Hơn 100 nhà kinh tế Đông Nam Á hội tụ tại Hà Nội
Hội nghị Liên đoàn Các hội kinh tế học Đông Nam Á (FAEA) diễn ra trong hai ngày 20-21/11/2015
Hàng năm, các nhà kinh tế trong Liên đoàn Các hội kinh tế học Đông Nam Á (FAEA) đều tiến hành hội thảo luân phiên ở các nước với các chủ đề khác nhau.
Việt Nam đã hai lần đăng cai hội nghị FAEA-27 (2002) và FAEA-33 (2008), và năm nay là FAEA-40 (2015).
Diễn ra tại Hà Nội, FAEA-40 có chủ đề “Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ đầu mới thành lập”, diễn ra trong hai ngày 20-21/11/2015, quy tụ hơn 100 nhà kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực, tập trung vào các vấn đề đáng chú ý trước thềm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay.
Tại đây, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, sẽ có bài phát biểu về các vấn đề kinh tế lớn của khu vực và toàn cầu.
Các đại biểu cũng sẽ được nghe thuyết trình về các vấn đề hội nhập khu vực của ông Trần Đức Minh, Phó tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký ASEAN.
Với ít nhất 6 báo cáo, đoàn đại biểu Indonesia sẽ cung cấp cho các đại biểu bức tranh kinh tế và tài chính chung của khu vực và Indonesia trong những năm tới về phát triển kinh tế, tài chính, đáp ứng nhu cầu logistic và năng lượng.
Một quốc gia ít dân số nhất khu vực là Brunei Darusalam cũng gửi đến hội nghị ba báo cáo. Vấn đề phát triển nguồn lực con người đặc biệt được Brunei chú ý, do dân số nước này quá ít, gây khó khăn cho phát triển, dù nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ rất dồi dào.
Các đại biểu Philippines mang tới hội nghị báo cáo về tiềm năng đang mở ra trong hiệp định thương mại tự do (FTA) với phát triển phụ tùng công nghiệp điện tử và ôtô, một vấn đề đang “đau đầu” của nhiều nhà tư vấn chính sách của Việt Nam.
Đoàn Malaysia mang đến hội nghị nhiều ý kiến thảo luận thú vị, đặc biệt là về nguồn vốn con người, trong điều kiện có tự do di chuyển nguồn lực.
Đoàn Thái Lan có bài phân tích về thương mại trong điều kiện FTA, cũng như mối quan hệ tăng trưởng và phúc lợi xã hội.
Lào tuy chưa chính thức là thành viên của FAEA nhưng cũng tham gia tham luận về mối tương quan của nông nghiệp Lào và Thái Lan.
Các nhà kinh tế Việt Nam với hơn 10 báo cáo cũng đóng góp nhiều khía cạnh từ các vấn đề mang tính hệ thống, chung nhất đến các khía cạnh cụ thể hơn về tăng cường liên kết ngoại thương, đầu tư, hoặc các lĩnh vực khác như nông lâm nghiệp.
Thời báo kinh tế Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và phiên bản tiếng Anh Vietnam Economic Times (VET) và mô hình Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) cũng sẽ được quảng bá trong dịp này.
Việt Nam đã hai lần đăng cai hội nghị FAEA-27 (2002) và FAEA-33 (2008), và năm nay là FAEA-40 (2015).
Diễn ra tại Hà Nội, FAEA-40 có chủ đề “Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ đầu mới thành lập”, diễn ra trong hai ngày 20-21/11/2015, quy tụ hơn 100 nhà kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực, tập trung vào các vấn đề đáng chú ý trước thềm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay.
Tại đây, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, sẽ có bài phát biểu về các vấn đề kinh tế lớn của khu vực và toàn cầu.
Các đại biểu cũng sẽ được nghe thuyết trình về các vấn đề hội nhập khu vực của ông Trần Đức Minh, Phó tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký ASEAN.
Với ít nhất 6 báo cáo, đoàn đại biểu Indonesia sẽ cung cấp cho các đại biểu bức tranh kinh tế và tài chính chung của khu vực và Indonesia trong những năm tới về phát triển kinh tế, tài chính, đáp ứng nhu cầu logistic và năng lượng.
Một quốc gia ít dân số nhất khu vực là Brunei Darusalam cũng gửi đến hội nghị ba báo cáo. Vấn đề phát triển nguồn lực con người đặc biệt được Brunei chú ý, do dân số nước này quá ít, gây khó khăn cho phát triển, dù nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ rất dồi dào.
Các đại biểu Philippines mang tới hội nghị báo cáo về tiềm năng đang mở ra trong hiệp định thương mại tự do (FTA) với phát triển phụ tùng công nghiệp điện tử và ôtô, một vấn đề đang “đau đầu” của nhiều nhà tư vấn chính sách của Việt Nam.
Đoàn Malaysia mang đến hội nghị nhiều ý kiến thảo luận thú vị, đặc biệt là về nguồn vốn con người, trong điều kiện có tự do di chuyển nguồn lực.
Đoàn Thái Lan có bài phân tích về thương mại trong điều kiện FTA, cũng như mối quan hệ tăng trưởng và phúc lợi xã hội.
Lào tuy chưa chính thức là thành viên của FAEA nhưng cũng tham gia tham luận về mối tương quan của nông nghiệp Lào và Thái Lan.
Các nhà kinh tế Việt Nam với hơn 10 báo cáo cũng đóng góp nhiều khía cạnh từ các vấn đề mang tính hệ thống, chung nhất đến các khía cạnh cụ thể hơn về tăng cường liên kết ngoại thương, đầu tư, hoặc các lĩnh vực khác như nông lâm nghiệp.
Thời báo kinh tế Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và phiên bản tiếng Anh Vietnam Economic Times (VET) và mô hình Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) cũng sẽ được quảng bá trong dịp này.