Hiểm họa khôn lường từ kem trộn không rõ nguồn gốc
Khi mới sử dụng, kem trộn trắng da có thể cho kết quả thấy rõ, nhưng sau đó, nó mang lại tác hại khôn lường cho người sử dụng. Có rất nhiều trường hợp phải hứng chịu nặng nề tác hại của kem trộn như viêm và phá hủy da.
Lướt trên mạng xã hội dễ dàng bắt gặp các quảng cáo kem trộn trắng da. Gõ trên thanh công cụ Google cụm từ " kem trộn trắng da", chưa đến một giây, hàng triệu kết quả với các tiêu đề như công thức kem trộn trắng da của thẩm mỹ viện, top 10 công thức kem trộn trắng da hiệu quả tại nhà; tự chế 3 loại kem trộn trắng da siêu nhanh, siêu an toàn sẽ hiện lên. Rất nhiều người tin vào những lời quảng cáo thần thánh nên đã phải trả một cái giá khá đắt, tiền mất tật mang.
Đẹp chưa thấy, hại nhãn tiềnChị Lê Phương Linh, ( Đống Đa, Hà Nội) cho biết, dùng nhiều mỹ phẩm ở ngoài, không rõ nguồn gốc nên bị kích ứng da và phải tìm đến bác sĩ chữa trị. Lan Anh sinh viên Học Tài Chính cho biết, thời gian trước chị có dùng kem trộn, mua qua mạng xã hội facebook, không rõ nguồn gốc, càng dùng nhiều càng nổi mụn, thậm chí thời tiết thay đổi cũng dễ bị kích ứng da, cảm thấy da như bị mỏng đi. Tin theo lời quảng cáo có cánh, với hi vọng hồi xuân cho làn da của mình, chị Nguyễn Thị Bích ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã mua một hũ kem trộn có giá khá đắt: "Thấy giao bán là tôi mua, không biết của hãng nào, kết quả bong chóc hết da mặt, hết sức lo ngại". Cũng giống như chị Bích, không biết kem có nguồn gốc ra sao, nhưng chị Nguyễn Thị Hà ở Bắc Ninh cũng quyết định mua về dùng chỉ vì tin vào những lời quảng cáo hoa mĩ. Kết quả da bị tổn thương sâu và hiện đang phải điều trị tích cực. Chị Hà chia sẻ: thời gian đầu da cải thiện tốt nhưng về sau càng dùng nhiều càng nổi mụn, rất dễ bị kích ứng, cảm thấy da mỏng đi, những mạch máu nổi lên. Một năm trước đây, lúc mới bị thì da bị mẩn đỏ nhiều, nổi những mụn bọc to, phải uống thuốc đông tây y kết hợp. Ghi nhận tại Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, BV ĐHYD, nhiều bệnh nhân đến đây khám trong tình trạng da mặt bị viêm nhiễm, hư hại và cho biết đã qua sử dụng các loại mỹ phẩm được rỉ tai, rao bán trên mạng, các loại kem trộn gắn mác "gia truyền", "nhà làm".Liên hệ với một chủ tài khoản facebook chuyên bán kem trộn có tên là Nguyên liệu kem trộn Sunny beauty và nhận được sự tư vấn về các loại kem, có loại tan và thấm nhanh, giá thành đắt hơn, có trộn sẵn hay người mua tự trộn. Người bán hàng cho biết, nhiều người đã bị dị ứng kem trộn, thường là da bị kích ứng và mỏng đi.Qua tìm hiểu một số thành phần kem trộn được làm từ một số cơ sở nhỏ lẻ ở Việt Nam, như bột Thanh Hiền sản xuất tại tỉnh Vĩnh Long, "xù" nhập từ Thái Lan, và một số thành phần khác nhập từ Trung Quốc. Với những loại kem trộn tự sáng chế công thức mà không được kiểm nghiệm rõ ràng như vậy thì liệu có đáng tin hay không?
Khuyến cáo của bác sĩKem trộn là một dạng mỹ phẩm khiến cộng đồng làm đẹp hoang mang vì thành phần cũng như tác hại với làn da. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, việc sử dụng kem làm trắng da nhanh sẽ đem lại rất nhiều tác dụng phụ.Thứ nhất, những kem lột da quá nhanh làm cho da dễ bị bỏng và sạm nám. Thứ hai, một số chất ở trong mỹ phẩm làm trắng da chứa chất làm teo da, giảm mạch máu trên da, làm sạm, nám tăng nguy cơ nhiễm trùng như mụn và nguy cơ ung thư da sau này.Trong kem trộn có nhiều thành phần, thành phần quan trọng nhất là coricoid, thủy ngân, với nồng độ cao, những chất này ức chế tế bào bảo vệ làn da.Các loại mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường hoàn toàn không mang lại hiệu quả như mong đợi mà ngược lại sẽ làm da khô, sần sùi hoặc tăng tiết dầu khiến tình trạng nám nặng nề hơn, thậm chí gây kích ứng, dị ứng da. Để điều trị nám da cũng như khắc phục các trường hợp biến chứng do người bệnh tự ý thoa các loại thuốc không rõ nguồn gốc, Ths. Bs Trần Ngọc Khánh Nam, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Khánh Nam cho biết, đây là bệnh lý cần phải điều trị lâu dài kết hợp với ý thức chăm sóc da của người bệnh thì mới mang lại hiệu quả rõ rệt. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp.