“Hãy ưu tiên vốn nước ngoài vào hạ tầng du lịch”
Làm thế nào để không xảy ra tình trạng nhà đầu tư nước ngoài "hớt váng chính sách"
“Để dòng vốn nước ngoài gắn bó bền vững và thúc đẩy kinh tế, chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn đến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng du lịch”.
Đó là quan điểm của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC xung quanh câu chuyện: làm thế nào để Việt Nam có thể thu hút đầu tư nước ngoài một cách bền vững, hiệu quả, thay vì để xảy ra tình trạng các nhà đầu tư “hớt váng chính sách” và rút lui khi không còn nhận được những ưu đãi từ Chính phủ.
Trò chuyện với báo giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 ngày 27/8, tổ chức tại quần thể FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort Thanh Hóa, ông Quyết nói:
- Tôi cho rằng, Việt Nam có quy mô dân số lớn, nên chắc chắn là thị trường mà nhiều tập đoàn quốc tế muốn hướng tới. Nhưng muốn giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cần khắc phục nhiều vấn đề mà các chuyên gia đã nhiều lần nói đến.
Riêng từ góc độ một nhà đầu tư bất động sản, tôi cho rằng, để dòng vốn nước ngoài gắn bó bền vững và thúc đẩy kinh tế, chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn đến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng du lịch.
Việt Nam có tiềm năng lớn về lĩnh vực này, nhưng đầu tư chưa xứng tầm và vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn quá ít, trong khi tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội lại khá lớn.
Giúp giải quyết hàng loạt bài toán
Tại sao lại là ưu tiên vào hạ tầng du lịch mà không phải là hạ tầng giao thông, công nghiệp..., thưa ông?
Là nước có bờ biển dài và đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di tích văn hóa, lịch sử, Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện để thu hút đầu tư du lịch.
Điều này cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng cơ cấu thu nhập kinh tế quốc dân. Trong khi đó, hạ tầng du lịch Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển.
Bên cạnh đó, với lĩnh vực này, nếu quản lý nhà nước tốt, thì thứ chúng ta nhận được sau khi có sự tham gia đầu tư của các đối tác nước ngoài sẽ là ngoại tệ, sự phát triển về hạ tầng du lịch, kéo theo đó là hạ tầng giao thông, trình độ nghiệp vụ của lao động và lượng khách du lịch quốc tế lớn do chính các nhà đầu tư thu hút…
Đó là những điều mà ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, chúng ta cũng không bị mất đi.
Du lịch là ngành công nghiệp không khói và phát triển được lĩnh vực này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước mà sẽ giúp giải quyết hàng loạt bài toán về lao động, xã hội.
Chẳng hạn, quần thể du lịch FLC Sầm Sơn khi đi vào hoạt động, phải sử dụng tới gần 2.000 lao động, chưa kể lượng lao động lớn được huy động suốt quá trình thi công dự án.
Ngoài ra, việc thu hút thành công khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam cũng chính là một tiền đề quan trọng hỗ trợ trở lại cho thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế nói chung, cũng như các lĩnh vực trong chuỗi giá trị phục vụ ngành du lịch, như vật liệu xây dựng, nội thất, điện, đường, đào tạo, nông nghiệp, hóa mỹ phẩm, đào tạo…
Tuy nhiên, hiện số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực hạ tầng du lịch của Việt Nam cũng như quy mô đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn.
Đà Nẵng là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản - du lịch rất tốt, nhưng tính lũy kế đến hết quý 1/2015, mới chỉ có trên 1 tỷ USD vốn ngoại vào lĩnh vực này.
Đất là số một
Ông có khuyến nghị gì để việc hút dòng vốn vào lĩnh vực này được hiệu quả hơn?
Trước hết, công tác quảng bá du lịch cần phải được làm tốt. Nhà đầu tư nước ngoài ít nhất phải biết đến và hiểu Việt Nam thì mới hy vọng họ sẽ đầu tư vào đây.
Nhưng sau đó là một số vấn đề mà theo tôi, cơ quan quản lý cần quan tâm giải quyết.
Trước tiên, quỹ đất phục vụ phát triển dự án du lịch phải đáp ứng yêu cầu về quy mô, vị trí, chi phí và thời gian hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng giao thông.
Nếu không giải quyết được vấn đề này, ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài chủ động muốn đầu tư vào Việt Nam, họ cũng sẽ rất ngần ngại.
Thứ hai là sự thuận lợi, nhanh gọn về các thủ tục hành chính, giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, từ đó tiết kiệm chi phí triển khai.
