Hậu xuất khẩu lao động chưa được quan tâm
Cơ quan quản lý hiện chưa có một thống kê cụ thể về số lượng lao động về nước sau khi hết thời hạn hợp đồng
Chiều 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 30 ngành nghề khác nhau.
Số lượng người lao động cũng phân bố khác nhau ở các địa bàn. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, từ năm 2007 đến tháng 6/2010 có 282.106 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Giang là những tỉnh có trên 20.000 lao động. Tuy nhiên có những tỉnh chỉ có dưới 100 lao động tham gia.
Bỏ ngỏ thông tin sau khi người lao động về nước
Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác này , đa số doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến khâu tuyển dụng và quản lý lao động trong thời hạn hợp đồng xuất khẩu lao động, chưa đặt vấn đề nằm bắt thông tin về người lao động sau khi trở về nước; báo cáo với địa phương về tình hình lao động về nước trước thời hạn, nguyên nhân về nước…
Trong hợp đồng lao động ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp đều có nội dung người lao động khi về nước phải đến doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng nhưng đa số người lao động đều không làm thủ tục này. Theo ước tính của một số doanh nghiệp thì chỉ khoảng 1/3 số lao động sau khi về nước thực hiện thủ tục đó.
Ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, cơ quan quản lý báo cáo rất đầy đủ về số lượng lao động đã đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên, hậu xuất khẩu lao động thì gần như không nắm được.
“Số lao động hết hạn hợp đồng về nước, hay sống bất hợp pháp ở nước ngoài, gây hình ảnh không tốt đối với Việt Nam hiện được quản lý như thế nào?”, ông Bình đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm trên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, xuất khẩu lao động ngoài mục tiêu kiếm tiền thì tích lũy kinh nghiệm trong thời gian làm việc ở nước sở tại đặc biệt quan trọng.
Những lao động hết hợp đồng về nước là nguồn lao động tốt nhất để tạo nguồn tái xuất khẩu lao động vì họ có cả vốn lẫn tay nghề. Đây cũng là nguồn lao động có kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, nhà máy trong nước. Thế nhưng, số lao động đã đi làm việc ở nước ngoài về nước làm gì, ở khu vực nào, hay quay lại làm nông nghiệp…hầu như không được quan tâm. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đang cần số lượng lớn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có tay nghề nói trên.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận, cơ quan quản lý hiện chưa có một thống kê cụ thể về số lượng lao động về nước sau khi hết thời hạn hợp đồng. Công tác hậu xuất khẩu lao động chưa được quan tâm, tuy nhiên, số lao động Việt Nam bỏ trốn, sống bất hợp pháp ở nước ngoài thì đã giảm đáng kể.
Về nguyên nhân bỏ trốn, theo bà Ngân, lỗi một phần cũng thuộc nước sở tại. Khi tại nước đó có những doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp thì lao động mới có cơ hội “lưu trú”.
Khó quản lý doanh nghiệp
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, báo cáo giám sát của nhiều tỉnh gửi cho Đoàn giám sát cho đều quan tâm nhiều tới công tác tổ chức kiểm tra, thẩm định năng lực của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động đi làm việc nước ngoài tại địa phương.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ cũng như công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động cũng được cơ quan chức năng quan tâm hơn từ khi có Luật đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng của một số tỉnh đã kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đình chỉ, thu hồi giấy phép của một số doanh nghiệp, đơn vị dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên theo bà Mai, việc xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật còn ít. Đa số các báo cáo giám sát của các tỉnh đều không đề cập thông tin, số liệu về vấn đề này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đưa ra câu hỏi, tại sao Bộ không tập trung vào một số doanh nghiệp có đủ khả năng, năng lực mà cấp phép cho quá nhiều doanh nghiệp như vậy. Có những doanh nghiệp cả năm chỉ đưa đi được chưa đến 100 lao động, không có chuyên môn, hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực không liên quan mà vẫn được phép tồn tại?
Trả lời câu hỏi này, người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, doanh nghiệp hiện nay hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và chưa vi phạm pháp luật thì không thể thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Trong luật cũng không hề quy định doanh nghiệp đưa được bao nhiêu lao động/năm thì không đạt yêu cầu.
Cũng tại phiên họp, những vấn đề như chi phí xuất khẩu lao động bất hợp pháp, quản lý và giải quyết thế nào; thực tế làm việc không như hợp đồng đã ký thì trách nhiệm của lao động đến đâu; hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp; không trực tiếp tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp gây thiệt hại cho người lao động…cũng được nhiều ý kiến đề cập và lo ngại.
Tuy nhiên, theo ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban Dân nguyện, rất khó để quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Mặc dù sau khi có luật, có công cụ pháp lý để ràng buộc trách nhiệm hơn nhưng nhìn chung hiện nay, những sai phạm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn chưa được xử lý một cách triệt để.
