Huy động vàng trong dân: Chuyện ở... Thổ Nhĩ Kỳ
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nắm giữ khoảng 5.000 tấn vàng, giá trị lớn hơn của GDP của Ireland
Các nhà băng ở Thổ Nhĩ Kỳ đang sôi sục thu hút lượng vàng khổng lồ mà người dân nước này đang nắm giữ để biến thành tiền mặt.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, bà nội trợ 32 tuổi Deniz Kalkan ở thủ đô Istanbul đang rất nóng lòng đem số vàng của mình đi gửi ở ngân hàng. “Tôi sẽ đưa số vàng này vào một tài khoản tiết kiệm ngay khi có thời gian. Gửi ở ngân hàng an toàn hơn là để ở nhà”, cô Kalkan nói về số tiền xu vàng mà cô đã tích lũy được.
Đưa vàng gửi vào ngân hàng, cô Kalkan sẽ gia nhập vào một làn sóng người dân Thổ Nhĩ Kỳ hưởng ứng nỗ lực của các nhà băn thu hút lượng vàng trong dân nhằm giải tỏa thâm hụt cán cân vãng lai của nước này. Ước tính, số vàng mà người dân Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm giữ lên tới 302 tỷ USD, trong khi nước này có mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn thứ nhì thế giới sau Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 7 năm nay, số tài khoản gửi vàng tại các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 15%, cao gấp 5 lần tốc độ tăng của số tài khoản gửi tiết kiệm. Tài khoản vàng đem đến cho khách hàng một lượng tiền mặt là đồng Lira (đơn vị tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ) tương đương với giá trị của số vàng mà họ giao cho ngân hàng. Khách hàng sau đó có thể rút tiền mặt hoặc vay vốn từ ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng có thể nắm giữ hoặc bán số vàng đó tùy ý.
Từ đầu năm đến nay, lượng vàng người dân gửi vào ngân hàng Yapi Kredi Bankasi của Thổ Nhĩ kỳ đã tăng 62%. Tại ngân hàng lớn nhất nước này về tài sản là Turkiye Is Bankasi AS, lượng vàng người dân gửi vào tăng 10 lần trong thời gian hai năm tính đến tháng 6 năm nay.
Chiến dịch huy động tiết kiệm vàng của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ được thúc đẩy bằng hàng loạt sản phẩm và chương trình từ tài khoản vàng cho tới séc quà tặng vàng.
Isbank và Turkiye Garanti Bankasi AS - ngân hàng lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ về giá trị vốn hóa - cùng cung cấp các khoản vay bảo đảm bằng vàng. Theo đó, khách hàng có thể mang nữ trang hoặc tiền xu vàng tới ngân hàng để thế chấp vay vốn. Garanti cũng phát hành thẻ tín dụng dựa trên tài khoản gửi vàng. Ngân hàng này cho biết sẽ sớm cho phép khách hàng rút tiết kiệm bằng vàng, thay vì tiền mặt hoặc ngoại tệ.
Ngân hàng Hồi giáo Asya Katilim Bankasi AS thì đã tổ chức những “ngày vàng” riêng, nơi khách hàng có thể đem tiền xu và nữ trang vàng đến để các chuyên gia kiểm định. Ngân hàng này cho biết đã thu hút được 3 tấn vàng thông qua những “ngày vàng” như vậy từ tháng 3/2012 đến nay. Số tài khoản tiết kiệm vàng trong ngân hàng này tính đến hết tháng 7 đã tăng 22%.
Người Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống tặng tiền xu vàng hoặc nữ trang vàng trong những dịp như đám cưới, sinh nở, lễ tết… Truyền thống này càng được đẩy mạnh từ một thập kỷ trước khi tỷ lệ lạm phát ở nước này vượt ngưỡng 70%.
