Hỗ trợ huyện nghèo xuất khẩu lao động và vướng mắc từ thực tế
Đã có nhiều vấn đề nảy sinh từ các địa phương, doanh nghiệp khi hỗ trợ các huyện nghèo xuất khẩu lao động
Sau gần 4 tháng triển khai thí điểm hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động đã có nhiều vấn đề nảy sinh từ các huyện nghèo, các doanh nghiệp tham gia chương trình và cả từ chính những người nghèo, phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số.
Quyết định 71 của Chính Phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động đang được triển khai thí điểm ở Thanh Hoá, Quảng Ngãi và Yên Bái. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng quyết tâm rất lớn khi đưa ra mục tiêu mỗi năm đưa 10.000 lao động ở 61 huyện nghèo đi xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội cho đồng bào dân tộc được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ ưu đãi tốt nhất.
Vẫn là vấn đề chất lượng
Các doanh nghiệp có uy tín được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chọn tham gia tuyển lao động theo diện này ở các huyện nghèo của Quảng Ngãi, Thanh Hóa và Yên Bái đã tích cực cùng chính quyền cơ sở tổ chức các hội nghị xuất khẩu lao động, trực tiếp đưa thông tin xuống tận dân và đã tuyển được lao động.
Hơn 100 lao động được tập trung học tiếng Hàn để dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Hàng trăm lao động đã được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa về Hà Nội đào tạo nghề cấp tốc để đi lao động tại Trung Đông, Libi, Angieri, Đài Loan.
Trạm Tấu và Mù Căng Chải là 2 trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%. Sau hơn 2 tháng triển khai, Công ty Vinaconex và Cavicovina đã tuyển dụng được 90 lao động, hầu hết là dân tộc thiểu số, để đưa sang Hàn Quốc, Libi và Angieri.
Hiện tại số lao động này đang được các công ty tuyển dụng đưa đi đào tạo ngoại ngữ và học nghề. Tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bà con. Công an tỉnh Yên Bái đã cử các đội công tác vào tận các bản làng xa xôi để làm thủ tục cho người dân. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và 2 huyện đã ứng trước kinh phí hỗ trợ làm thủ tục, học ngoại ngữ, học nghề cho người lao động.
Yên Bái phấn đấu trong 2 năm sẽ đưa gần 200 lao động của 2 huyện đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên điều khiến chính quyền cơ sở và cả các doanh nghiệp tuyển dụng lo lắng nhất là chất lượng lao động. Bởi nhiều lao động không có tay nghề; văn hoá thấp, thậm chí nhiều người còn chưa rành tiếng phổ thông. Trong khi thị trường Angieri, Libi lấy lao động có trình độ từ lớp 7, Hàn Quốc phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ở địa phương, những người có trình độ thì không thuộc diện hộ nghèo và nếu có trình độ một chút thì lại là thành phần cán bộ kế cận, cán bộ nguồn của cấp uỷ, chính quyền cơ sở.
Khó thay đổi tập quán
Bà Hà Thị Hạnh, Phó trưởng phòng Việc làm và an toàn lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Yên Bái thừa nhận: “Điều đáng lo chính là thói quen, phong tục tập quán của người dân không thể một sớm một chiều thay đổi. Người dân vùng cao vốn cần cù, chất phác, nhưng họ ưa cuộc sống tự do, phóng khoáng, nay rèn họ vào kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp thì không phải đơn giản. Với độ tuổi tuyển dụng như hiện nay, hầu hết các lao động đã có gia đình, rất khó làm công tác tư tưởng; vợ muốn đi chồng không cho đi và ngược lại”.
Trường hợp của Sùng Chứ Thếnh, sinh năm 1990 ở xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu là một ví dụ điển hình. Thếnh tuy đã có bằng THPT, đáp ứng đủ các điều kiện tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động, nhưng bố mẹ và vợ Thếnh lại không muốn cho chồng đi xa. Mới cưới nhau được 4 tháng, vợ đang mang thai, dưới Thếnh còn 4 đứa em lít nhít, anh đang là lao động chính ở nhà, bây giờ đi mấy năm như vậy, công to việc lớn ở nhà ai lo? Động viên, thuyết phục gia đình không được, rốt cuộc anh phải lên huyện xin rút lại hồ sơ.
Cho đến nay, do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành nên kinh phí vẫn chưa về. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND huyện Trạm Tấu, Mù Căng Chải và 2 công ty tuyển dụng lao động tạm thời phải ứng trước kinh phí làm các thủ tục ban đầu cho người lao động.
Ông Bùi Tiến Lợi - Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Yên Bái cho biết, giải pháp trước mắt của tỉnh Yên Bái là ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân, thì ngay từ bây giờ phải tiến hành đồng thời nhiều giải pháp đồng bộ, như nâng cao trình độ văn hoá, đào tạo nghề cho người lao động thiểu số. Phải có những hiệu quả thực tế để thay đổi nhận thức của người dân. Người vùng cao chỉ tin những gì họ tai nghe, mắt thấy.
