Hàng loạt tỉnh thành muốn bỏ phí đường bộ với xe máy
Nhiều địa phương đã cùng chung tiếng nói kiến nghị Chính phủ bãi bỏ phí bảo trì đường bộ đối với xe máy
Tại kỳ họp hội đồng nhân dân của các tỉnh thành vừa đồng loạt diễn ra, nhiều địa phương đã cùng chung tiếng nói kiến nghị Chính phủ bãi bỏ phí bảo trì đường bộ đối với xe máy vì người dân không đồng tình, hiệu quả không cao…
Ở nơi “nổ phát súng” đầu tiên trong cả nước đối với loại phí này là Tp.HCM, Chủ tịch HĐND Tp.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã nói rất gay gắt ở cả trong và ngoài nghị trường Quốc hội rằng, “không phải cái gì cũng bắt dân gánh, dân dã gọi là “tận thu”, trong khi, như Nguyễn Trãi đã từng nói, phải nuôi sức dân, Trần Hưng Đạo cũng nói, phải khoan thư sức dân, bởi đó là kế bền gốc, sâu rễ”.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM, việc không thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước giảm nhiều thủ tục, công việc phải thực hiện; hạn chế phát sinh bộ máy quản lý tại các quận/huyện, phường/xã, đồng thời không gây ảnh hưởng đến người dân.
Nhưng, nếu không thu phí này thì thành phố phải xin ý kiến của Trung ương, vì đây là quy định của Chính phủ.
Nếu Hội đồng Nhân dân Tp.HCM quy định mức thu là 0 đồng, như theo gợi ý của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, “cha đẻ” của loại phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, thì cũng dẫn đến một số bất cập, bởi khi đó UBND Tp.HCM vẫn phải có trách nhiệm tổ chức thu phí theo mức phí 0 đồng.
Các phường, xã, thị trấn vẫn phải thực hiện nhiều công việc như thực hiện kê khai (theo mẫu của Bộ Tài chính), mua biên lai của chi cục thuế; phát biên lai thu phí (ghi mệnh giá 0 đồng), quyết toán với cơ quan thuế.
Khi thu 0 đồng thì nguồn thu không có song các xã, phường, thị trấn phải tốn nhiều chi phí cho việc tập huấn, triển khai kê khai, phát-thu biên lai (dự kiến chi phí mua biên lai khoảng 995 triệu đồng/năm), quyết toán thuế...
Sau Tp.HCM, đến Hà Nội và một loạt tỉnh thành khác cũng kiến nghị bỏ thu thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.
Tại kỳ họp của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa diễn ra, UBND thành phố cho biết, việc thu phí bảo trì đường bộ với xe máy năm 2013 của thành phố chỉ đạt 14% so với dự kiến (55 tỷ đồng/378 tỷ đồng). Mức thu năm 2014 chỉ đạt 36 tỷ đồng (đạt 13,28% kế hoạch). 6 tháng đầu năm 2015, Hà Nội mới thu được gần 3 tỷ đồng.
Sau hai năm thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, Hà Nội cũng muốn dừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy, còn vì tại nhiều quận, huyện, tỷ lệ được trích lại cho ngân sách thành phố sau khi thu không đủ trang trải cho bộ máy đi thu!
Báo cáo từ Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cho hay, Hà Nội phải chi thêm ngân sách phục vụ thu phí đường bộ.
Cụ thể, kết quả khảo sát tại phường Cát Linh, quận Đống Đa (Hà Nội) cho thấy, do có số dân đông, nhiều tổ dân phố nên tỷ lệ trích lại từ nguồn thu để phục vụ việc thu phí vẫn không đủ. Vì vậy UBND phường Cát Linh đã phải chi thêm từ nguồn ngân sách phục vụ việc thu phí.
Ngày 17/7, kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã căn cứ trên ý kiến của cử tri và đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, đã đồng ý dừng việc thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1/8/2015.
Việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ địa phương sẽ cân đối ngân sách để thực hiện. Trong hai ngày 16 và 17/7, kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương cũng đã thông qua nghị quyết tạm dừng việc thu phí bảo trì đường bộ đối với mô tô.
Đà Nẵng đã quyết định dừng thu từ ngày 7/7. Lý do Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định dừng thu phí để báo cáo Chính phủ vì người dân không đồng tình, việc thu phí gặp nhiều khó khăn và đặc biệt số phí thu qua từng năm giảm dần.
Ngày 8/7, tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ra nghị quyết tạm dừng thực thi công việc này.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa, việc triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy tại địa phương trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, phải huy động một lực lượng lớn người đi thu nhưng hiệu quả không cao.
