HSG giải trình kết quả kinh doanh thua lỗ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố kết quả kinh doanh từ ngày 1/10/2008 đến ngày 31/12/2008
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG-HOSE) công bố kết quả kinh doanh từ ngày 1/10/2008 đến ngày 31/12/2008.
Cụ thể: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4 đạt 662,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế lỗ 116,2 tỷ đồng.
Theo giải trình của HSG, có 3 nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của HSG bị lỗ:
Thứ nhất, do giá thép thế giới giảm nhanh và mạnh dẫn đến giá thép cuộn cán nóng trên thế giới giảm nhanh và mạnh. Giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ khoảng 1.100 USD/tấn (tháng 8/2008) đã giảm xuống khoảng 480 USD/tấn (tháng 12/2008), giảm trung bình 56%.
Thứ hai, do nhu cầu trong nước giảm sút đột ngột, bắt đầu từ tháng 10/2008 thì sự cộng hưởng giữa hiệu lực của các chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp đầu tư của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm đột ngột, chỉ còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình của các tháng đầu năm.
Thứ ba, giá thép trong nước giảm mạnh buộc công ty phải giảm giá bán. Trong 3 tháng từ tháng 10, 11, 12 năm 2008, giá bán tôn mạ bình quân của công ty đã giảm gần 31%, từ 26 triệu/tấn (tháng 10/2008) xuống còn 18 triệu/tấn (tháng 12/2008). Để giảm nhanh số lượng hàng tồn kho, bảo đảm tính thanh khoản..., công ty buộc phải bán hàng dưới giá vốn, chấp nhận lợi nhuận gộp âm và lỗ toàn bộ chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý...
Cụ thể: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4 đạt 662,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế lỗ 116,2 tỷ đồng.
Theo giải trình của HSG, có 3 nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của HSG bị lỗ:
Thứ nhất, do giá thép thế giới giảm nhanh và mạnh dẫn đến giá thép cuộn cán nóng trên thế giới giảm nhanh và mạnh. Giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ khoảng 1.100 USD/tấn (tháng 8/2008) đã giảm xuống khoảng 480 USD/tấn (tháng 12/2008), giảm trung bình 56%.
Thứ hai, do nhu cầu trong nước giảm sút đột ngột, bắt đầu từ tháng 10/2008 thì sự cộng hưởng giữa hiệu lực của các chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp đầu tư của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm đột ngột, chỉ còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình của các tháng đầu năm.
Thứ ba, giá thép trong nước giảm mạnh buộc công ty phải giảm giá bán. Trong 3 tháng từ tháng 10, 11, 12 năm 2008, giá bán tôn mạ bình quân của công ty đã giảm gần 31%, từ 26 triệu/tấn (tháng 10/2008) xuống còn 18 triệu/tấn (tháng 12/2008). Để giảm nhanh số lượng hàng tồn kho, bảo đảm tính thanh khoản..., công ty buộc phải bán hàng dưới giá vốn, chấp nhận lợi nhuận gộp âm và lỗ toàn bộ chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý...