Hồng Kông sắp giao dịch vàng quốc tế bằng đồng Nhân dân tệ
Một sàn vàng Hồng Kông lên kế hoạch tung ra hợp đồng giao dịch vàng quốc tế đầu tiên thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ
Sàn Giao dịch vàng và bạc Trung Quốc (Chinese Gold & Silver Exchange) của Hồng Kông vừa lên kế hoạch tung ra hợp đồng giao dịch vàng quốc tế đầu tiên thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ vào đầu năm 2011.
Tờ Financial Times cho biết, loại sản phẩm đầu tư vàng mới này ra đời trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng tiền của mình, còn ngành kim loại quý Hồng Kông thì nắm bắt cơ hội từ nhu cầu đầu tư vàng bùng nổ tại thị trường đại lục.
Ông Haywood Cheung, Chủ tịch Chinese Gold and Silver Exchange, cho tờ Financial Times hay, loại hợp đồng vàng mới nói trên có thể tăng khối lượng giao dịch trên sàn này thêm 20%. Mỗi ngày, trên sàn này hiện có 3-4 triệu ounce vàng được các nhà đầu tư chuyển nhượng, đạt giá trị khoảng 5 tỷ USD, tất cả được thanh toán bằng Đôla Hồng Kông.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, loại hợp đồng vàng thanh toán bằng Nhân dân tệ sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Sàn Vàng Thượng Hải đã có loại hợp đồng giao dịch vàng thanh toán bằng Nhân dân tệ chỉ dành riêng cho người Trung Quốc. Bên cạnh đó, với việc Bắc Kinh đẩy mạnh tự do hóa thị trường vàng trong nước, sức hấp dẫn của thị trường vàng Hồng Kông cũng ít nhiều giảm xuống.
Khối lượng giao dịch của hợp đồng vàng mới sẽ phụ thuộc nhiều vào lượng vốn Nhân dân tệ chảy ra khỏi Trung quốc đại lục và tích lũy trong tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài.
Lượng tiền gửi bằng Nhân dân tệ tại Hồng Kông trong tháng 10 vừa qua đã tăng 45% so với tháng trước, đạt mức kỷ lục 217 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 32,5 tỷ USD. Sự gia tăng mạnh mẽ này trong khối lượng tiền gửi Nhân dân tệ tại Hồng Kông là do các công ty Hồng Kông nhận thanh toán bằng Nhân dân tệ thông qua các giao dịch thương mại với đối tác ở đại lục.
Tháng 7 vừa qua, các nhà chức trách Trung Quốc đã nới lỏng hàng loạt những quy định trước đó được đặt ra nhằm hạn chế dòng vốn Nhân dân tệ tại Hồng Kông. Từ đó, nhiều công ty, bao gồm cả các công ty nước ngoài như Caterpillar và McDonald’s đã phát hành trái phiếu Nhân dân tệ tại Hồng Kông, các ngân hàng và quỹ quản lý tài sản cũng đưa ra những công cụ đầu tư bằng Nhân dân tệ.
Trước đây, Hồng Kông được xem là cửa ngõ chủ chốt cho vàng ra vào Trung Quốc đại lục - quốc gia sản xuất vàng lớn thứ nhất thế giới và tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng, cùng với việc Trung Quốc mở rộng cửa hơn nữa thị trường vàng nội địa, vàng đã chảy trực tiếp vào thị trường này mà không cần phải đi qua Hồng Kông.
Mới đây, Trung Quốc đã tiết lộ lượng vàng nhập khẩu vào nước này trong năm nay. Theo đó, trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập 209 tấn vàng, tăng gấp gần 5 lần so với mức 45 tấn trong năm 2009. Giới phân tích ước tính, Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 600 tấn vàng trong năm nay, chỉ đứng sau mức dự báo 610 tấn dành cho Ấn Độ.
Chinese Gold & Silver Exchange không phải là đối tượng duy nhất muốn tranh thủ cơ hội từ nhu cầu vàng gia tăng của Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông vào năm ngoái đã xây dựng một hầm chứa vàng có mức độ an ninh cao, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cất trữ vàng ở đây. Một công ty có tên Hong Kong Mercantile Exchange cũng đang chuẩn bị tung ra sản phẩm giao dịch vàng giao sau.