Số thu phí giảm dần qua các năm, trong đó năm 2013 thu được trên 9,7 tỷ đồng, năm 2014 giảm còn trên 5,4 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2015 chỉ thu được trên 650 triệu đồng...
Ở nơi “nổ phát súng” đầu tiên trong cả nước đối với loại phí này là Tp.HCM, Chủ tịch HĐND Tp.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã nói rất gay gắt ở cả trong và ngoài nghị trường Quốc hội rằng, “không phải cái gì cũng bắt dân gánh, dân dã gọi là “tận thu”, trong khi, như Nguyễn Trãi đã từng nói, phải nuôi sức dân, Trần Hưng Đạo cũng nói, phải khoan thư sức dân, bởi đó là kế bền gốc, sâu rễ”.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM, việc không thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước giảm nhiều thủ tục, công việc phải thực hiện; hạn chế phát sinh bộ máy quản lý tại các quận/huyện, phường/xã, đồng thời không gây ảnh hưởng đến người dân.
Nhưng, nếu không thu phí này thì thành phố phải xin ý kiến của Trung ương, vì đây là quy định của Chính phủ.
Nếu Hội đồng Nhân dân Tp.HCM quy định mức thu là 0 đồng, như theo gợi ý của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, “cha đẻ” của loại phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, thì cũng dẫn đến một số bất cập, bởi khi đó UBND Tp.HCM vẫn phải có trách nhiệm tổ chức thu phí theo mức phí 0 đồng.
Các phường, xã, thị trấn vẫn phải thực hiện nhiều công việc như thực hiện kê khai (theo mẫu của Bộ Tài chính), mua biên lai của chi cục thuế; phát biên lai thu phí (ghi mệnh giá 0 đồng), quyết toán với cơ quan thuế.
Khi thu 0 đồng thì nguồn thu không có song các xã, phường, thị trấn phải tốn nhiều chi phí cho việc tập huấn, triển khai kê khai, phát-thu biên lai (dự kiến chi phí mua biên lai khoảng 995 triệu đồng/năm), quyết toán thuế...
Sau Tp.HCM, đến Hà Nội và một loạt tỉnh thành khác cũng kiến nghị bỏ thu thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.
Tại kỳ họp của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa diễn ra, UBND thành phố cho biết, việc thu phí bảo trì đường bộ với xe máy năm 2013 của thành phố chỉ đạt 14% so với dự kiến (55 tỷ đồng/378 tỷ đồng). Mức thu năm 2014 chỉ đạt 36 tỷ đồng (đạt 13,28% kế hoạch). 6 tháng đầu năm 2015, Hà Nội mới thu được gần 3 tỷ đồng.
Sau hai năm thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, Hà Nội cũng muốn dừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy, còn vì tại nhiều quận, huyện, tỷ lệ được trích lại cho ngân sách thành phố sau khi thu không đủ trang trải cho bộ máy đi thu!
Báo cáo từ Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cho hay, Hà Nội phải chi thêm ngân sách phục vụ thu phí đường bộ.
Cụ thể, kết quả khảo sát tại phường Cát Linh, quận Đống Đa (Hà Nội) cho thấy, do có số dân đông, nhiều tổ dân phố nên tỷ lệ trích lại từ nguồn thu để phục vụ việc thu phí vẫn không đủ. Vì vậy UBND phường Cát Linh đã phải chi thêm từ nguồn ngân sách phục vụ việc thu phí.
Ngày 17/7, kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã căn cứ trên ý kiến của cử tri và đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, đã đồng ý dừng việc thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1/8/2015.
Việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ địa phương sẽ cân đối ngân sách để thực hiện. Trong hai ngày 16 và 17/7, kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương cũng đã thông qua nghị quyết tạm dừng việc thu phí bảo trì đường bộ đối với mô tô.
Đà Nẵng đã quyết định dừng thu từ ngày 7/7. Lý do Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định dừng thu phí để báo cáo Chính phủ vì người dân không đồng tình, việc thu phí gặp nhiều khó khăn và đặc biệt số phí thu qua từng năm giảm dần.
Ngày 8/7, tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ra nghị quyết tạm dừng thực thi công việc này.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa, việc triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy tại địa phương trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, phải huy động một lực lượng lớn người đi thu nhưng hiệu quả không cao.
Số thu phí giảm dần qua các năm, trong đó năm 2013 thu được trên 9,7 tỷ đồng, năm 2014 giảm còn trên 5,4 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2015 chỉ thu được trên 650 triệu đồng...