Hy Lạp chính thức thoát hiểm
Được chủ nợ quốc tế bơm thêm 85 tỷ Euro, Hy Lạp “thở phào” sau một năm sóng gió
Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế ngày 11/8 đã đạt thỏa thuận cứu trợ thứ ba dành cho nước này, theo đó Athens sẽ được cung cấp khoản vay trị giá 85 tỷ Euro, tương đương 94 tỷ USD, để thoát khỏi bờ vực của sự sụp đổ tài chính và nguy cơ phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung.
Tin từ Reuters cho biết, thỏa thuận trên - đạt được sau 23 giờ đàm phán liên tục xuyên đêm - vẫn cần được quốc hội Hy Lạp và các nước thành viên khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone thông qua.
Tuy vậy, diễn biến này được coi là một cú đột phá và dỡ bỏ những rào cản lớn nhất trong việc cứu Hy Lạp.
Theo dự kiến, các bộ trưởng tài chính của Eurozone sẽ phê chuẩn kế hoạch cứu trợ trên vào ngày thứ Sáu tuần này, kịp để Hy Lạp có tiền thanh toán khoản nợ 3,2 tỷ Euro đáo hạn vào tuần tới.
Thị trường chứng khoán Hy Lạp tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/8 sau khi có tin các nhà đàm phán của nước này đã đạt được thỏa thuận với bộ ba chủ nợ gồm Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cổ phiếu ngân hàng Hy Lạp tăng giá 3% trong phiên này, trong khi lợi suất trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 2 năm rớt xuống mức thấp nhất trong 5 tháng. Chỉ số chính của thị trường chứng khoán Athens tăng 2,14%, đi ngược xu hướng giảm điểm của toàn thị trường châu Âu.
Thỏa thuận vừa được thiết lập cho phép Hy Lạp “thở phào” sau một năm sóng gió trong đó cuộc đàm phán giữa nước này với các chủ nợ lâm bế tắc. Mới đây, khi chưa thể đạt thỏa thuận với chủ nợ, Hy Lạp đã rơi vào cảnh vỡ nợ đối với một khoản vay của IMF, phải tung các biện pháp kiểm soát vốn và đóng cửa hệ thống ngân hàng trong 3 tuần.
Tháng trước, Hy Lạp đã chấp nhận các yêu cầu của chủ nợ về thắt lưng buộc bụng mạnh mẽ nhằm đổi lấy gói cứu trợ tiếp theo. Tuy vậy, điều này đã dẫn tới mâu thuẫn trong nội bộ đảng cánh tả Syriza của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, buộc ông này phải dựa vào sự ủng hộ của phe đối lập trong Quốc hội và tính đến tổ chức một cuộc bầu cử sớm vào mùa thu.
Bên cạnh đó, gói cứu trợ thứ ba dành cho Hy Lạp cũng vấp phải sự phản đối mạnh ở Đức, quốc gia đóng góp chính cho hai gói cứu trợ trước đó mà Athens nhận được từ năm 2010.
Một quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, gói cứu trợ thứ ba có trị giá lên tới 85 tỷ Euro, tương đương 94 tỷ USD, và có thời hạn 3 năm. Các ngân hàng của Hy Lạp sẽ được giải ngân ngay tức khắc 10 tỷ Euro để tái cấp vốn trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Tin từ Reuters cho biết, thỏa thuận trên - đạt được sau 23 giờ đàm phán liên tục xuyên đêm - vẫn cần được quốc hội Hy Lạp và các nước thành viên khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone thông qua.
Tuy vậy, diễn biến này được coi là một cú đột phá và dỡ bỏ những rào cản lớn nhất trong việc cứu Hy Lạp.
Theo dự kiến, các bộ trưởng tài chính của Eurozone sẽ phê chuẩn kế hoạch cứu trợ trên vào ngày thứ Sáu tuần này, kịp để Hy Lạp có tiền thanh toán khoản nợ 3,2 tỷ Euro đáo hạn vào tuần tới.
Thị trường chứng khoán Hy Lạp tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/8 sau khi có tin các nhà đàm phán của nước này đã đạt được thỏa thuận với bộ ba chủ nợ gồm Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cổ phiếu ngân hàng Hy Lạp tăng giá 3% trong phiên này, trong khi lợi suất trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 2 năm rớt xuống mức thấp nhất trong 5 tháng. Chỉ số chính của thị trường chứng khoán Athens tăng 2,14%, đi ngược xu hướng giảm điểm của toàn thị trường châu Âu.
Thỏa thuận vừa được thiết lập cho phép Hy Lạp “thở phào” sau một năm sóng gió trong đó cuộc đàm phán giữa nước này với các chủ nợ lâm bế tắc. Mới đây, khi chưa thể đạt thỏa thuận với chủ nợ, Hy Lạp đã rơi vào cảnh vỡ nợ đối với một khoản vay của IMF, phải tung các biện pháp kiểm soát vốn và đóng cửa hệ thống ngân hàng trong 3 tuần.
Tháng trước, Hy Lạp đã chấp nhận các yêu cầu của chủ nợ về thắt lưng buộc bụng mạnh mẽ nhằm đổi lấy gói cứu trợ tiếp theo. Tuy vậy, điều này đã dẫn tới mâu thuẫn trong nội bộ đảng cánh tả Syriza của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, buộc ông này phải dựa vào sự ủng hộ của phe đối lập trong Quốc hội và tính đến tổ chức một cuộc bầu cử sớm vào mùa thu.
Bên cạnh đó, gói cứu trợ thứ ba dành cho Hy Lạp cũng vấp phải sự phản đối mạnh ở Đức, quốc gia đóng góp chính cho hai gói cứu trợ trước đó mà Athens nhận được từ năm 2010.
Một quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, gói cứu trợ thứ ba có trị giá lên tới 85 tỷ Euro, tương đương 94 tỷ USD, và có thời hạn 3 năm. Các ngân hàng của Hy Lạp sẽ được giải ngân ngay tức khắc 10 tỷ Euro để tái cấp vốn trong thời gian từ nay tới cuối năm.