nằm cả ở cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào ngày mai giữa các thủ lĩnh biểu tình và quan chức chính quyền. Theo kế hoạch, cuộc đàm phán sẽ được truyền hình trực tiếp.
Tuy vậy, dư luận không kỳ vọng nhiều vào khả năng đạt giải pháp trong cuộc đàm phán này, bởi hai bên đang có sự khác biệt quan điểm quá lớn về cách thức tiến hành cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính vào năm 2017. “Trừ phi có sự đột phá trong cuộc đàm phán vào ngày thứ Ba, tôi lo là tình trạng bế tắc sẽ tồi tệ hơn và bạo lực sẽ gia tăng”, giáo sư Sonny Lo thuộc Học viện Giáo dục Hồng Kông nhận định.
“Hồng Kông có thể sẽ bước vào một giai đoạn mới phức tạp hơn. Tôi hy vọng chính quyền sẽ có một số nhượng bộ, vì mọi chuyện giờ đã trở nên khó khăn.
Người biểu tình Hồng Kông, chủ yếu là sinh viên, muốn bầu cử tự do, trong khi Trung Quốc đại lục muốn sàng lọc ứng viên. Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông hiện nay, ông Leung Chun-ying, một người thân Chính phủ ở Bắc Kinh, tuyên bố chính quyền thành phố không muốn thỏa hiệp về kế hoạch bầu cử mà Bắc Kinh đã vạch ra cho Hồng Kông.
Đến nay, ông Leung vẫn cương quyết từ chối yêu cầu từ chức mà người biểu tình đưa ra. Hôm qua, ông Leung nói, cần có thêm thời gian để tìm ra một cái kết không bạo lực cho cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
“Để tìm ra được một giải pháp, để chấm dứt vấn đề này, chúng tôi cần thời gian. Chúng tôi cần thời gian để đàm phán với người dân, nhất là các sinh viên trẻ. Điều tôi muốn là một cái kết hòa bình và có ý nghĩa đối với vấn đề”, ông Leung nói.
Đến nay, lực lượng cảnh sát hùng hậu gồm 28.000 người của Hồng Kông vẫn đang chật vật trong nỗ lực trấn áp phong trào biểu tình do những người trẻ tuổi dẫn đầu.
Sáng sớm ngày Chủ Nhật, khoảng 1.000 người biểu tình ở khu Mong Kok với mũ bảo hiểm, ô và kính mắt để tự vệ đã lao tới phá dỡ một hàng rào kim loại nhằm ngăn họ tiến vào một tuyến phố. Hàng chục cảnh sát chống bạo động dùng dùi cui tấn công vào hàng rào bằng ô của người biểu tình. Ẩu đả đã diễn ra trước khi cảnh sát ào lên, đẩy đám đông lùi về sau.
Đến đêm hôm qua, đám đông người biểu tình tiếp tục tiến lên, dùng mũ bảo hiểm và các tấm chắn tự chế để ngăn dùi cui cảnh sát. Tuy nhiên, khác với đêm thứ Sáu và thứ Bảy, bạo lực đã không xảy ra.
Ngoài biểu tình ở khu Mong Kok, hiện vẫn có khoảng 1.000 người biểu tình cắm trại bên ngoài tòa nhà chính quyền ở quận Admiralty.
“Tôi sẽ tiếp tục ở đây cho tới khi Trưởng đặc khu hành chính từ chức”, Lap Cheung, một người Hồng Kông 40 tuổi từ bỏ công việc trong ngành công nghệ ở Mỹ để về Hồng Kông tham gia biểu tình, nói. Cheung cũng cho biết không hy vọng gì ở cuộc đàm phán diễn ra vào ngày mai.
Hãng tin Reuters cho biết, hàng chục người, trong đó có 22 cảnh sát, được cho là đã bị thương trong hai đêm đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát bắt đầu từ ngày thứ Sáu. Các cuộc đụng độ đã diễn ra ở quận đông dân Mong Kok. Cảnh sát Hồng Kông cho biết, 4 người đã bị bắt vào sáng sớm ngày Chủ Nhật (19/10).
