Hồng Kông biểu tình lớn nhất từ khi về Trung Quốc
Một số người biểu tình còn cùng nhau hát bài hát trong bộ phim âm nhạc "Những người khốn khổ"
Hôm nay (1/7), hàng nghìn người tay cầm băng rôn, miệng hô khẩu hiệu đã xuống đường biểu tình ở Hồng Kông. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi đặc khu này trở về Trung Quốc năm 1997.
Theo AFP, cuộc biểu tình được lên kế hoạch sau khi có gần 800.000 người tham gia cuộc trưng cầu dân ý không chính thức đề xuất tiến hành bầu cử lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017 theo tiêu chuẩn dân chủ quốc tế. Cuộc trưng cầu bị Bắc Kinh cho là "bất hợp pháp và vô giá trị", bất chấp số người tham dự cao bất ngờ.
Trung Quốc cho phép người dân Hồng Kông tiếp tục bỏ phiếu bầu lãnh đạo của họ trong cuộc bầu cử năm 2017. Tuy nhiên, Trung Quốc yêu cầu ứng viên cho chức lãnh đạo Hồng Kông phải do một ủy ban gồm những thành phần thân Bắc Kinh chọn ra, và bác bỏ khả năng cho phép người dân Hồng Kông tự chọn ứng viên.
AFP cho biết, công viên Victoria của Hồng Kông, điểm khởi đầu cho cuộc tuần hành, hôm nay đã trở thành một "biển những chiếc ô" cũng như những tấm băng rôn với các khẩu hiệu đòi dân chủ. Một số người biểu tình còn cùng nhau hát một bài hát trong bộ phim âm nhạc "Những người khốn khổ" bằng tiếng Quảng Đông.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh người dân Hồng Kông đang lo lắng trước việc ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đặc khu kinh tế này ngày càng tăng. Các nhà tổ chức dự kiến có hơn nửa triệu người tham gia vào cuộc biểu tình.
Hồng Kông được Anh trả lại cho Trung Quốc vào 1/7/1997, với thỏa thuận Hồng Kông được hưởng quy chế "một nước, hai chế độ". Thỏa thuận này cũng cho phép người dân Hồng Kông được quyền tự do ngôn luận và quyền được tổ chức biểu tình. Tuy nhiên, nhiều người Hồng Kông lo ngại sự tự do đang dần "bị xói mòn".
Trên thực tế, hồi tháng 6, Bắc Kinh đã cho công bố “sách trắng” gây tranh cãi về tương lai của Hồng Kông, khẳng định Chính phủ Trung Quốc có toàn quyền với đặc khu kinh tế này. "Niềm tin của người dân giảm xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2003", ông Johnson Yeung, một trong những nhà tổ chức biểu tình, cho hay.
Kết quả điều tra dư luận được Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc trường Đại học Hồng Kông công bố hôm 30/6 cho thấy, xu hướng nghi ngờ Bắc Kinh đang tăng lên. Gần 44% trong số 800 cư dân Hồng Kông tham gia nói là họ không còn tin vào chính quyền Trung Quốc, tăng 5 điểm phần trăm so với tháng 5.
Theo AFP, cuộc biểu tình được lên kế hoạch sau khi có gần 800.000 người tham gia cuộc trưng cầu dân ý không chính thức đề xuất tiến hành bầu cử lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017 theo tiêu chuẩn dân chủ quốc tế. Cuộc trưng cầu bị Bắc Kinh cho là "bất hợp pháp và vô giá trị", bất chấp số người tham dự cao bất ngờ.
Trung Quốc cho phép người dân Hồng Kông tiếp tục bỏ phiếu bầu lãnh đạo của họ trong cuộc bầu cử năm 2017. Tuy nhiên, Trung Quốc yêu cầu ứng viên cho chức lãnh đạo Hồng Kông phải do một ủy ban gồm những thành phần thân Bắc Kinh chọn ra, và bác bỏ khả năng cho phép người dân Hồng Kông tự chọn ứng viên.
AFP cho biết, công viên Victoria của Hồng Kông, điểm khởi đầu cho cuộc tuần hành, hôm nay đã trở thành một "biển những chiếc ô" cũng như những tấm băng rôn với các khẩu hiệu đòi dân chủ. Một số người biểu tình còn cùng nhau hát một bài hát trong bộ phim âm nhạc "Những người khốn khổ" bằng tiếng Quảng Đông.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh người dân Hồng Kông đang lo lắng trước việc ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đặc khu kinh tế này ngày càng tăng. Các nhà tổ chức dự kiến có hơn nửa triệu người tham gia vào cuộc biểu tình.
Hồng Kông được Anh trả lại cho Trung Quốc vào 1/7/1997, với thỏa thuận Hồng Kông được hưởng quy chế "một nước, hai chế độ". Thỏa thuận này cũng cho phép người dân Hồng Kông được quyền tự do ngôn luận và quyền được tổ chức biểu tình. Tuy nhiên, nhiều người Hồng Kông lo ngại sự tự do đang dần "bị xói mòn".
Trên thực tế, hồi tháng 6, Bắc Kinh đã cho công bố “sách trắng” gây tranh cãi về tương lai của Hồng Kông, khẳng định Chính phủ Trung Quốc có toàn quyền với đặc khu kinh tế này. "Niềm tin của người dân giảm xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2003", ông Johnson Yeung, một trong những nhà tổ chức biểu tình, cho hay.
Kết quả điều tra dư luận được Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc trường Đại học Hồng Kông công bố hôm 30/6 cho thấy, xu hướng nghi ngờ Bắc Kinh đang tăng lên. Gần 44% trong số 800 cư dân Hồng Kông tham gia nói là họ không còn tin vào chính quyền Trung Quốc, tăng 5 điểm phần trăm so với tháng 5.