Giá vàng tăng trong những năm gần đây càng khuyến khích người dân Thổ Nhĩ Kỳ giữ vàng. Từ đầu năm đến nay, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế đã tăng gần 9%, tiến tới năm tăng thứ 12 liên tục.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nắm giữ khoảng 5.000 tấn vàng, giá trị lớn hơn của GDP của Ireland. Huy động được số vàng này trong dân, Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm được nhập khẩu vàng cũng như vay nợ từ bên ngoài.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2011 đã vượt mức 77 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm nay, mức thâm hụt là 59 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước nhờ xuất khẩu vàng tăng mạnh sang Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Iran. Trong 8 tháng, lượng vàng mà Thổ Nhĩ Kỳ xuất sang hai nước này đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, so với mức 645 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Thổ Nhĩ Kỳ không sản xuất đủ vàng cho xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm nay, các mỏ vàng ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ khai thác được 25 tấn vàng. Trong khi đó, tính đến cuối tháng 9, nước này đã nhập khẩu tới 109 tấn vàng.
Nỗ lực hút vàng vào các ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ làm gia tăng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình ở nước này vốn đang ở mức thấp nhất trong số các thị trường đang nổi. Tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện chỉ là 12,7% so với mức 53% của Trung Quốc - theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Tỷ lệ tiết kiệm tăng sẽ giúp làm giảm áp lực tìm nguồn vốn của các ngân hàng, đồng thời làm gia tăng khả năng cấp vốn vay của các ngân hàng.
“Chúng tôi ủng hộ chủ trương tăng tỷ lệ tiết kiệm trong dân mà Chính phủ đưa ra. Tài khoản vàng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc này, khi mà những tài sản chìm được đưa vào hệ thống tài chính”, ông Galip Tozge, Phó chủ tịch điều hành mảng ngân hàng tiêu dùng của Akbank ở Istanbul, cho biết.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có những biện pháp để hỗ trợ các ngân hàng thu hút vốn vàng. Hôm 16/8 vừa rồi, Ngân hàng Trung ương nước này ra quyết định cho phép các ngân hàng tăng tỷ lệ vàng trong dự trữ lên mức 30% từ mức 25% trước đó.
Tuy nhiên, theo giới chức ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ thì các nhà băng của nước này cũng cần phải đa dạng hóa dịch vụ thêm nữa để thu hút vàng. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang xem xét đưa ra các quy định cho phép người dân mua hoặc bán vàng tại các chi nhánh ngân hàng hoặc chuyển vàng vào các tài khoản khác. Kế hoạch này bị các cửa hiệu nữ trang ở Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, vì họ cho rằng, việc ngân hàng mua bán vàng sẽ khiến họ giảm doanh thu.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, bà nội trợ 32 tuổi Deniz Kalkan ở thủ đô Istanbul đang rất nóng lòng đem số vàng của mình đi gửi ở ngân hàng. “Tôi sẽ đưa số vàng này vào một tài khoản tiết kiệm ngay khi có thời gian. Gửi ở ngân hàng an toàn hơn là để ở nhà”, cô Kalkan nói về số tiền xu vàng mà cô đã tích lũy được.
Đưa vàng gửi vào ngân hàng, cô Kalkan sẽ gia nhập vào một làn sóng người dân Thổ Nhĩ Kỳ hưởng ứng nỗ lực của các nhà băn thu hút lượng vàng trong dân nhằm giải tỏa thâm hụt cán cân vãng lai của nước này. Ước tính, số vàng mà người dân Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm giữ lên tới 302 tỷ USD, trong khi nước này có mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn thứ nhì thế giới sau Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 7 năm nay, số tài khoản gửi vàng tại các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 15%, cao gấp 5 lần tốc độ tăng của số tài khoản gửi tiết kiệm. Tài khoản vàng đem đến cho khách hàng một lượng tiền mặt là đồng Lira (đơn vị tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ) tương đương với giá trị của số vàng mà họ giao cho ngân hàng. Khách hàng sau đó có thể rút tiền mặt hoặc vay vốn từ ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng có thể nắm giữ hoặc bán số vàng đó tùy ý.
Từ đầu năm đến nay, lượng vàng người dân gửi vào ngân hàng Yapi Kredi Bankasi của Thổ Nhĩ kỳ đã tăng 62%. Tại ngân hàng lớn nhất nước này về tài sản là Turkiye Is Bankasi AS, lượng vàng người dân gửi vào tăng 10 lần trong thời gian hai năm tính đến tháng 6 năm nay.