Được thành lập vào năm 1910, Chinese Gold & Silver Exchange là sàn giao dịch kim loại quý duy nhất ở Hồng Kông giao dịch vàng giao ngay. Vào năm 2008, sàn này đã đưa giao dịch điện tử vào hoạt động, nhưng vẫn duy trì giao dịch tại sàn cho 171 thành viên.
Tờ Financial Times cho biết, loại sản phẩm đầu tư vàng mới này ra đời trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng tiền của mình, còn ngành kim loại quý Hồng Kông thì nắm bắt cơ hội từ nhu cầu đầu tư vàng bùng nổ tại thị trường đại lục.
Ông Haywood Cheung, Chủ tịch Chinese Gold and Silver Exchange, cho tờ Financial Times hay, loại hợp đồng vàng mới nói trên có thể tăng khối lượng giao dịch trên sàn này thêm 20%. Mỗi ngày, trên sàn này hiện có 3-4 triệu ounce vàng được các nhà đầu tư chuyển nhượng, đạt giá trị khoảng 5 tỷ USD, tất cả được thanh toán bằng Đôla Hồng Kông.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, loại hợp đồng vàng thanh toán bằng Nhân dân tệ sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Sàn Vàng Thượng Hải đã có loại hợp đồng giao dịch vàng thanh toán bằng Nhân dân tệ chỉ dành riêng cho người Trung Quốc. Bên cạnh đó, với việc Bắc Kinh đẩy mạnh tự do hóa thị trường vàng trong nước, sức hấp dẫn của thị trường vàng Hồng Kông cũng ít nhiều giảm xuống.
Khối lượng giao dịch của hợp đồng vàng mới sẽ phụ thuộc nhiều vào lượng vốn Nhân dân tệ chảy ra khỏi Trung quốc đại lục và tích lũy trong tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài.
Lượng tiền gửi bằng Nhân dân tệ tại Hồng Kông trong tháng 10 vừa qua đã tăng 45% so với tháng trước, đạt mức kỷ lục 217 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 32,5 tỷ USD. Sự gia tăng mạnh mẽ này trong khối lượng tiền gửi Nhân dân tệ tại Hồng Kông là do các công ty Hồng Kông nhận thanh toán bằng Nhân dân tệ thông qua các giao dịch thương mại với đối tác ở đại lục.
Tháng 7 vừa qua, các nhà chức trách Trung Quốc đã nới lỏng hàng loạt những quy định trước đó được đặt ra nhằm hạn chế dòng vốn Nhân dân tệ tại Hồng Kông. Từ đó, nhiều công ty, bao gồm cả các công ty nước ngoài như Caterpillar và McDonald’s đã phát hành trái phiếu Nhân dân tệ tại Hồng Kông, các ngân hàng và quỹ quản lý tài sản cũng đưa ra những công cụ đầu tư bằng Nhân dân tệ.
Trước đây, Hồng Kông được xem là cửa ngõ chủ chốt cho vàng ra vào Trung Quốc đại lục - quốc gia sản xuất vàng lớn thứ nhất thế giới và tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng, cùng với việc Trung Quốc mở rộng cửa hơn nữa thị trường vàng nội địa, vàng đã chảy trực tiếp vào thị trường này mà không cần phải đi qua Hồng Kông.
Mới đây, Trung Quốc đã tiết lộ lượng vàng nhập khẩu vào nước này trong năm nay. Theo đó, trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập 209 tấn vàng, tăng gấp gần 5 lần so với mức 45 tấn trong năm 2009. Giới phân tích ước tính, Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 600 tấn vàng trong năm nay, chỉ đứng sau mức dự báo 610 tấn dành cho Ấn Độ.
Chinese Gold & Silver Exchange không phải là đối tượng duy nhất muốn tranh thủ cơ hội từ nhu cầu vàng gia tăng của Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông vào năm ngoái đã xây dựng một hầm chứa vàng có mức độ an ninh cao, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cất trữ vàng ở đây. Một công ty có tên Hong Kong Mercantile Exchange cũng đang chuẩn bị tung ra sản phẩm giao dịch vàng giao sau.
Được thành lập vào năm 1910, Chinese Gold & Silver Exchange là sàn giao dịch kim loại quý duy nhất ở Hồng Kông giao dịch vàng giao ngay. Vào năm 2008, sàn này đã đưa giao dịch điện tử vào hoạt động, nhưng vẫn duy trì giao dịch tại sàn cho 171 thành viên.