Heineken muốn thâu tóm toàn bộ hãng sản xuất bia Tiger
Heineken lên kế hoạch chi 6 tỷ USD để thâu tóm toàn bộ hãng bia Asia Pacific Breweries (APB) với sản phẩm bia Tiger nổi tiếng
Heineken, nhà sản xuất bia lớn thứ ba lớn thế giới, đang lên kế hoạch chi 6 tỷ USD để thâu tóm toàn bộ hãng bia Asia Pacific Breweries (APB) của Singapore với sản phẩm bia Tiger nổi tiếng. Kế hoạch này có thể châm ngòi cho cuộc chiến giữa Heineken với công ty của một tỷ phú Thái Lan vốn cũng đang muốn tìm cách kiểm soát APB.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Heineiken - hãng hiện đang nắm 42% cổ phần APB - sẽ chi thêm 7,5 tỷ Đôla Singapore (tương đương 6 tỷ USD) để mua số cổ phần còn lại của APB, bao gồm cổ phần 40% trong tay hãng Fraser & Neave (F&N). Cũng trong tuần này, hãng đồ uống Thai Beverage nằm dưới quyền kiểm soát của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã chào mua 22% cổ phần trong F&N, trong khi công ty của con rể tỷ phú này đang mua 8,4% cổ phần của APB.
Đây sẽ là thương vụ lớn nhất của Heineken kể từ khi hãng này chào mua bộ phận sản xuất bia của Fomento Economico Mexicano (còn gọi là Femsa) - công ty đóng chai cho hãng Coca-Cola - với giá 7,4 tỷ USD vào năm 2010.
Heineken, hãng bia có nắm cổ phần trong APB từ năm 1931 tới nay, đang tìm cách ngăn không cho tỷ phú Thái Lan Charoen nắm cổ phần kiểm soát tại APB ở vào thời điểm mà các hãng bia ở các thị trường hấp dẫn đang trở thành đối tượng của các vụ thâu tóm.
“Trước đấy, Heineken khá thoải mái trong quan hệ đối tác với F&N, nhưng khi Thai Bev xuất hiện, thì tình thế đã thay đổi. Nếu Heineken không có phản ứng, thì dần dần, Thai Bev có thể tăng cổ phần trong F&N và thông qua đó, giành quyền kiểm soát thực sự ở APB”, ông Goh Han Peng, một nhà phân tích thuộc công ty DMB & Partners Securities ở Singapore, phát biểu.
Lời chào mua dự kiến của Heineken định giá cổ phiếu APB ở mức 50 Đôla Singapore/cổ phiếu, cao hơn 19% so với mức giá đóng cửa ngày hôm qua của cổ phiếu này là 42 Đôla Singapore/cổ phiếu. Hôm nay, cổ phiếu APB đã bị ngừng giao dịch trên sàn Singapore do thông báo của Heineken.
Các hãng bia lớn nhất thế giới đang đẩy nhanh hoạt động thâu tóm tại các thị trường mới nổi để gia tăng sự hiện diện ở các khu vực nơi tiêu thụ bia đang gia tăng với tốc độ cao. Tháng 6 vừa qua, hãng bia lớn nhất thế giới là Anheuser-Busch InBev đã nhất trí mua phần còn lại trong hãng bia Grupo Modelo của Mexico với giá 20,1 tỷ USD tiền mặt.
Giới phân tích cho rằng, APB sẽ hợp với Heineken hơn là hãng đồ uống Thai Bev của vị tỷ phú Thái Lan. Lời chào mua của Heineken định giá APB ở mức 13 tỷ Đôla Singapore.
Heineken hiện đang nỗ lực tăng cường thị phần ở các thị trường mới nổi thông qua các vụ thâu tóm tài sản ở Ấn Độ, Brazil và châu Phi trong mấy năm gần đây. “Chúng tôi rất muốn duy trì tiếp cận các thị trường này. Thị trường bia châu Á đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ”, phát ngôn viên John-Paul Schuirink của Heineken cho biết từ Hà Lan.
Về phần APB, ngoài thương hiệu bia Tiger ở Singapore, hãng này còn có quyền sản xuất các loại bia Bintang ở Indonesia, Anchor ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Sri Lanka, cũng như bia Heineken ở một số nước như Trung Quốc và New Zealand.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Heineiken - hãng hiện đang nắm 42% cổ phần APB - sẽ chi thêm 7,5 tỷ Đôla Singapore (tương đương 6 tỷ USD) để mua số cổ phần còn lại của APB, bao gồm cổ phần 40% trong tay hãng Fraser & Neave (F&N). Cũng trong tuần này, hãng đồ uống Thai Beverage nằm dưới quyền kiểm soát của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã chào mua 22% cổ phần trong F&N, trong khi công ty của con rể tỷ phú này đang mua 8,4% cổ phần của APB.
Đây sẽ là thương vụ lớn nhất của Heineken kể từ khi hãng này chào mua bộ phận sản xuất bia của Fomento Economico Mexicano (còn gọi là Femsa) - công ty đóng chai cho hãng Coca-Cola - với giá 7,4 tỷ USD vào năm 2010.
Heineken, hãng bia có nắm cổ phần trong APB từ năm 1931 tới nay, đang tìm cách ngăn không cho tỷ phú Thái Lan Charoen nắm cổ phần kiểm soát tại APB ở vào thời điểm mà các hãng bia ở các thị trường hấp dẫn đang trở thành đối tượng của các vụ thâu tóm.
“Trước đấy, Heineken khá thoải mái trong quan hệ đối tác với F&N, nhưng khi Thai Bev xuất hiện, thì tình thế đã thay đổi. Nếu Heineken không có phản ứng, thì dần dần, Thai Bev có thể tăng cổ phần trong F&N và thông qua đó, giành quyền kiểm soát thực sự ở APB”, ông Goh Han Peng, một nhà phân tích thuộc công ty DMB & Partners Securities ở Singapore, phát biểu.
Lời chào mua dự kiến của Heineken định giá cổ phiếu APB ở mức 50 Đôla Singapore/cổ phiếu, cao hơn 19% so với mức giá đóng cửa ngày hôm qua của cổ phiếu này là 42 Đôla Singapore/cổ phiếu. Hôm nay, cổ phiếu APB đã bị ngừng giao dịch trên sàn Singapore do thông báo của Heineken.
Các hãng bia lớn nhất thế giới đang đẩy nhanh hoạt động thâu tóm tại các thị trường mới nổi để gia tăng sự hiện diện ở các khu vực nơi tiêu thụ bia đang gia tăng với tốc độ cao. Tháng 6 vừa qua, hãng bia lớn nhất thế giới là Anheuser-Busch InBev đã nhất trí mua phần còn lại trong hãng bia Grupo Modelo của Mexico với giá 20,1 tỷ USD tiền mặt.
Giới phân tích cho rằng, APB sẽ hợp với Heineken hơn là hãng đồ uống Thai Bev của vị tỷ phú Thái Lan. Lời chào mua của Heineken định giá APB ở mức 13 tỷ Đôla Singapore.
Heineken hiện đang nỗ lực tăng cường thị phần ở các thị trường mới nổi thông qua các vụ thâu tóm tài sản ở Ấn Độ, Brazil và châu Phi trong mấy năm gần đây. “Chúng tôi rất muốn duy trì tiếp cận các thị trường này. Thị trường bia châu Á đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ”, phát ngôn viên John-Paul Schuirink của Heineken cho biết từ Hà Lan.
Về phần APB, ngoài thương hiệu bia Tiger ở Singapore, hãng này còn có quyền sản xuất các loại bia Bintang ở Indonesia, Anchor ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Sri Lanka, cũng như bia Heineken ở một số nước như Trung Quốc và New Zealand.