Thứ ba là chính sách thuế ưu đãi với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, phải có sự đồng bộ trong hỗ trợ chính sách về thu hút, đào tạo lao động có chất lượng và phối hợp các chính sách thu hút du lịch.
Đó là quan điểm của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC xung quanh câu chuyện: làm thế nào để Việt Nam có thể thu hút đầu tư nước ngoài một cách bền vững, hiệu quả, thay vì để xảy ra tình trạng các nhà đầu tư “hớt váng chính sách” và rút lui khi không còn nhận được những ưu đãi từ Chính phủ.
Trò chuyện với báo giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 ngày 27/8, tổ chức tại quần thể FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort Thanh Hóa, ông Quyết nói:
- Tôi cho rằng, Việt Nam có quy mô dân số lớn, nên chắc chắn là thị trường mà nhiều tập đoàn quốc tế muốn hướng tới. Nhưng muốn giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cần khắc phục nhiều vấn đề mà các chuyên gia đã nhiều lần nói đến.
Riêng từ góc độ một nhà đầu tư bất động sản, tôi cho rằng, để dòng vốn nước ngoài gắn bó bền vững và thúc đẩy kinh tế, chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn đến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng du lịch.
Việt Nam có tiềm năng lớn về lĩnh vực này, nhưng đầu tư chưa xứng tầm và vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn quá ít, trong khi tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội lại khá lớn.
Giúp giải quyết hàng loạt bài toán
Tại sao lại là ưu tiên vào hạ tầng du lịch mà không phải là hạ tầng giao thông, công nghiệp..., thưa ông?
Là nước có bờ biển dài và đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di tích văn hóa, lịch sử, Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện để thu hút đầu tư du lịch.
Điều này cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng cơ cấu thu nhập kinh tế quốc dân. Trong khi đó, hạ tầng du lịch Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển.
Bên cạnh đó, với lĩnh vực này, nếu quản lý nhà nước tốt, thì thứ chúng ta nhận được sau khi có sự tham gia đầu tư của các đối tác nước ngoài sẽ là ngoại tệ, sự phát triển về hạ tầng du lịch, kéo theo đó là hạ tầng giao thông, trình độ nghiệp vụ của lao động và lượng khách du lịch quốc tế lớn do chính các nhà đầu tư thu hút…
Đó là những điều mà ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, chúng ta cũng không bị mất đi.
Du lịch là ngành công nghiệp không khói và phát triển được lĩnh vực này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước mà sẽ giúp giải quyết hàng loạt bài toán về lao động, xã hội.
Chẳng hạn, quần thể du lịch FLC Sầm Sơn khi đi vào hoạt động, phải sử dụng tới gần 2.000 lao động, chưa kể lượng lao động lớn được huy động suốt quá trình thi công dự án.
Ngoài ra, việc thu hút thành công khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam cũng chính là một tiền đề quan trọng hỗ trợ trở lại cho thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế nói chung, cũng như các lĩnh vực trong chuỗi giá trị phục vụ ngành du lịch, như vật liệu xây dựng, nội thất, điện, đường, đào tạo, nông nghiệp, hóa mỹ phẩm, đào tạo…
Tuy nhiên, hiện số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực hạ tầng du lịch của Việt Nam cũng như quy mô đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn.
Đà Nẵng là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản - du lịch rất tốt, nhưng tính lũy kế đến hết quý 1/2015, mới chỉ có trên 1 tỷ USD vốn ngoại vào lĩnh vực này.
Đất là số một
Ông có khuyến nghị gì để việc hút dòng vốn vào lĩnh vực này được hiệu quả hơn?
Trước hết, công tác quảng bá du lịch cần phải được làm tốt. Nhà đầu tư nước ngoài ít nhất phải biết đến và hiểu Việt Nam thì mới hy vọng họ sẽ đầu tư vào đây.
Nhưng sau đó là một số vấn đề mà theo tôi, cơ quan quản lý cần quan tâm giải quyết.
Trước tiên, quỹ đất phục vụ phát triển dự án du lịch phải đáp ứng yêu cầu về quy mô, vị trí, chi phí và thời gian hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng giao thông.
Nếu không giải quyết được vấn đề này, ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài chủ động muốn đầu tư vào Việt Nam, họ cũng sẽ rất ngần ngại.
Thứ hai là sự thuận lợi, nhanh gọn về các thủ tục hành chính, giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, từ đó tiết kiệm chi phí triển khai.
Thứ ba là chính sách thuế ưu đãi với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, phải có sự đồng bộ trong hỗ trợ chính sách về thu hút, đào tạo lao động có chất lượng và phối hợp các chính sách thu hút du lịch.