Nghị sỹ Hy Lạp “nổi giận” về thoả thuận với châu Âu
Một nghị sỹ Hy Lạp nói thỏa thuận như vậy không khác gì Athens “tự đào mồ chôn mình”
Chính phủ cánh tả của Hy Lạp ngày 23/6 bày tỏ tin tưởng Quốc hội nước này sẽ thông qua thỏa thuận giữa Athens với các chủ nợ một khi Thủ tướng Alexis Tsipras đạt được thỏa thuận này. Tuy vậy, một số nghị sỹ Hy Lạp đã thể hiện thái độ giận dữ cho rằng ông Tsirpras đang “đầu hàng” trước chủ nợ.
Những nhượng bộ của Thủ tướng Tsipras, bao gồm tăng thuế và tăng mức đóng góp vào quỹ lương hưu, đã mở đường cho Hy Lạp tiến tới đạt thỏa thuận với các chủ nợ nhằm chặn đứng nguy cơ phá sản vào cuối tháng này. Các nhà lãnh đạo khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone đã thể hiện sự lạc quan thận trọng trước đề xuất của ông Tsipras và cho Hy Lạp 48 giờ đồng hồ tính từ hôm qua để chốt một thỏa thuận.
Tuy vậy, phái cực tả trong đảng cầm quyền Syzira của Hy Lạp đã nổi giận trước đề xuất của ông Tsipras.
Một nhà làm luật nói thỏa thuận như vậy không khác gì Hy Lạp “tự đào mồ chôn mình”. Vị này nhấn mạnh, trong suốt 5 năm khủng hoảng qua, Hy Lạp đã phải chịu hết đợt này đến đợt khác các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” theo yêu cầu của chủ nợ để đổi lấy viện trợ.
Phó chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, một thành viên đảng Syriza, ông Alexis Mitropoulos nói những nhượng bộ của Thủ tướng Tsipras là “không phù hợp với các nguyên tắc của phe tả” và sẽ dẫn tới “sự tàn sát xã hội”.
“Tôi tin là khó có chuyện chương trình này sẽ được chúng tôi thông qua”, ông Mitropoulos tuyên bố.
Tuy vậy, Quốc vụ khanh Nikos Pappas, một trong những phụ tá thân cận nhất của ông Tsipras, tin tưởng thỏa thuận sẽ được thông qua. “Tôi tin chắc rằng đây là một thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của phần đông thành viên Chính phủ và nhân dân Hy Lạp”, ông Pappas nói.
Thị trường chứng khoán Hy Lạp và châu Âu đồng loạt tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/6. Tuy vậy, đồng Euro mất giá do lo ngại thỏa thuận giữa Hy Lạp với chủ nợ, nếu đạt được, sẽ bị Quốc hội nước này phản bác.
Ông Tsipras đắc cử Thủ tướng Hy Lạp hồi tháng 1 năm nay bằng lời hứa sẽ đảo ngược các “chính sách thắt lưng buộc bụng” trong bối cảnh nền kinh tế nước này suy thoái sâu. Trong tình thế hiện nay, ông vừa phải đảm bảo được sự hài lòng trong đảng Syriza của ông, vừa phải thỏa mãn yêu cầu của các chủ nợ.
Ngày 24/6, ông Tsipras sẽ tới Brussels để gặp Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Drarghi, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker.
Ngày 23/6, hàng nghìn người hưu trí và thành viên công đoàn Hy Lạp đã xuống đường ở khu trung tâm thủ đô Athens để phản đối việc siết chặt thêm chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
“Những người ủng hộ ông Tsipras cứ nghĩ ông ấy sẽ khác. Nhưng ông ấy đang đầu hàng trước yêu sách của những người nước ngoài”, Panagiota Panayiopoulou, 34 tuổi, một cựu giáo viên mẫu giáo đang thất nghiệp nói. “Tôi đã bỏ phiếu cho ông ấy, và đó là một lá phiếu phí hoài”.
Theo một số nguồn tin thân cận, các chủ nợ có thể sẽ đòi ông Tsipras phải tiết kiệm thêm ngân sách và tăng thêm thuế. Lời cảnh báo của Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel nói rằng các chủ nợ sẽ không bị “tống tiền” cho thấy tiến trình đạt tới một thỏa thuận vẫn còn mong manh.