Chiến dịch huy động tiết kiệm vàng của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ được thúc đẩy bằng hàng loạt sản phẩm và chương trình từ tài khoản vàng cho tới séc quà tặng vàng.
Isbank và Turkiye Garanti Bankasi AS - ngân hàng lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ về giá trị vốn hóa - cùng cung cấp các khoản vay bảo đảm bằng vàng. Theo đó, khách hàng có thể mang nữ trang hoặc tiền xu vàng tới ngân hàng để thế chấp vay vốn. Garanti cũng phát hành thẻ tín dụng dựa trên tài khoản gửi vàng. Ngân hàng này cho biết sẽ sớm cho phép khách hàng rút tiết kiệm bằng vàng, thay vì tiền mặt hoặc ngoại tệ.
Ngân hàng Hồi giáo Asya Katilim Bankasi AS thì đã tổ chức những “ngày vàng” riêng, nơi khách hàng có thể đem tiền xu và nữ trang vàng đến để các chuyên gia kiểm định. Ngân hàng này cho biết đã thu hút được 3 tấn vàng thông qua những “ngày vàng” như vậy từ tháng 3/2012 đến nay. Số tài khoản tiết kiệm vàng trong ngân hàng này tính đến hết tháng 7 đã tăng 22%.
Người Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống tặng tiền xu vàng hoặc nữ trang vàng trong những dịp như đám cưới, sinh nở, lễ tết… Truyền thống này càng được đẩy mạnh từ một thập kỷ trước khi tỷ lệ lạm phát ở nước này vượt ngưỡng 70%.
Giá vàng tăng trong những năm gần đây càng khuyến khích người dân Thổ Nhĩ Kỳ giữ vàng. Từ đầu năm đến nay, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế đã tăng gần 9%, tiến tới năm tăng thứ 12 liên tục.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nắm giữ khoảng 5.000 tấn vàng, giá trị lớn hơn của GDP của Ireland. Huy động được số vàng này trong dân, Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm được nhập khẩu vàng cũng như vay nợ từ bên ngoài.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2011 đã vượt mức 77 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm nay, mức thâm hụt là 59 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước nhờ xuất khẩu vàng tăng mạnh sang Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Iran. Trong 8 tháng, lượng vàng mà Thổ Nhĩ Kỳ xuất sang hai nước này đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, so với mức 645 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Thổ Nhĩ Kỳ không sản xuất đủ vàng cho xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm nay, các mỏ vàng ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ khai thác được 25 tấn vàng. Trong khi đó, tính đến cuối tháng 9, nước này đã nhập khẩu tới 109 tấn vàng.
Nỗ lực hút vàng vào các ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ làm gia tăng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình ở nước này vốn đang ở mức thấp nhất trong số các thị trường đang nổi. Tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện chỉ là 12,7% so với mức 53% của Trung Quốc - theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Tỷ lệ tiết kiệm tăng sẽ giúp làm giảm áp lực tìm nguồn vốn của các ngân hàng, đồng thời làm gia tăng khả năng cấp vốn vay của các ngân hàng.
“Chúng tôi ủng hộ chủ trương tăng tỷ lệ tiết kiệm trong dân mà Chính phủ đưa ra. Tài khoản vàng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc này, khi mà những tài sản chìm được đưa vào hệ thống tài chính”, ông Galip Tozge, Phó chủ tịch điều hành mảng ngân hàng tiêu dùng của Akbank ở Istanbul, cho biết.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có những biện pháp để hỗ trợ các ngân hàng thu hút vốn vàng. Hôm 16/8 vừa rồi, Ngân hàng Trung ương nước này ra quyết định cho phép các ngân hàng tăng tỷ lệ vàng trong dự trữ lên mức 30% từ mức 25% trước đó.
Tuy nhiên, theo giới chức ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ thì các nhà băng của nước này cũng cần phải đa dạng hóa dịch vụ thêm nữa để thu hút vàng. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang xem xét đưa ra các quy định cho phép người dân mua hoặc bán vàng tại các chi nhánh ngân hàng hoặc chuyển vàng vào các tài khoản khác. Kế hoạch này bị các cửa hiệu nữ trang ở Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, vì họ cho rằng, việc ngân hàng mua bán vàng sẽ khiến họ giảm doanh thu.