Đến hôm nay (20/10), căng thẳng đã lắng xuống ở khu Mong Kok, nhưng nhiều người biểu tình vẫn có mặt trên đường phố ở quận này.
Hy vọng về việc chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Hồng Kông kể từ khi vùng lãnh thổ này được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997 hiện đang nằm cả ở cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào ngày mai giữa các thủ lĩnh biểu tình và quan chức chính quyền. Theo kế hoạch, cuộc đàm phán sẽ được truyền hình trực tiếp.
Tuy vậy, dư luận không kỳ vọng nhiều vào khả năng đạt giải pháp trong cuộc đàm phán này, bởi hai bên đang có sự khác biệt quan điểm quá lớn về cách thức tiến hành cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính vào năm 2017. “Trừ phi có sự đột phá trong cuộc đàm phán vào ngày thứ Ba, tôi lo là tình trạng bế tắc sẽ tồi tệ hơn và bạo lực sẽ gia tăng”, giáo sư Sonny Lo thuộc Học viện Giáo dục Hồng Kông nhận định.
“Hồng Kông có thể sẽ bước vào một giai đoạn mới phức tạp hơn. Tôi hy vọng chính quyền sẽ có một số nhượng bộ, vì mọi chuyện giờ đã trở nên khó khăn.
Người biểu tình Hồng Kông, chủ yếu là sinh viên, muốn bầu cử tự do, trong khi Trung Quốc đại lục muốn sàng lọc ứng viên. Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông hiện nay, ông Leung Chun-ying, một người thân Chính phủ ở Bắc Kinh, tuyên bố chính quyền thành phố không muốn thỏa hiệp về kế hoạch bầu cử mà Bắc Kinh đã vạch ra cho Hồng Kông.
Đến nay, ông Leung vẫn cương quyết từ chối yêu cầu từ chức mà người biểu tình đưa ra. Hôm qua, ông Leung nói, cần có thêm thời gian để tìm ra một cái kết không bạo lực cho cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
“Để tìm ra được một giải pháp, để chấm dứt vấn đề này, chúng tôi cần thời gian. Chúng tôi cần thời gian để đàm phán với người dân, nhất là các sinh viên trẻ. Điều tôi muốn là một cái kết hòa bình và có ý nghĩa đối với vấn đề”, ông Leung nói.
Đến nay, lực lượng cảnh sát hùng hậu gồm 28.000 người của Hồng Kông vẫn đang chật vật trong nỗ lực trấn áp phong trào biểu tình do những người trẻ tuổi dẫn đầu.
Sáng sớm ngày Chủ Nhật, khoảng 1.000 người biểu tình ở khu Mong Kok với mũ bảo hiểm, ô và kính mắt để tự vệ đã lao tới phá dỡ một hàng rào kim loại nhằm ngăn họ tiến vào một tuyến phố. Hàng chục cảnh sát chống bạo động dùng dùi cui tấn công vào hàng rào bằng ô của người biểu tình. Ẩu đả đã diễn ra trước khi cảnh sát ào lên, đẩy đám đông lùi về sau.
Đến đêm hôm qua, đám đông người biểu tình tiếp tục tiến lên, dùng mũ bảo hiểm và các tấm chắn tự chế để ngăn dùi cui cảnh sát. Tuy nhiên, khác với đêm thứ Sáu và thứ Bảy, bạo lực đã không xảy ra.
Ngoài biểu tình ở khu Mong Kok, hiện vẫn có khoảng 1.000 người biểu tình cắm trại bên ngoài tòa nhà chính quyền ở quận Admiralty.
“Tôi sẽ tiếp tục ở đây cho tới khi Trưởng đặc khu hành chính từ chức”, Lap Cheung, một người Hồng Kông 40 tuổi từ bỏ công việc trong ngành công nghệ ở Mỹ để về Hồng Kông tham gia biểu tình, nói. Cheung cũng cho biết không hy vọng gì ở cuộc đàm phán diễn ra vào ngày mai.