Cảnh sát Hồng Kông dỡ hàng rào trên đường phố
Tuần này, thế bế tắc chính trị ở Hồng Kông có thể có một vài chuyển biến
Theo tờ Wall Street Journal, sáng nay (13/10), cảnh sát Hồng Kông đã bắt đầu tháo dỡ một số rào chắn ở khu vực trung tâm thành phố do người biểu tình đòi dân chủ dựng nên. Hôm qua, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh nói rằng, Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường về bầu cử ở Hồng Kông bất chấp biểu tình đã kéo dài mấy tuần ở thành phố này.
Sáng nay, hàng chục xe cảnh sát đã tới khu vực gần quận trung tâm tài chính của Hồng Kông, tháo dỡ một số rào chắn trên các con đường chính. Nhiều cảnh sát mang theo các thiết bị chống bạo động, bao gồm mũ bảo hiểm và tấm chắn. Tuy nhiên, người biểu tình trên phố không thể hiện sự phán kháng.
Hiện nhiều tuyến đường xung quanh khu vực tòa nhà chính quyền của Hồng Kông vẫn bị người biểu tình chặn. Cuộc biểu tình này đang bước sang tuần thứ ba liên tiếp. Vào cuối tuần vừa rồi, số người Hồng Kông xuống đường biểu tình lại gia tăng sau khi chính quyền hủy kế hoạch đàm phán với phe sinh viên biểu tình vào hôm thứ Sáu. Hàng nghìn người đã cắm trại trên các tuyến đường chính, khiến giao thông tắc nghẽn.
Trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp vào ngày hôm qua, Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh gọi cuộc biểu tình là “một phong trào vượt khỏi sự kiểm soát”.
Đáp trả lời ông Leung, lãnh đạo của ba nhóm tổ chức biểu tình chính gồm nhóm Scholarism, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông và Occupy Central With Love and Peace ra một tuyên bố chung trên Facebook nói rằng, chính “chính quyền mới đang nằm ngoài sự kiểm soát”. Tuyên bố này ám chỉ việc chính quyền Hồng Kông từng cho cảnh sát dùng hơi cay để trấn áp biểu tình.
Cũng trong ngày hôm qua, hai nhóm Scholarism và Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông gửi một bức thư ngỏ tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nói rằng, phong trào biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông “không phải là một cuộc ‘cách mạng màu sắc’, mà là một phong trào của người dân Hồng Kông muốn dân chủ”.
Mục đích của cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông là đòi bầu cử dân chủ để chọn ra nhà lãnh đạo của vùng lãnh thổ này vào năm 2017. Theo quyết định của Bắc Kinh, người Hồng Kông sẽ bỏ phiếu bầu theo một danh sách các ứng cử viên được Bắc Kinh phế chuẩn. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh và chính quyền Hồng Kông hiện tại tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Bắc Kinh, bất chấp kế hoạch này vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân Hong Kong.
Tuần này, thế bế tắc chính trị ở Hồng Kông có thể có một vài chuyển biến. Các sinh viên chiếm đường phố tại 3 quận chính của Hồng Kông đang đối mặt với áp lực lớn từ giới lái xe tải và taxi về việc thông những tuyến đường chính. Ngoài ra, một số quan chức cấp cao của Hồng Kông sẽ trở về sau các cuộc họp ở Trung Quốc đại lục.
Một số nhóm đại diện cho giới lái xe tải và taxi đã đe dọa sẽ phá vỡ các rào chắn vào ngày thứ Tư tuần này nếu các sinh viên không chịu mở đường. Bản thân chính quyền Hồng Kông cũng hy vọng dư luận sẽ chống lại sinh viên biểu tình nếu sinh viên không để cho giao thông diễn ra bình thường. “Chúng tôi lo dư luận sẽ chống lại mình nếu chúng tôi tiếp tục chặn những con đường chính”, Ting Ka-Ki, một thành viên của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, thừa nhận.
Tuy vậy, những người biểu tình cắm trại gần khu vực các tòa nhà chính quyền của Hồng Kông đã xác định sẽ chiến đấu dài hơi. Đêm hôm qua, Lester Shum, Phó tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, kêu gọi người biểu tình coi khu vực biểu tình là nhà.
John Pau, 21 tuổi, đã tốt nghiệp ngành nghệ thuật, cho biết đã bám trụ 10 ngày tại một trạm chuyên phát lều, thảm và túi ngủ cho người biểu tình. Pau tuyên bố anh đã sẵn sàng biểu tình vô thời hạn. “Bây giờ, đây là nhà của chúng tôi. Chúng tôi đi làm, sau đó quay về đây mỗi ngày. Vấn đề duy nhất là mưa, mỗi khi trời mưa, chúng tôi phải quay về ngôi nhà thực sự”, Pau nói.
