“Hiến pháp cần thể hiện trách nhiệm của Đảng trước dân”
Đại biểu Quốc hội góp ý sửa điều 4 tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Cần xác lập trách nhiệm của Đảng trong việc trả lời chất vấn trước Quốc hội về quá trình thực hiện sự lãnh đạo của mình, là quan điểm của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong hai ngày 13 và 14/3 vừa qua.
Cũng như nhiều vị đại biểu khác, phát biểu của ông Cương về hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng vẫn còn không ít băn khoăn, dù việc sửa đổi điều 4 theo ông đã “hết sức tiến bộ”.
“Việc ghi nhận trong điều 4 của Hiến pháp cũng là sự nhắc nhở đối với Đảng, bởi vì tổ chức đảng nào cũng có những yếu kém khuyết điểm và có những giai đoạn thế này thế khác”, đại biểu Cương nhấn mạnh.
Những vấn đề đặt ra ở điều 4, vẫn theo ông Cương là để giám sát việc xây dựng Đảng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải tôn trọng Quốc hội. Vị đại biểu này cũng cho rằng Hiến pháp sửa đổi cần xác lập trách nhiệm của Đảng trong việc trả lời chất vấn trước Quốc hội về quá trình thực hiện sự lãnh đạo của mình.
“Khi đã xác lập sự lãnh đạo của Đảng thì Đảng phải trả lời những gì nhân dân thắc mắc về những chủ trương, chính sách lớn, cũng như việc phân công, bố trí cán bộ thuộc thẩm quyền”, ông Cương nói.
Theo ông, đây là vấn đề hết sức cần thiết, bởi hiện tại ngay trong việc xây dựng pháp luật - một chức năng rất quan trọng của Quốc hội - thì những vấn đề lớn quan trọng của đất nước đều phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tuy nhiên, đại biểu Cương cũng tâm tư rằng với tính chất Quốc hội kiêm nhiệm chủ yếu như hiện nay, cùng với việc phân quyền chưa rõ ràng thì cũng khó thực hiện việc chất vấn về trách nhiệm của Đảng trước Quốc hội. Nhưng “điều đó cũng không có nghĩa là không thực hiện được”.
Cũng bàn về điều 4, đại biểu Phùng Văn Hùng phản ánh điều mà theo ông nhiều cử tri băn khoăn là cơ chế nào, phương thức nào cho sự lãnh đạo của Đảng cần phải được thể chế hóa trong luật và đặc biệt trong bản Hiến pháp.
“Từ trước đến nay ta chỉ ghi trong cương lĩnh nhưng tôi cho là đến giai đoạn này người dân mong đợi cần phải cụ thể hóa, thể chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng trong bản Hiến pháp này. Nếu chúng ta làm được việc này thì không những chúng ta khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng đồng thời chúng ta cũng ràng buộc trách nhiệm với những Đảng viên cao cấp giữ những vị trí trọng trách phải thực hiện đúng pháp luật”, ông Hùng nói tiếp.
Nhắc lại câu hỏi được nêu tại nhiều phát biểu trước là nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với Đảng như thế nào, đại biểu Hùng cho rằng cơ chế để người dân thực hiện được quyền giám sát này cần được ghi vào bản Hiến pháp để thể hiện trách nhiệm của Đảng trước dân, đồng thời người dân cũng có quyền đòi hỏi Đảng.
Từ tình hình xây dựng Đảng hiện nay, theo đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa), nếu hoạt động của Đảng không được đảm bảo bằng các quy định của pháp luật thì việc chống suy thoái, việc đảm bảo xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh sẽ rất khó khăn.
Sau nhấn mạnh “đây là một vấn đề hết sức hệ trọng”, ông Nam đề nghị cần phải bổ sung “Đảng thực hiện việc lãnh đạo và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Theo ông, từ Tổng bí thư đến bí thư các cấp ủy phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật, kể cả lúc đương chức và về hưu.
Cũng như nhiều vị đại biểu khác, phát biểu của ông Cương về hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng vẫn còn không ít băn khoăn, dù việc sửa đổi điều 4 theo ông đã “hết sức tiến bộ”.
“Việc ghi nhận trong điều 4 của Hiến pháp cũng là sự nhắc nhở đối với Đảng, bởi vì tổ chức đảng nào cũng có những yếu kém khuyết điểm và có những giai đoạn thế này thế khác”, đại biểu Cương nhấn mạnh.
Những vấn đề đặt ra ở điều 4, vẫn theo ông Cương là để giám sát việc xây dựng Đảng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải tôn trọng Quốc hội. Vị đại biểu này cũng cho rằng Hiến pháp sửa đổi cần xác lập trách nhiệm của Đảng trong việc trả lời chất vấn trước Quốc hội về quá trình thực hiện sự lãnh đạo của mình.
“Khi đã xác lập sự lãnh đạo của Đảng thì Đảng phải trả lời những gì nhân dân thắc mắc về những chủ trương, chính sách lớn, cũng như việc phân công, bố trí cán bộ thuộc thẩm quyền”, ông Cương nói.
Theo ông, đây là vấn đề hết sức cần thiết, bởi hiện tại ngay trong việc xây dựng pháp luật - một chức năng rất quan trọng của Quốc hội - thì những vấn đề lớn quan trọng của đất nước đều phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tuy nhiên, đại biểu Cương cũng tâm tư rằng với tính chất Quốc hội kiêm nhiệm chủ yếu như hiện nay, cùng với việc phân quyền chưa rõ ràng thì cũng khó thực hiện việc chất vấn về trách nhiệm của Đảng trước Quốc hội. Nhưng “điều đó cũng không có nghĩa là không thực hiện được”.
Cũng bàn về điều 4, đại biểu Phùng Văn Hùng phản ánh điều mà theo ông nhiều cử tri băn khoăn là cơ chế nào, phương thức nào cho sự lãnh đạo của Đảng cần phải được thể chế hóa trong luật và đặc biệt trong bản Hiến pháp.
“Từ trước đến nay ta chỉ ghi trong cương lĩnh nhưng tôi cho là đến giai đoạn này người dân mong đợi cần phải cụ thể hóa, thể chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng trong bản Hiến pháp này. Nếu chúng ta làm được việc này thì không những chúng ta khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng đồng thời chúng ta cũng ràng buộc trách nhiệm với những Đảng viên cao cấp giữ những vị trí trọng trách phải thực hiện đúng pháp luật”, ông Hùng nói tiếp.
Nhắc lại câu hỏi được nêu tại nhiều phát biểu trước là nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với Đảng như thế nào, đại biểu Hùng cho rằng cơ chế để người dân thực hiện được quyền giám sát này cần được ghi vào bản Hiến pháp để thể hiện trách nhiệm của Đảng trước dân, đồng thời người dân cũng có quyền đòi hỏi Đảng.
Từ tình hình xây dựng Đảng hiện nay, theo đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa), nếu hoạt động của Đảng không được đảm bảo bằng các quy định của pháp luật thì việc chống suy thoái, việc đảm bảo xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh sẽ rất khó khăn.
Sau nhấn mạnh “đây là một vấn đề hết sức hệ trọng”, ông Nam đề nghị cần phải bổ sung “Đảng thực hiện việc lãnh đạo và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Theo ông, từ Tổng bí thư đến bí thư các cấp ủy phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật, kể cả lúc đương chức và về hưu.