Hiến kế giảm giá sữa ngoại
Giá sữa nhập khẩu tại Việt Nam sẽ giảm đáng kể, nếu các tổng công ty thương mại Nhà nước tham gia vào mạng lưới phân phối
Giá sữa nhập khẩu tại Việt Nam sẽ giảm đáng kể, nếu các tổng công ty thương mại Nhà nước tham gia vào mạng lưới phân phối.
Đó là quan điểm của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội. Ông cho rằng, các tổng công ty thương mại Nhà nước cần đứng ra làm đầu mối nhập khẩu sữa về để phân phối cho các nhà bán lẻ.
"Khi đó giá nhập khẩu sữa, mức lợi nhuận cũng sẽ minh bạch hơn, có làm được như thế, giá sữa nhập khẩu bán tại Việt Nam mới có thể hạ xuống. Trên thực tế, đây còn là nhiệm vụ của các tổng công ty này”, ông Phú nói.
Trước đó, kết quả cuộc khảo sát về giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu của các hãng như Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, XO… tại nước ta với các nhãn sữa cùng loại được bày bán tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tiến hành mới đây đã cho thấy, so với mốt số nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, giá sữa nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung cao hơn từ 20-60%. Cá biệt có trường hợp còn cao hơn từ 100-150%.
Hiện nay, giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu cũng đang cao hơn so với giá sữa sản xuất trong nước từ 1,44 - 2,3 lần. Trong khi sữa bột sản xuất trong nước hoàn toàn dùng nguyên liệu nhập ngoại và sữa bột nguyên liệu trên thế giới gần đây liên tục giảm.
Hiện tại, tuy sữa đã được bổ sung vào một trong 15 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, nhưng theo quy định hiện hành, Nhà nước chỉ có thể thực hiện quyền điều chỉnh giá bán mặt hàng trên khi thị trường trong nước có đột biến, giá tăng hoặc giảm bất thường. Mức giá điều chỉnh cũng phải căn cứ vào mức tăng, giảm của thị trường trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục và phải tăng, giảm khoảng 20%. Điều này làm vai trò điều tiết thị trường sữa của Nhà nước bị hạn chế khá nhiều.
Về vai trò của các siêu thị, ông Phú cho rằng trên thực tế, các siêu thị cũng không thể quyết định được giá sữa do hầu hết các siêu thị ở nước ta hiện nay là các siêu thị nhỏ, vốn ít, hàng hoá chủ yếu vẫn là ký gửi, nên chưa thể đảm nhiệm được vai trò bình ổn giá.
Thêm vào đó, “không chỉ với mặt hàng sữa mà còn với nhiều mặt hàng khác, người tiêu dùng nước ta vẫn đang phải chấp nhận mức giá cao do bản thân các siêu thị chưa có sự liên kết để tìm kiếm nguồn hàng cũng như ký những hợp đồng giá trị lớn để được hưởng mức giá ưu đãi”, ông Phú nhìn nhận.
Đó là quan điểm của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội. Ông cho rằng, các tổng công ty thương mại Nhà nước cần đứng ra làm đầu mối nhập khẩu sữa về để phân phối cho các nhà bán lẻ.
"Khi đó giá nhập khẩu sữa, mức lợi nhuận cũng sẽ minh bạch hơn, có làm được như thế, giá sữa nhập khẩu bán tại Việt Nam mới có thể hạ xuống. Trên thực tế, đây còn là nhiệm vụ của các tổng công ty này”, ông Phú nói.
Trước đó, kết quả cuộc khảo sát về giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu của các hãng như Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, XO… tại nước ta với các nhãn sữa cùng loại được bày bán tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tiến hành mới đây đã cho thấy, so với mốt số nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, giá sữa nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung cao hơn từ 20-60%. Cá biệt có trường hợp còn cao hơn từ 100-150%.
Hiện nay, giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu cũng đang cao hơn so với giá sữa sản xuất trong nước từ 1,44 - 2,3 lần. Trong khi sữa bột sản xuất trong nước hoàn toàn dùng nguyên liệu nhập ngoại và sữa bột nguyên liệu trên thế giới gần đây liên tục giảm.
Hiện tại, tuy sữa đã được bổ sung vào một trong 15 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, nhưng theo quy định hiện hành, Nhà nước chỉ có thể thực hiện quyền điều chỉnh giá bán mặt hàng trên khi thị trường trong nước có đột biến, giá tăng hoặc giảm bất thường. Mức giá điều chỉnh cũng phải căn cứ vào mức tăng, giảm của thị trường trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục và phải tăng, giảm khoảng 20%. Điều này làm vai trò điều tiết thị trường sữa của Nhà nước bị hạn chế khá nhiều.
Về vai trò của các siêu thị, ông Phú cho rằng trên thực tế, các siêu thị cũng không thể quyết định được giá sữa do hầu hết các siêu thị ở nước ta hiện nay là các siêu thị nhỏ, vốn ít, hàng hoá chủ yếu vẫn là ký gửi, nên chưa thể đảm nhiệm được vai trò bình ổn giá.
Thêm vào đó, “không chỉ với mặt hàng sữa mà còn với nhiều mặt hàng khác, người tiêu dùng nước ta vẫn đang phải chấp nhận mức giá cao do bản thân các siêu thị chưa có sự liên kết để tìm kiếm nguồn hàng cũng như ký những hợp đồng giá trị lớn để được hưởng mức giá ưu đãi”, ông Phú nhìn nhận.