Trong trường hợp Quốc hội Hy Lạp không ủng hộ thỏa thuận với chủ nợ, Thủ tướng Tsipras có thể sẽ phải kêu gọi bầu cử sớm hoặc tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý. Trong trường hợp đó, bất ổn ở Hy Lạp có thể kéo dài lâu hơn.
Những nhượng bộ của Thủ tướng Tsipras, bao gồm tăng thuế và tăng mức đóng góp vào quỹ lương hưu, đã mở đường cho Hy Lạp tiến tới đạt thỏa thuận với các chủ nợ nhằm chặn đứng nguy cơ phá sản vào cuối tháng này. Các nhà lãnh đạo khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone đã thể hiện sự lạc quan thận trọng trước đề xuất của ông Tsipras và cho Hy Lạp 48 giờ đồng hồ tính từ hôm qua để chốt một thỏa thuận.
Tuy vậy, phái cực tả trong đảng cầm quyền Syzira của Hy Lạp đã nổi giận trước đề xuất của ông Tsipras.
Một nhà làm luật nói thỏa thuận như vậy không khác gì Hy Lạp “tự đào mồ chôn mình”. Vị này nhấn mạnh, trong suốt 5 năm khủng hoảng qua, Hy Lạp đã phải chịu hết đợt này đến đợt khác các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” theo yêu cầu của chủ nợ để đổi lấy viện trợ.
Phó chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, một thành viên đảng Syriza, ông Alexis Mitropoulos nói những nhượng bộ của Thủ tướng Tsipras là “không phù hợp với các nguyên tắc của phe tả” và sẽ dẫn tới “sự tàn sát xã hội”.
“Tôi tin là khó có chuyện chương trình này sẽ được chúng tôi thông qua”, ông Mitropoulos tuyên bố.
Tuy vậy, Quốc vụ khanh Nikos Pappas, một trong những phụ tá thân cận nhất của ông Tsipras, tin tưởng thỏa thuận sẽ được thông qua. “Tôi tin chắc rằng đây là một thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của phần đông thành viên Chính phủ và nhân dân Hy Lạp”, ông Pappas nói.
Thị trường chứng khoán Hy Lạp và châu Âu đồng loạt tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/6. Tuy vậy, đồng Euro mất giá do lo ngại thỏa thuận giữa Hy Lạp với chủ nợ, nếu đạt được, sẽ bị Quốc hội nước này phản bác.
Ông Tsipras đắc cử Thủ tướng Hy Lạp hồi tháng 1 năm nay bằng lời hứa sẽ đảo ngược các “chính sách thắt lưng buộc bụng” trong bối cảnh nền kinh tế nước này suy thoái sâu. Trong tình thế hiện nay, ông vừa phải đảm bảo được sự hài lòng trong đảng Syriza của ông, vừa phải thỏa mãn yêu cầu của các chủ nợ.
Ngày 24/6, ông Tsipras sẽ tới Brussels để gặp Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Drarghi, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker.
Ngày 23/6, hàng nghìn người hưu trí và thành viên công đoàn Hy Lạp đã xuống đường ở khu trung tâm thủ đô Athens để phản đối việc siết chặt thêm chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
“Những người ủng hộ ông Tsipras cứ nghĩ ông ấy sẽ khác. Nhưng ông ấy đang đầu hàng trước yêu sách của những người nước ngoài”, Panagiota Panayiopoulou, 34 tuổi, một cựu giáo viên mẫu giáo đang thất nghiệp nói. “Tôi đã bỏ phiếu cho ông ấy, và đó là một lá phiếu phí hoài”.
Theo một số nguồn tin thân cận, các chủ nợ có thể sẽ đòi ông Tsipras phải tiết kiệm thêm ngân sách và tăng thêm thuế. Lời cảnh báo của Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel nói rằng các chủ nợ sẽ không bị “tống tiền” cho thấy tiến trình đạt tới một thỏa thuận vẫn còn mong manh.
Trong trường hợp Quốc hội Hy Lạp không ủng hộ thỏa thuận với chủ nợ, Thủ tướng Tsipras có thể sẽ phải kêu gọi bầu cử sớm hoặc tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý. Trong trường hợp đó, bất ổn ở Hy Lạp có thể kéo dài lâu hơn.