16:58 28/04/2011

HNX đưa cổ phiếu HNM vào diện bị cảnh báo

Hà Anh

HNX chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (mã HNM vào diện cảnh báo kể từ ngày 25/4/2011

Do các hệ lụy từ cơn bão Melameane từ cuối năm 2008 nên thương hiệu của HNM vẫn tiếp tục bị suy giảm.
Do các hệ lụy từ cơn bão Melameane từ cuối năm 2008 nên thương hiệu của HNM vẫn tiếp tục bị suy giảm.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo căn cứ Điểm 1.c Điều 12 Quy chế Niêm yết chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 324/QĐ-SGDHN ngày 4/6/2010 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (mã HNM-HNX) vào diện cảnh báo kể từ ngày 25/4/2011 do lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2010 của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội đạt lợi nhuận âm (21.813.002.431 đồng).

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi Công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.

Trước đó, HNM vừa có văn bản gửi HNX về việc kết thúc năm 2010, doanh thu bán hàng của Hanoimilk đạt 340,58 tỷ đồng tăng 18,99 % so với năm 2009, tuy nhiên công ty bị thua lỗ 15,55 tỷ đồng. Riêng trong quý 4/2010, doanh thu bán hàng đạt 98,2 tỷ tăng 39,7% so với cùng kỳ năm trước, nhưng công ty vẫn bị lỗ 15,8 tỷ là do năm 2010, giá các nguyên vật liệu và vật tư đầu vào tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009, trong đó sữa tăng 40%, bơ tăng 99%, trong khi đó giá bán hàng hóa của công ty chỉ tăng lên được không quá 10% dẫn đến tỷ trọng chi phí giá vốn hàng hóa trên doanh thu tăng nhiều so với năm 2009 (Năm 2009, tỷ trọng này chỉ là 70,6%, trong khi đó năm 2010 tỷ trọng này là 79.4%, riêng quý 4/2010 là 86,7%).

Do các hệ lụy từ cơn bão Melameane từ cuối năm 2008 nên thương hiệu của công ty vẫn tiếp tục bị suy giảm, việc bán hàng gặp rất nhiều khó khăn, do đó Công ty phải đầu tư phát triển các sản phẩm mới và chí phí quảng bá khôi phục thương hiệu, đồng thời Công ty phải chấp nhận chi phí khuyến mại, chi phí bán hàng cao hơn so với năm 2009 để có thể bán được hàng. Một nguyên nhân nữa làm cho chí phí Marketing và chí phí bán hàng năm 2010 tăng nhiều so với năm 2009 là do năm 2010, Công ty đầu tư để phát triển thị trường miền nam nên chí phí bán hàng tăng và lương cho nhân viên bán hàng tăng lên 1,17 lần so với năm 2009 (Tổng chi phí phí Marketing và bán hàng năm 2009 chỉ chiếm tỷ trọng 14,86% trên Doanh thu, trong khi đó, Tổng chí phí Maketing và bán hàng năm 2010 chiếm tỷ trọng 16% trên Doanh thu).

Trong báo cáo Tài chính kết thức vào 31/12/2010, Công ty đã đưa vào các khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi từ năm 2008 để lại, cụ thể như trích lập dự phòng khoản nợ của Công ty Cổ phần Bao bì Đức Tấn Sài gòn 500 triệu đồng và trích lập dự phòng khoản nợ của Công ty Cổ phần Thương mại Hà Ninh là 407 triệu đồng.

Ngày 28/5, công ty sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ X tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.