Quyết định 71 của Chính Phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động đang được triển khai thí điểm ở Thanh Hoá, Quảng Ngãi và Yên Bái. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng quyết tâm rất lớn khi đưa ra mục tiêu mỗi năm đưa 10.000 lao động ở 61 huyện nghèo đi xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội cho đồng bào dân tộc được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ ưu đãi tốt nhất.
Vẫn là vấn đề chất lượng
Các doanh nghiệp có uy tín được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chọn tham gia tuyển lao động theo diện này ở các huyện nghèo của Quảng Ngãi, Thanh Hóa và Yên Bái đã tích cực cùng chính quyền cơ sở tổ chức các hội nghị xuất khẩu lao động, trực tiếp đưa thông tin xuống tận dân và đã tuyển được lao động.
Hơn 100 lao động được tập trung học tiếng Hàn để dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Hàng trăm lao động đã được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa về Hà Nội đào tạo nghề cấp tốc để đi lao động tại Trung Đông, Libi, Angieri, Đài Loan.
Trạm Tấu và Mù Căng Chải là 2 trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%. Sau hơn 2 tháng triển khai, Công ty Vinaconex và Cavicovina đã tuyển dụng được 90 lao động, hầu hết là dân tộc thiểu số, để đưa sang Hàn Quốc, Libi và Angieri.
Hiện tại số lao động này đang được các công ty tuyển dụng đưa đi đào tạo ngoại ngữ và học nghề. Tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bà con. Công an tỉnh Yên Bái đã cử các đội công tác vào tận các bản làng xa xôi để làm thủ tục cho người dân. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và 2 huyện đã ứng trước kinh phí hỗ trợ làm thủ tục, học ngoại ngữ, học nghề cho người lao động.
Yên Bái phấn đấu trong 2 năm sẽ đưa gần 200 lao động của 2 huyện đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên điều khiến chính quyền cơ sở và cả các doanh nghiệp tuyển dụng lo lắng nhất là chất lượng lao động. Bởi nhiều lao động không có tay nghề; văn hoá thấp, thậm chí nhiều người còn chưa rành tiếng phổ thông. Trong khi thị trường Angieri, Libi lấy lao động có trình độ từ lớp 7, Hàn Quốc phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ở địa phương, những người có trình độ thì không thuộc diện hộ nghèo và nếu có trình độ một chút thì lại là thành phần cán bộ kế cận, cán bộ nguồn của cấp uỷ, chính quyền cơ sở.
Khó thay đổi tập quán
Bà Hà Thị Hạnh, Phó trưởng phòng Việc làm và an toàn lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Yên Bái thừa nhận: “Điều đáng lo chính là thói quen, phong tục tập quán của người dân không thể một sớm một chiều thay đổi. Người dân vùng cao vốn cần cù, chất phác, nhưng họ ưa cuộc sống tự do, phóng khoáng, nay rèn họ vào kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp thì không phải đơn giản. Với độ tuổi tuyển dụng như hiện nay, hầu hết các lao động đã có gia đình, rất khó làm công tác tư tưởng; vợ muốn đi chồng không cho đi và ngược lại”.
Trường hợp của Sùng Chứ Thếnh, sinh năm 1990 ở xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu là một ví dụ điển hình. Thếnh tuy đã có bằng THPT, đáp ứng đủ các điều kiện tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động, nhưng bố mẹ và vợ Thếnh lại không muốn cho chồng đi xa. Mới cưới nhau được 4 tháng, vợ đang mang thai, dưới Thếnh còn 4 đứa em lít nhít, anh đang là lao động chính ở nhà, bây giờ đi mấy năm như vậy, công to việc lớn ở nhà ai lo? Động viên, thuyết phục gia đình không được, rốt cuộc anh phải lên huyện xin rút lại hồ sơ.
Cho đến nay, do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành nên kinh phí vẫn chưa về. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND huyện Trạm Tấu, Mù Căng Chải và 2 công ty tuyển dụng lao động tạm thời phải ứng trước kinh phí làm các thủ tục ban đầu cho người lao động.
Ông Bùi Tiến Lợi - Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Yên Bái cho biết, giải pháp trước mắt của tỉnh Yên Bái là ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân, thì ngay từ bây giờ phải tiến hành đồng thời nhiều giải pháp đồng bộ, như nâng cao trình độ văn hoá, đào tạo nghề cho người lao động thiểu số. Phải có những hiệu quả thực tế để thay đổi nhận thức của người dân. Người vùng cao chỉ tin những gì họ tai nghe, mắt thấy.