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 30 ngành nghề khác nhau.
Số lượng người lao động cũng phân bố khác nhau ở các địa bàn. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, từ năm 2007 đến tháng 6/2010 có 282.106 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Giang là những tỉnh có trên 20.000 lao động. Tuy nhiên có những tỉnh chỉ có dưới 100 lao động tham gia.
Bỏ ngỏ thông tin sau khi người lao động về nước
Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác này , đa số doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến khâu tuyển dụng và quản lý lao động trong thời hạn hợp đồng xuất khẩu lao động, chưa đặt vấn đề nằm bắt thông tin về người lao động sau khi trở về nước; báo cáo với địa phương về tình hình lao động về nước trước thời hạn, nguyên nhân về nước…
Trong hợp đồng lao động ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp đều có nội dung người lao động khi về nước phải đến doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng nhưng đa số người lao động đều không làm thủ tục này. Theo ước tính của một số doanh nghiệp thì chỉ khoảng 1/3 số lao động sau khi về nước thực hiện thủ tục đó.
Ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, cơ quan quản lý báo cáo rất đầy đủ về số lượng lao động đã đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên, hậu xuất khẩu lao động thì gần như không nắm được.
“Số lao động hết hạn hợp đồng về nước, hay sống bất hợp pháp ở nước ngoài, gây hình ảnh không tốt đối với Việt Nam hiện được quản lý như thế nào?”, ông Bình đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm trên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, xuất khẩu lao động ngoài mục tiêu kiếm tiền thì tích lũy kinh nghiệm trong thời gian làm việc ở nước sở tại đặc biệt quan trọng.
Những lao động hết hợp đồng về nước là nguồn lao động tốt nhất để tạo nguồn tái xuất khẩu lao động vì họ có cả vốn lẫn tay nghề. Đây cũng là nguồn lao động có kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, nhà máy trong nước. Thế nhưng, số lao động đã đi làm việc ở nước ngoài về nước làm gì, ở khu vực nào, hay quay lại làm nông nghiệp…hầu như không được quan tâm. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đang cần số lượng lớn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có tay nghề nói trên.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận, cơ quan quản lý hiện chưa có một thống kê cụ thể về số lượng lao động về nước sau khi hết thời hạn hợp đồng. Công tác hậu xuất khẩu lao động chưa được quan tâm, tuy nhiên, số lao động Việt Nam bỏ trốn, sống bất hợp pháp ở nước ngoài thì đã giảm đáng kể.
Về nguyên nhân bỏ trốn, theo bà Ngân, lỗi một phần cũng thuộc nước sở tại. Khi tại nước đó có những doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp thì lao động mới có cơ hội “lưu trú”.
Khó quản lý doanh nghiệp
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, báo cáo giám sát của nhiều tỉnh gửi cho Đoàn giám sát cho đều quan tâm nhiều tới công tác tổ chức kiểm tra, thẩm định năng lực của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động đi làm việc nước ngoài tại địa phương.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ cũng như công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động cũng được cơ quan chức năng quan tâm hơn từ khi có Luật đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng của một số tỉnh đã kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đình chỉ, thu hồi giấy phép của một số doanh nghiệp, đơn vị dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên theo bà Mai, việc xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật còn ít. Đa số các báo cáo giám sát của các tỉnh đều không đề cập thông tin, số liệu về vấn đề này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đưa ra câu hỏi, tại sao Bộ không tập trung vào một số doanh nghiệp có đủ khả năng, năng lực mà cấp phép cho quá nhiều doanh nghiệp như vậy. Có những doanh nghiệp cả năm chỉ đưa đi được chưa đến 100 lao động, không có chuyên môn, hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực không liên quan mà vẫn được phép tồn tại?
Trả lời câu hỏi này, người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, doanh nghiệp hiện nay hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và chưa vi phạm pháp luật thì không thể thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Trong luật cũng không hề quy định doanh nghiệp đưa được bao nhiêu lao động/năm thì không đạt yêu cầu.
Cũng tại phiên họp, những vấn đề như chi phí xuất khẩu lao động bất hợp pháp, quản lý và giải quyết thế nào; thực tế làm việc không như hợp đồng đã ký thì trách nhiệm của lao động đến đâu; hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp; không trực tiếp tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp gây thiệt hại cho người lao động…cũng được nhiều ý kiến đề cập và lo ngại.
Tuy nhiên, theo ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban Dân nguyện, rất khó để quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Mặc dù sau khi có luật, có công cụ pháp lý để ràng buộc trách nhiệm hơn nhưng nhìn chung hiện nay, những sai phạm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn chưa được xử lý một cách triệt để.