Hy vọng năm mới tốt lành, Phố Wall vọt mạnh
Với hy vọng kinh tế năm 2012 sẽ tốt hơn, giới đầu tư Mỹ đã đẩy mạnh mua vào cổ phiếu, đưa các chỉ số chính tăng vọt
Với hy vọng kinh tế năm 2012 sẽ tốt hơn, giới đầu tư Mỹ đã đẩy mạnh mua vào cổ phiếu, đưa các chỉ số chứng khoán chính tăng mạnh ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới. Bên cạnh đó, số liệu kinh tế lạc quan từ Đức và Trung Quốc cũng là các nhân tố giúp thị trường lên điểm.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 3/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 179,82 điểm, tương ứng 1,47%, lên 12.397,38 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 19,46 điểm, tương ứng 1,55%, lên 1.277,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng vọt 43,57 điểm, tương ứng 1,67%, lên mức 2.648,72 điểm.
Khối lượng giao dịch ở mức vừa phải. Khoảng 7 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu của năm 2011. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm ở sàn New York là 16/5, ở sàn Nasdaq là 14/5.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và tài chính dẫn đầu thị trường về mức tăng điểm trong phiên giao dịch hôm qua. Chỉ số KBW ngân hàng tăng mạnh 3,3%. Đáng chú ý, cổ phiếu của US Steel tăng mạnh tới 6,5% lên 28,17 USD sau khi đã để mất hơn một nửa giá trị thị trường trong năm 2011.
Các nhà phân tích chiến lược trong cuộc điều tra dư luận hồi tháng 12/2011 của hãng tin Reuters dự đoán, chỉ số S&P 500 sẽ chốt năm 2012 ở mức 1.340 điểm, tăng 6,6%. Trong năm giao dịch 2011 vừa kết thúc, chỉ số chứng khoán quan trọng này đã giảm nhẹ 0,003%.
Hôm qua, thị trường đón nhận khá nhiều thông tin kinh tế tích cực từ trong và ngoài nước Mỹ. Cụ thể, khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 12 đã tăng trưởng với nhịp độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2011, trong khi chi phí xây dựng trong tháng 11 tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 18 tháng qua.
Thêm vào đó, kinh tế Trung Quốc trong tháng 12/2011 lạc quan hơn và tỷ lệ thất nghiệp của Đức trong năm 2011 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua, cũng là những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phấn chấn hơn ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2012.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch đêm 3/1. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng vọt 2,29% lên 5.699,91 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 0,72% lên 3.245,40 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 1,5% lên 6.166,57 điểm.
Đóng cửa trước đó, các sàn chứng khoán châu Á cũng rực xanh nhờ báo cáo kinh tế tích cực từ Trung Quốc cho thấy, hoạt động sản xuất của nước này bất ngờ tăng trở lại trong tháng 12/2011, đúng vào mùa mua sắm, giữa lúc nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc đang bất ổn.
Chốt phiên này, chỉ số MSCI của khu vực chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm thị trường Nhật Bản) đã tăng được tới 1,7%, trong đó các mã cổ phiếu của ngành năng lượng dẫn đầu đà tăng điểm nhờ sự đi lên của giá dầu. Đáng chú ý, thị trường Hồng Kông bật tăng 2,4%.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 3/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 179,82 điểm, tương ứng 1,47%, lên 12.397,38 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 19,46 điểm, tương ứng 1,55%, lên 1.277,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng vọt 43,57 điểm, tương ứng 1,67%, lên mức 2.648,72 điểm.
Khối lượng giao dịch ở mức vừa phải. Khoảng 7 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu của năm 2011. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm ở sàn New York là 16/5, ở sàn Nasdaq là 14/5.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và tài chính dẫn đầu thị trường về mức tăng điểm trong phiên giao dịch hôm qua. Chỉ số KBW ngân hàng tăng mạnh 3,3%. Đáng chú ý, cổ phiếu của US Steel tăng mạnh tới 6,5% lên 28,17 USD sau khi đã để mất hơn một nửa giá trị thị trường trong năm 2011.
Các nhà phân tích chiến lược trong cuộc điều tra dư luận hồi tháng 12/2011 của hãng tin Reuters dự đoán, chỉ số S&P 500 sẽ chốt năm 2012 ở mức 1.340 điểm, tăng 6,6%. Trong năm giao dịch 2011 vừa kết thúc, chỉ số chứng khoán quan trọng này đã giảm nhẹ 0,003%.
Hôm qua, thị trường đón nhận khá nhiều thông tin kinh tế tích cực từ trong và ngoài nước Mỹ. Cụ thể, khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 12 đã tăng trưởng với nhịp độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2011, trong khi chi phí xây dựng trong tháng 11 tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 18 tháng qua.
Thêm vào đó, kinh tế Trung Quốc trong tháng 12/2011 lạc quan hơn và tỷ lệ thất nghiệp của Đức trong năm 2011 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua, cũng là những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phấn chấn hơn ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2012.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch đêm 3/1. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng vọt 2,29% lên 5.699,91 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 0,72% lên 3.245,40 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 1,5% lên 6.166,57 điểm.
Đóng cửa trước đó, các sàn chứng khoán châu Á cũng rực xanh nhờ báo cáo kinh tế tích cực từ Trung Quốc cho thấy, hoạt động sản xuất của nước này bất ngờ tăng trở lại trong tháng 12/2011, đúng vào mùa mua sắm, giữa lúc nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc đang bất ổn.
Chốt phiên này, chỉ số MSCI của khu vực chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm thị trường Nhật Bản) đã tăng được tới 1,7%, trong đó các mã cổ phiếu của ngành năng lượng dẫn đầu đà tăng điểm nhờ sự đi lên của giá dầu. Đáng chú ý, thị trường Hồng Kông bật tăng 2,4%.