Hồng Kông, Trung Quốc dẫn đầu số công ty vụ Panama Papers
Một nghị sỹ Hồng Kông miêu tả sự liên quan của thành phố 7 triệu dân này trong vụ Panama Papers là “gây sốc”
Hồng Kông và Trung Quốc đại lục dẫn đầu thế giới về số cá nhân và công ty xuất hiện trong dữ liệu Panama Papers mà Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố ngày 9/5 - tờ South China Morning Post cho hay.
Theo tờ báo này, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục chiếm gần 1/4 số cá nhân và và tổ chức liên quan đến 366.000 công ty bình phong tại các thiên đường thuế (shell company) được nêu trong cơ sở dữ liệu mà ICIJ công bố. Trong số các công ty bình phong này, có 214.000 công ty thuộc vụ Panama Papers, còn lại là các công ty thuộc vụ điều tra Offshore Leaks mà ICIJ công bố vào năm 2014.
Riêng Hồng Kông đã đóng góp khoảng 26.000 cá nhân và tổ chức liên quan đến công ty bình phong, chiếm 10% tổng số. Trung Quốc đại lục có 33.300 cá nhân và tổ chức. Đứng thứ ba là Đài Loan với 19.600 cá nhân và tổ chức có liên quan.
Việc hầu hết những cá nhân và tổ chức này vận hành công ty bình phong ở nước ngoài là điều nằm trong vòng bí mật cho tới khi dữ liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.
Nắm giữ khoảng 11,5 triệu tài liệu trong vụ rò rỉ mang tên Panama Papers này, ICIJ đang dần đưa ra ánh sáng cách thức che giấu tài sản ở nước ngoài nhằm trốn thuế của nhiều nhân vật vào hàng giàu có và quyền lực nhất thế giới.
Các cá nhân và tổ chức tại Hồng Kông sở hữu 51.000 công ty bình phong, chiếm gần 14% tổng số. Con số này chỉ thua số công ty bình phong của chính thiên đường thuế British Virgin Islands (BVI).
Nghị sỹ Kenneth Leung của Hồng Kông miêu tả sự liên quan của thành phố 7 triệu dân này trong vụ Panama Papers là “gây sốc”, đồng thời hối thúc cơ quan thuế của vùng lãnh thổ vào cuộc.
“Hồng Kông có thể học tập cách làm của Pháp và Ấn Độ. Họ đã mở các nhóm điều tra đặc biệt sau khi những tiết lộ tương tự được công bố đợt trước”, ông Leung nói.
Việc cất giữ tài sản trong các tài khoản ở nước ngoài không phải là bất hợp pháp. Tuy nhiên, vụ Panama Papers cũng làm dấy lên những lo ngại về tính trung thực, sự minh bạch, và những giao dịch khả nghi. Các công ty bình phong có thể được dùng để che giấu tài sản hòng qua mắt cơ quan thuế.
Mở công ty bình phong ở nước ngoài là một hoạt động khá phổ biến ở Trung Quốc đại lục, bởi cách làm này có thể cho phép các doanh nhân nước này “lách” các quy định về kiểm soát vốn hoặc lập liên doanh với đối tác nước ngoài.
Tương tự, hoạt động này cũng phổ biến ở Hồng Kông, bởi theo ông Leung, không giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, Hồng Kông không có quy định yêu cầu cổ đông phải công bố tài sản tại chỗ được sở hữu thông qua công ty ở thiên đường thuế.
Theo tờ báo này, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục chiếm gần 1/4 số cá nhân và và tổ chức liên quan đến 366.000 công ty bình phong tại các thiên đường thuế (shell company) được nêu trong cơ sở dữ liệu mà ICIJ công bố. Trong số các công ty bình phong này, có 214.000 công ty thuộc vụ Panama Papers, còn lại là các công ty thuộc vụ điều tra Offshore Leaks mà ICIJ công bố vào năm 2014.
Riêng Hồng Kông đã đóng góp khoảng 26.000 cá nhân và tổ chức liên quan đến công ty bình phong, chiếm 10% tổng số. Trung Quốc đại lục có 33.300 cá nhân và tổ chức. Đứng thứ ba là Đài Loan với 19.600 cá nhân và tổ chức có liên quan.
Việc hầu hết những cá nhân và tổ chức này vận hành công ty bình phong ở nước ngoài là điều nằm trong vòng bí mật cho tới khi dữ liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.
Nắm giữ khoảng 11,5 triệu tài liệu trong vụ rò rỉ mang tên Panama Papers này, ICIJ đang dần đưa ra ánh sáng cách thức che giấu tài sản ở nước ngoài nhằm trốn thuế của nhiều nhân vật vào hàng giàu có và quyền lực nhất thế giới.
Các cá nhân và tổ chức tại Hồng Kông sở hữu 51.000 công ty bình phong, chiếm gần 14% tổng số. Con số này chỉ thua số công ty bình phong của chính thiên đường thuế British Virgin Islands (BVI).
Nghị sỹ Kenneth Leung của Hồng Kông miêu tả sự liên quan của thành phố 7 triệu dân này trong vụ Panama Papers là “gây sốc”, đồng thời hối thúc cơ quan thuế của vùng lãnh thổ vào cuộc.
“Hồng Kông có thể học tập cách làm của Pháp và Ấn Độ. Họ đã mở các nhóm điều tra đặc biệt sau khi những tiết lộ tương tự được công bố đợt trước”, ông Leung nói.
Việc cất giữ tài sản trong các tài khoản ở nước ngoài không phải là bất hợp pháp. Tuy nhiên, vụ Panama Papers cũng làm dấy lên những lo ngại về tính trung thực, sự minh bạch, và những giao dịch khả nghi. Các công ty bình phong có thể được dùng để che giấu tài sản hòng qua mắt cơ quan thuế.
Mở công ty bình phong ở nước ngoài là một hoạt động khá phổ biến ở Trung Quốc đại lục, bởi cách làm này có thể cho phép các doanh nhân nước này “lách” các quy định về kiểm soát vốn hoặc lập liên doanh với đối tác nước ngoài.
Tương tự, hoạt động này cũng phổ biến ở Hồng Kông, bởi theo ông Leung, không giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, Hồng Kông không có quy định yêu cầu cổ đông phải công bố tài sản tại chỗ được sở hữu thông qua công ty ở thiên đường thuế.