Hàng trăm hãng taxi, vận tải đồng loạt giảm cước
Các doanh nghiệp cũng cam kết tiếp tục giảm cước sau khi cân đối các chi phí khác
Trước sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, tính đến cuối tháng 1/2015, đã có hàng trăm doanh nghiệp vận tải, hãng taxi thực hiện giảm giá cước.
Theo báo cáo của tổ kiểm tra liên bộ Tài chính - Giao thông Vận tải, qua 7 ngày kiểm tra, đã thống kê được 81 hãng taxi và 25 doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định giảm cước trong tháng 1/2015.
Trong số này, Công ty Cổ phần Taxi CP Hà Nội đã giảm 6%, Công ty Cổ phần Đầu tư Vinamotor đã giảm 5-20% tùy loại xe, Công ty Cổ phần Mai Linh Đông Đô giảm giá 5-7%. Các doanh nghiệp cũng cam kết tiếp tục giảm cước sau khi cân đối các chi phí khác như lương, đồng phục, thuế đất, phí bến xe...
Còn tại bến xe Mỹ Đình, đoàn công tác đã xác định có 85 đơn vị, tính cả tỉnh ngoài, kê khai giảm giá cước vận chuyển và gửi thông báo kê khai giá đến bến xe.
Theo đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội, để giảm giá cước, các hãng taxi phải gửi hồ sơ xin đăng ký giảm giá với các cơ quan chức năng, nếu được sẽ cho xe tạm dừng hoạt động để cài đặt bằng phần mềm chuyên dụng, kiểm định đồng hồ, in lại bảng giá, thông báo với khách hàng với chi phí khoảng 500.000 đồng/xe/lần cài đặt.
Như vậy, với một đơn vị có 200 đầu xe, chi phí cho 3 lần điều chỉnh sẽ mất khoảng 300 triệu đồng.
Trong khi đó tại Tp.HCM, Phó giám đốc Sở Tài chính Tạ Quang Vinh cho biết, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn thành phố đã thực hiện hai đợt giảm giá, hiện đang chuẩn bị cho đợt giảm giá thứ ba. Trong đợt giảm giá đầu tiên vào cuối năm 2014, có tới 25 hãng taxi kê khai lại giá cước, với mức giảm từ 3 - 9%.
Sau lần giảm giá xăng dầu mới nhất, ngày 21/1 vừa qua, đã có thêm 12 trong số 20 doanh nghiệp taxi kê khai giảm cước lần thứ hai với mức giảm từ 2,7 - 14,3%, trong đó có nhiều doanh nghiệp chiếm thị phần lớn như Mai Linh, VinaSun, Phương Trang…
Do đó, tính đến nay, các doanh nghiệp taxi tại Tp.HCM qua hai đợt điều chỉnh đã giảm giá cước từ 6 - 14,3%.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định cũng thực hiện giảm giá cước với mức giảm thậm chí còn lớn hơn, từ 6 - 33%.
Theo chỉ đạo của liên bộ Tài chính - Công Thương, trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Ất Mùi 2015, liên ngành tài chính - giao thộng vận tải các tỉnh, thành sẽ tiếp tục có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai giá cước theo giá xăng, dầu giảm, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra về kê khai, niêm yết giá cước vận tải và xử lý nghiêm các đơn vị không chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các tổ công tác liên ngành tại các địa phương, không ít doanh nghiệp vận tải vẫn dùng dằng, chây ì trong việc giảm giá cước vận tải, có nhiều doanh nghiệp chỉ giảm tượng trưng theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, thậm chí một số doanh nghiệp vận tải tuyến cố định mới đây còn đề xuất tăng giá vé lên tới 60% trước và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.
Theo báo cáo của tổ kiểm tra liên bộ Tài chính - Giao thông Vận tải, qua 7 ngày kiểm tra, đã thống kê được 81 hãng taxi và 25 doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định giảm cước trong tháng 1/2015.
Trong số này, Công ty Cổ phần Taxi CP Hà Nội đã giảm 6%, Công ty Cổ phần Đầu tư Vinamotor đã giảm 5-20% tùy loại xe, Công ty Cổ phần Mai Linh Đông Đô giảm giá 5-7%. Các doanh nghiệp cũng cam kết tiếp tục giảm cước sau khi cân đối các chi phí khác như lương, đồng phục, thuế đất, phí bến xe...
Còn tại bến xe Mỹ Đình, đoàn công tác đã xác định có 85 đơn vị, tính cả tỉnh ngoài, kê khai giảm giá cước vận chuyển và gửi thông báo kê khai giá đến bến xe.
Theo đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội, để giảm giá cước, các hãng taxi phải gửi hồ sơ xin đăng ký giảm giá với các cơ quan chức năng, nếu được sẽ cho xe tạm dừng hoạt động để cài đặt bằng phần mềm chuyên dụng, kiểm định đồng hồ, in lại bảng giá, thông báo với khách hàng với chi phí khoảng 500.000 đồng/xe/lần cài đặt.
Như vậy, với một đơn vị có 200 đầu xe, chi phí cho 3 lần điều chỉnh sẽ mất khoảng 300 triệu đồng.
Trong khi đó tại Tp.HCM, Phó giám đốc Sở Tài chính Tạ Quang Vinh cho biết, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn thành phố đã thực hiện hai đợt giảm giá, hiện đang chuẩn bị cho đợt giảm giá thứ ba. Trong đợt giảm giá đầu tiên vào cuối năm 2014, có tới 25 hãng taxi kê khai lại giá cước, với mức giảm từ 3 - 9%.
Sau lần giảm giá xăng dầu mới nhất, ngày 21/1 vừa qua, đã có thêm 12 trong số 20 doanh nghiệp taxi kê khai giảm cước lần thứ hai với mức giảm từ 2,7 - 14,3%, trong đó có nhiều doanh nghiệp chiếm thị phần lớn như Mai Linh, VinaSun, Phương Trang…
Do đó, tính đến nay, các doanh nghiệp taxi tại Tp.HCM qua hai đợt điều chỉnh đã giảm giá cước từ 6 - 14,3%.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định cũng thực hiện giảm giá cước với mức giảm thậm chí còn lớn hơn, từ 6 - 33%.
Theo chỉ đạo của liên bộ Tài chính - Công Thương, trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Ất Mùi 2015, liên ngành tài chính - giao thộng vận tải các tỉnh, thành sẽ tiếp tục có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai giá cước theo giá xăng, dầu giảm, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra về kê khai, niêm yết giá cước vận tải và xử lý nghiêm các đơn vị không chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các tổ công tác liên ngành tại các địa phương, không ít doanh nghiệp vận tải vẫn dùng dằng, chây ì trong việc giảm giá cước vận tải, có nhiều doanh nghiệp chỉ giảm tượng trưng theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, thậm chí một số doanh nghiệp vận tải tuyến cố định mới đây còn đề xuất tăng giá vé lên tới 60% trước và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.