Huyện nghèo xuất khẩu lao động: Gian nan đào tạo nghề
Nhiều biện pháp đào tạo tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài đang được triển khai
Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 đã được triển khai tại một số tỉnh. Hiện có gần 3.000 lao động có nhu cầu đăng ký tham gia đi làm việc ở nước ngoài và có trên 300 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Tuy vậy, theo ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, cái khó của việc thực hiện đề án nằm ở phần đào tạo trang bị kiến thức tay nghề, ngoại ngữ cho người đi lao động.
Thưa ông, Trung tâm lao động ngoài nước (OWC) đã được phép tuyển lao động theo đề án hỗ trợ các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt chất lượng người lao động, liệu OWC có tuyển được người đúng đối tượng và chất lượng theo yêu cầu?
Để đảm bảo công tác tuyển chọn kịp tiến độ và đúng quy định về đối tượng và chất lượng Trung tâm OWC đã có công văn hướng dẫn chi tiết các sở lao động - thương binh và xã hộivề việc tuyển chọn lao động các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đề nghị các địa phương lựa chọn những người lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên, có ý thức tổ chức, kỷ luật để có khả năng học tiếng nước ngoài như tiếng Hàn, Nhật... hạn chế các trường hợp tự phát bỏ học giữa chừng, phá bỏ hợp đồng khi được chủ sử dụng lựa chọn.
Trên cơ sở danh sách, hồ sơ của người lao động do các địa phương gửi về, Trung tâm OWC đã tiến hành kiểm tra, rà soát để xác định đúng đối tượng được nhận kinh phí hỗ trợ theo các mức khác nhau quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-Ttg. Đối với đối tượng thuộc diện dân tộc thiểu số được kiểm tra, xác định qua giấy chứng minh nhân dân; đối tượng thuộc hộ nghèo được xác định thông qua bản copy sổ hộ nghèo theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo.
Thông qua kiểm tra, Trung tâm đã xác định rõ những người lao động được hỗ trợ 100% kinh phí; những đối tượng được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo theo quy định đề ra. Có thể nói việc tuyển chọn đã được tiến hành đúng với quy trình mà Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm OWC hướng dẫn cho các địa phương. Qua cách trên chúng tôi đã tuyển chọn được 148 lao động của ba tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa và Quảng Ngãi đi làm việc tại Hàn Quốc.
Để đào tạo nghề và tiếng Hàn cho những người lao động này OWC có gặp khó khăn gì không, thưa ông?
Cũng có một số khó khăn vì cơ sở đào tạo của Trung tâm hiện đang phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo tu nghiệp sinh trước khi đi tu nghiệp tại Nhật Bản và đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đào tạo tập trung, cùng một thời điểm cho 148 người lao động trong thời gian 3 tháng, với chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu của kỳ kiểm tra tiếng Hàn, nên cần phải lựa chọn thêm một cơ sở đào tạo khác cho kịp tiến độ và yêu cầu đặt ra. Hiện chúng tôi đã chọn trường Trung cấp nghề số 17 đào tạo số lao động này.
Trường này thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng (Trường TCN số 17) có địa điểm gần Trung tâm OWC; có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo tiếng Hàn cho người lao động có nguyện vọng đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc. Thực tế, những năm gần đây tỷ lệ học viên của Trường TCN số 17 tham dự các kỳ kiểm tra tiếng Hàn luôn đạt kết quả cao.
Thưa ông, vậy việc tuyển chọn lao động các huyện nghèo thực hiện chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi chất lượng rất cao cho một số tỉnh thì như thế nào?
Căn cứ kế hoạch tuyển chọn của IMM Japan, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Điện Biên và Yên Bái về tiêu chuẩn, đối tượng và số lượng lao động các huyện nghèo được phân bổ để các địa phương lựa chọn, giới thiệu cho Trung tâm OWC tiến hành sơ tuyển trước khi đào tạo theo kế hoạch.
Kết quả các địa phương đã sơ tuyển được 45 lao động để đào tạo, trong đó 10 ứng viên là lao động tỉnh Thanh Hoá, tất cả đều là lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; 10 ứng viên là lao động tỉnh Quảng Trị, trong đó có 1 người dân tộc; 11 ứng viên là lao động tỉnh Điện Biên, trong đó có 6 lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và 14 ứng viên là lao động tỉnh Yên Bái, trong đó có 11 lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số.
Theo yêu cầu của phía bạn, các ứng viên đều tham dự kỳ thi với 4 nội dung: thi tiếng Nhật, toán, kiểm tra thể lực và phỏng vấn trực tiếp. Để đáp ứng được yêu cầu này, Trung tâm đã tổ chức đào tạo tiếng Nhật và ôn tập kiến thức môn toán chương trình PTTH trong thời gian 3 tuần cho các ứng viên. Sau khi thi tuyển, những ứng viên đạt yêu cầu tiếp tục đào tạo tiếng Nhật và bồi dưỡng thêm các kiến thức cần thiết trong thời gian 4 tháng. Những ứng viên đạt yêu cầu sau khoá đào tạo này sẽ được xuất cảnh sang tu nghiệp tại Nhật Bản
Tuy vậy, theo ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, cái khó của việc thực hiện đề án nằm ở phần đào tạo trang bị kiến thức tay nghề, ngoại ngữ cho người đi lao động.
Thưa ông, Trung tâm lao động ngoài nước (OWC) đã được phép tuyển lao động theo đề án hỗ trợ các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt chất lượng người lao động, liệu OWC có tuyển được người đúng đối tượng và chất lượng theo yêu cầu?
Để đảm bảo công tác tuyển chọn kịp tiến độ và đúng quy định về đối tượng và chất lượng Trung tâm OWC đã có công văn hướng dẫn chi tiết các sở lao động - thương binh và xã hộivề việc tuyển chọn lao động các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đề nghị các địa phương lựa chọn những người lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên, có ý thức tổ chức, kỷ luật để có khả năng học tiếng nước ngoài như tiếng Hàn, Nhật... hạn chế các trường hợp tự phát bỏ học giữa chừng, phá bỏ hợp đồng khi được chủ sử dụng lựa chọn.
Trên cơ sở danh sách, hồ sơ của người lao động do các địa phương gửi về, Trung tâm OWC đã tiến hành kiểm tra, rà soát để xác định đúng đối tượng được nhận kinh phí hỗ trợ theo các mức khác nhau quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-Ttg. Đối với đối tượng thuộc diện dân tộc thiểu số được kiểm tra, xác định qua giấy chứng minh nhân dân; đối tượng thuộc hộ nghèo được xác định thông qua bản copy sổ hộ nghèo theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo.
Thông qua kiểm tra, Trung tâm đã xác định rõ những người lao động được hỗ trợ 100% kinh phí; những đối tượng được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo theo quy định đề ra. Có thể nói việc tuyển chọn đã được tiến hành đúng với quy trình mà Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm OWC hướng dẫn cho các địa phương. Qua cách trên chúng tôi đã tuyển chọn được 148 lao động của ba tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa và Quảng Ngãi đi làm việc tại Hàn Quốc.
Để đào tạo nghề và tiếng Hàn cho những người lao động này OWC có gặp khó khăn gì không, thưa ông?
Cũng có một số khó khăn vì cơ sở đào tạo của Trung tâm hiện đang phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo tu nghiệp sinh trước khi đi tu nghiệp tại Nhật Bản và đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đào tạo tập trung, cùng một thời điểm cho 148 người lao động trong thời gian 3 tháng, với chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu của kỳ kiểm tra tiếng Hàn, nên cần phải lựa chọn thêm một cơ sở đào tạo khác cho kịp tiến độ và yêu cầu đặt ra. Hiện chúng tôi đã chọn trường Trung cấp nghề số 17 đào tạo số lao động này.
Trường này thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng (Trường TCN số 17) có địa điểm gần Trung tâm OWC; có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo tiếng Hàn cho người lao động có nguyện vọng đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc. Thực tế, những năm gần đây tỷ lệ học viên của Trường TCN số 17 tham dự các kỳ kiểm tra tiếng Hàn luôn đạt kết quả cao.
Thưa ông, vậy việc tuyển chọn lao động các huyện nghèo thực hiện chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi chất lượng rất cao cho một số tỉnh thì như thế nào?
Căn cứ kế hoạch tuyển chọn của IMM Japan, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Điện Biên và Yên Bái về tiêu chuẩn, đối tượng và số lượng lao động các huyện nghèo được phân bổ để các địa phương lựa chọn, giới thiệu cho Trung tâm OWC tiến hành sơ tuyển trước khi đào tạo theo kế hoạch.
Kết quả các địa phương đã sơ tuyển được 45 lao động để đào tạo, trong đó 10 ứng viên là lao động tỉnh Thanh Hoá, tất cả đều là lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; 10 ứng viên là lao động tỉnh Quảng Trị, trong đó có 1 người dân tộc; 11 ứng viên là lao động tỉnh Điện Biên, trong đó có 6 lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và 14 ứng viên là lao động tỉnh Yên Bái, trong đó có 11 lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số.
Theo yêu cầu của phía bạn, các ứng viên đều tham dự kỳ thi với 4 nội dung: thi tiếng Nhật, toán, kiểm tra thể lực và phỏng vấn trực tiếp. Để đáp ứng được yêu cầu này, Trung tâm đã tổ chức đào tạo tiếng Nhật và ôn tập kiến thức môn toán chương trình PTTH trong thời gian 3 tuần cho các ứng viên. Sau khi thi tuyển, những ứng viên đạt yêu cầu tiếp tục đào tạo tiếng Nhật và bồi dưỡng thêm các kiến thức cần thiết trong thời gian 4 tháng. Những ứng viên đạt yêu cầu sau khoá đào tạo này sẽ được xuất cảnh sang tu nghiệp tại Nhật Bản