Phát biểu trực tiếp trên truyền hình hôm qua, Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh nói Bắc Kinh sẽ không thay đổi quyết định về bầu cử ở Hồng Kông. “Tôi tin rằng, tất cả chúng ta đều biết cơ hội gần như là bằng không”, ông Lương Chấn Anh nói.
Sáng nay, hàng chục xe cảnh sát đã tới khu vực gần quận trung tâm tài chính của Hồng Kông, tháo dỡ một số rào chắn trên các con đường chính. Nhiều cảnh sát mang theo các thiết bị chống bạo động, bao gồm mũ bảo hiểm và tấm chắn. Tuy nhiên, người biểu tình trên phố không thể hiện sự phán kháng.
Hiện nhiều tuyến đường xung quanh khu vực tòa nhà chính quyền của Hồng Kông vẫn bị người biểu tình chặn. Cuộc biểu tình này đang bước sang tuần thứ ba liên tiếp. Vào cuối tuần vừa rồi, số người Hồng Kông xuống đường biểu tình lại gia tăng sau khi chính quyền hủy kế hoạch đàm phán với phe sinh viên biểu tình vào hôm thứ Sáu. Hàng nghìn người đã cắm trại trên các tuyến đường chính, khiến giao thông tắc nghẽn.
Trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp vào ngày hôm qua, Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh gọi cuộc biểu tình là “một phong trào vượt khỏi sự kiểm soát”.
Đáp trả lời ông Leung, lãnh đạo của ba nhóm tổ chức biểu tình chính gồm nhóm Scholarism, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông và Occupy Central With Love and Peace ra một tuyên bố chung trên Facebook nói rằng, chính “chính quyền mới đang nằm ngoài sự kiểm soát”. Tuyên bố này ám chỉ việc chính quyền Hồng Kông từng cho cảnh sát dùng hơi cay để trấn áp biểu tình.
Cũng trong ngày hôm qua, hai nhóm Scholarism và Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông gửi một bức thư ngỏ tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nói rằng, phong trào biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông “không phải là một cuộc ‘cách mạng màu sắc’, mà là một phong trào của người dân Hồng Kông muốn dân chủ”.
Mục đích của cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông là đòi bầu cử dân chủ để chọn ra nhà lãnh đạo của vùng lãnh thổ này vào năm 2017. Theo quyết định của Bắc Kinh, người Hồng Kông sẽ bỏ phiếu bầu theo một danh sách các ứng cử viên được Bắc Kinh phế chuẩn. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh và chính quyền Hồng Kông hiện tại tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Bắc Kinh, bất chấp kế hoạch này vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân Hong Kong.
Tuần này, thế bế tắc chính trị ở Hồng Kông có thể có một vài chuyển biến. Các sinh viên chiếm đường phố tại 3 quận chính của Hồng Kông đang đối mặt với áp lực lớn từ giới lái xe tải và taxi về việc thông những tuyến đường chính. Ngoài ra, một số quan chức cấp cao của Hồng Kông sẽ trở về sau các cuộc họp ở Trung Quốc đại lục.
Một số nhóm đại diện cho giới lái xe tải và taxi đã đe dọa sẽ phá vỡ các rào chắn vào ngày thứ Tư tuần này nếu các sinh viên không chịu mở đường. Bản thân chính quyền Hồng Kông cũng hy vọng dư luận sẽ chống lại sinh viên biểu tình nếu sinh viên không để cho giao thông diễn ra bình thường. “Chúng tôi lo dư luận sẽ chống lại mình nếu chúng tôi tiếp tục chặn những con đường chính”, Ting Ka-Ki, một thành viên của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, thừa nhận.
Tuy vậy, những người biểu tình cắm trại gần khu vực các tòa nhà chính quyền của Hồng Kông đã xác định sẽ chiến đấu dài hơi. Đêm hôm qua, Lester Shum, Phó tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, kêu gọi người biểu tình coi khu vực biểu tình là nhà.
John Pau, 21 tuổi, đã tốt nghiệp ngành nghệ thuật, cho biết đã bám trụ 10 ngày tại một trạm chuyên phát lều, thảm và túi ngủ cho người biểu tình. Pau tuyên bố anh đã sẵn sàng biểu tình vô thời hạn. “Bây giờ, đây là nhà của chúng tôi. Chúng tôi đi làm, sau đó quay về đây mỗi ngày. Vấn đề duy nhất là mưa, mỗi khi trời mưa, chúng tôi phải quay về ngôi nhà thực sự”, Pau nói.
Phát biểu trực tiếp trên truyền hình hôm qua, Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh nói Bắc Kinh sẽ không thay đổi quyết định về bầu cử ở Hồng Kông. “Tôi tin rằng, tất cả chúng ta đều biết cơ hội gần như là bằng không”, ông Lương Chấn Anh nói.