Hậu tăng giá xăng dầu: Siêu thị dự báo giá hàng hóa
Những ngày tới, giá của các mặt hàng trên thị trường tự do sẽ tăng, nhưng điều này chủ yếu là do tâm lý
Những ngày tới, giá của các mặt hàng trên thị trường tự do sẽ tăng, nhưng điều này chủ yếu là do tâm lý.
Đó là nhận định chung của đại diện các siêu thị lớn tại Hà Nội, trước thông tin ngày 1/7, giá xăng dầu tiếp tục tăng thêm 500- 700 đồng/lít.
Tính từ đầu tháng 4/2009 đến trước ngày 1/7/2009, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ta đã có 4 lần điều chỉnh giá xăng. Giá xăng đã tăng thêm 2.500 đồng/lít, tương đương tăng 22,6%.
Nhưng trong những tháng qua, giá cả của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng không hề thay đổi. Một số ít sản phẩm như dầu ăn, thịt tươi sống… có sự điều chỉnh là do tác động của thuế nhập khẩu hoặc nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.
Vì vậy, việc lần này xăng dầu tăng thêm khoảng 5%, theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C, cũng sẽ không làm giá cả các mặt hàng tiêu dùng biến động lớn.
“Trong những ngày tới, giá bán lẻ của nhiều loại hàng hoá sẽ tăng, nhưng chỉ tăng là trên thị trường tự do và chủ yếu tác động bởi yếu tố tâm lý”, ông Dũng nhìn nhận.
Theo phân tích của ông Dũng, gói kích cầu của Chính phủ đã hỗ trợ 4% lãi suất cho nhiều doanh nghiệp. Điều này đã làm cho chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất giảm đáng kể, tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm giá bán của sản phẩm.
Trong khi đó, đối với nhiều loại hàng hoá, xăng dầu chỉ chiếm từ 5 -7% chi phí sản xuất. Chi phí lớn nhất cho sản phẩm vẫn là nguyên liệu, nhân công… Vì vậy với việc tăng thêm 700 đồng/lít xăng lần này, giá bán của các mặt hàng không thể tăng mạnh.
Ông Dũng còn cho biết thêm: tính đến thời điểm hiện tại, Big C vẫn chưa hề nhận được thông báo đề nghị tăng giá của các sản phẩm từ các nhà cung cấp. Trong khi thông thường, muốn điều chỉnh giá bán, nhà cung cấp phải báo trước từ 1-2 tuần.
Không những vậy, khi nhận được đề những đề nghị này, Big C còn phải xem xét và đàm phán với đối tác để loại bỏ tất cả những yếu tố tăng giá do tâm lý.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, nếu nhà sản xuất không chia sẻ với người tiêu dùng thì bản thân họ cũng sẽ khó có thể tồn tại và phát triển”, ông Dũng nhận định.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart cũng cho rằng, hiện hầu hết các loại hàng hoá đều có nhiều nhà sản xuất và cung cấp, nên nếu doanh nghiệp không “nhìn nhau” mà tự ý tăng giá thì cũng khó trụ nổi trên thị trường.
Do đó, theo nhận định của bà Hậu, ít nhất tại các siêu thị trong 1- 2 tuần đầu của tháng 7 này, giá bán của các loại hàng hoá sẽ vẫn ổn định. Còn sau đó nếu có thay đổi cũng chỉ là rất nhẹ.
Đó là nhận định chung của đại diện các siêu thị lớn tại Hà Nội, trước thông tin ngày 1/7, giá xăng dầu tiếp tục tăng thêm 500- 700 đồng/lít.
Tính từ đầu tháng 4/2009 đến trước ngày 1/7/2009, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ta đã có 4 lần điều chỉnh giá xăng. Giá xăng đã tăng thêm 2.500 đồng/lít, tương đương tăng 22,6%.
Nhưng trong những tháng qua, giá cả của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng không hề thay đổi. Một số ít sản phẩm như dầu ăn, thịt tươi sống… có sự điều chỉnh là do tác động của thuế nhập khẩu hoặc nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.
Vì vậy, việc lần này xăng dầu tăng thêm khoảng 5%, theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C, cũng sẽ không làm giá cả các mặt hàng tiêu dùng biến động lớn.
“Trong những ngày tới, giá bán lẻ của nhiều loại hàng hoá sẽ tăng, nhưng chỉ tăng là trên thị trường tự do và chủ yếu tác động bởi yếu tố tâm lý”, ông Dũng nhìn nhận.
Theo phân tích của ông Dũng, gói kích cầu của Chính phủ đã hỗ trợ 4% lãi suất cho nhiều doanh nghiệp. Điều này đã làm cho chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất giảm đáng kể, tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm giá bán của sản phẩm.
Trong khi đó, đối với nhiều loại hàng hoá, xăng dầu chỉ chiếm từ 5 -7% chi phí sản xuất. Chi phí lớn nhất cho sản phẩm vẫn là nguyên liệu, nhân công… Vì vậy với việc tăng thêm 700 đồng/lít xăng lần này, giá bán của các mặt hàng không thể tăng mạnh.
Ông Dũng còn cho biết thêm: tính đến thời điểm hiện tại, Big C vẫn chưa hề nhận được thông báo đề nghị tăng giá của các sản phẩm từ các nhà cung cấp. Trong khi thông thường, muốn điều chỉnh giá bán, nhà cung cấp phải báo trước từ 1-2 tuần.
Không những vậy, khi nhận được đề những đề nghị này, Big C còn phải xem xét và đàm phán với đối tác để loại bỏ tất cả những yếu tố tăng giá do tâm lý.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, nếu nhà sản xuất không chia sẻ với người tiêu dùng thì bản thân họ cũng sẽ khó có thể tồn tại và phát triển”, ông Dũng nhận định.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Fivimart cũng cho rằng, hiện hầu hết các loại hàng hoá đều có nhiều nhà sản xuất và cung cấp, nên nếu doanh nghiệp không “nhìn nhau” mà tự ý tăng giá thì cũng khó trụ nổi trên thị trường.
Do đó, theo nhận định của bà Hậu, ít nhất tại các siêu thị trong 1- 2 tuần đầu của tháng 7 này, giá bán của các loại hàng hoá sẽ vẫn ổn định. Còn sau đó nếu có thay đổi cũng chỉ là rất nhẹ.