Hy Lạp nhích gần hơn tới bờ vực phá sản
Chính phủ Hy Lạp cho biết duy trì lập trường cứng rắn trong một loạt cuộc gặp với chủ nợ ở Brussels trong ngày 24/6
Hy Lạp tiến thêm một bước tới bờ vực phá sản cấp quốc gia sau khi cuộc đàm phán ngày 24/6 giữa Athens với các chủ nợ kết thúc sớm mà không đạt được một thỏa thuận nào để phá vỡ thế bế tắc.
Theo tin từ Bloomberg, Chính phủ Hy Lạp cho biết duy trì lập trường cứng rắn trong một loạt cuộc gặp với chủ nợ ở Brussels trong ngày 24/6. Giới chức Liên minh châu Âu (EU) thì nói các cuộc đàm phán hầu như không có bước tiến triển hay triển vọng đột phá nào trước mắt.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và 3 người đứng đầu của “bộ tam” chủ nợ gồm EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí sẽ họp trở lại trong ngày 25/6 sau vài giờ đồng hồ ngắn ngủi dành cho việc nghỉ ngơi.
Cuộc đua tìm kiếm một thỏa thuận đang được đẩy nhanh bởi Hy Lạp đang tiến gần tới hạn chót 30/6 phải thanh toán khoản nợ 1,6 tỷ Euro cho IMF. Nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ để được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo, Hy Lạp sẽ không có tiền trả cho IMF và chính thức phá sản, thậm chí phải rời khỏi Eurozone.
Trong trường hợp đó, nền kinh tế Hy Lạp và thị trường tài chính toàn cầu sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó lường.
“Các cuộc đàm phán sẽ căng thẳng tới phút chót”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phần Lan Alexander Stubb phát biểu trước báo giới sau một cuộc họp không đem lại kết quả với những người đồng cấp trong khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone ở Brussels ngày 24/6. Các bộ trưởng sẽ họp trở lại vào 1h chiều ngày 25/6 theo giờ địa phương, và đến lúc đó “chúng tôi hy vọng sẽ có một đề xuất chắc chắn” - ông Stubb cho hay. “Điều quan trọng là phải duy trì tiến trình này”.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 24/6 do giới đầu tư lo ngại thế bế tắc của Hy Lạp sẽ không được tháo gỡ. Athens và chủ nợ vẫn chưa thể đi tới thống nhất về các điều kiện mà Hy Lạp - quốc gia nặng nợ nhất châu Âu - phải thực thi để đổi lấy những khoản viện trợ tiếp theo.
Những vấn đề mấu chốt nhất hiện nay trong cuộc đàm phán bao gồm lương hưu, thuế bán hàng, và giảm-xóa nợ. Cuộc đàm phán kéo dài 7 giờ giữa Thủ tướng Hy Lạp với các nhà lãnh đạo khác trong EU ngày 24/6 đã không thể tìm ra được tiếng nói chung giữa Athens với châu Âu trong các vấn đề này.
Ngày 25/6 sẽ là ngày bắt đầu một hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels. Cuộc họp này được xem là một “cơ hội cuối cùng” nữa để Hy Lạp có thể thoát “cửa tử”.
Theo tin từ Bloomberg, Chính phủ Hy Lạp cho biết duy trì lập trường cứng rắn trong một loạt cuộc gặp với chủ nợ ở Brussels trong ngày 24/6. Giới chức Liên minh châu Âu (EU) thì nói các cuộc đàm phán hầu như không có bước tiến triển hay triển vọng đột phá nào trước mắt.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và 3 người đứng đầu của “bộ tam” chủ nợ gồm EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí sẽ họp trở lại trong ngày 25/6 sau vài giờ đồng hồ ngắn ngủi dành cho việc nghỉ ngơi.
Cuộc đua tìm kiếm một thỏa thuận đang được đẩy nhanh bởi Hy Lạp đang tiến gần tới hạn chót 30/6 phải thanh toán khoản nợ 1,6 tỷ Euro cho IMF. Nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ để được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo, Hy Lạp sẽ không có tiền trả cho IMF và chính thức phá sản, thậm chí phải rời khỏi Eurozone.
Trong trường hợp đó, nền kinh tế Hy Lạp và thị trường tài chính toàn cầu sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó lường.
“Các cuộc đàm phán sẽ căng thẳng tới phút chót”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phần Lan Alexander Stubb phát biểu trước báo giới sau một cuộc họp không đem lại kết quả với những người đồng cấp trong khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone ở Brussels ngày 24/6. Các bộ trưởng sẽ họp trở lại vào 1h chiều ngày 25/6 theo giờ địa phương, và đến lúc đó “chúng tôi hy vọng sẽ có một đề xuất chắc chắn” - ông Stubb cho hay. “Điều quan trọng là phải duy trì tiến trình này”.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 24/6 do giới đầu tư lo ngại thế bế tắc của Hy Lạp sẽ không được tháo gỡ. Athens và chủ nợ vẫn chưa thể đi tới thống nhất về các điều kiện mà Hy Lạp - quốc gia nặng nợ nhất châu Âu - phải thực thi để đổi lấy những khoản viện trợ tiếp theo.
Những vấn đề mấu chốt nhất hiện nay trong cuộc đàm phán bao gồm lương hưu, thuế bán hàng, và giảm-xóa nợ. Cuộc đàm phán kéo dài 7 giờ giữa Thủ tướng Hy Lạp với các nhà lãnh đạo khác trong EU ngày 24/6 đã không thể tìm ra được tiếng nói chung giữa Athens với châu Âu trong các vấn đề này.
Ngày 25/6 sẽ là ngày bắt đầu một hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels. Cuộc họp này được xem là một “cơ hội cuối cùng” nữa để Hy Lạp có thể thoát “cửa tử”.