IMF: Ngân hàng nhỏ Việt Nam sẽ “khổ” với trần lãi suất mới
Đại diện IMF cho rằng, việc hạ trần lãi suất huy động sẽ khiến những ngân hàng nhỏ và yếu gặp thêm khó khăn
Việc Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi
suất huy động sẽ khiến những ngân hàng nhỏ và yếu gặp thêm khó khăn
trong việc thu hút nguồn vốn, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhận định.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, những nhận định trên được ông Masaoto Miyazaki, Tổng giám đốc IMF tại Việt Nam, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn diễn ra ngày 13/3 tại Hà Nội. Trong cuộc trao đổi với Bloomberg, ông Miyazaki cho rằng, trong kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng, Chính phủ Việt Nam nên tách riêng nợ xấu của những ngân hàng yếu kém. Ông cũng cảnh báo, thất bại trong giải quyết vấn đề nợ xấu có thể ảnh hưởng đến niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
“Nhìn chung, các vấn đề của hệ thống ngân hàng đã được nhà chức trách nắm rõ hơn, nhưng những bất ổn ở các ngân hàng yếu kém vẫn chưa được khắc phục”, ông Miyazaki nói.
Theo ông, việc hạ trần lãi suất huy động tiền gửi VND về 13% từ mức 14% có thể gây thêm khó khăn cho các ngân hàng yếu. “Thậm chí cả khi lãi suất là 14%, các ngân hàng này cũng không huy động được tiền gửi. Với lãi suất 13%, họ sẽ càng gặp khó khăn và càng cần thêm sự hỗ trợ thanh khoản”, ông Miyazaki cảnh báo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại được dự báo ở mức 3,8% tính đến thời điểm tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings hồi tuần trước cho rằng, tỷ lệ nợ xấu thực tế có thể cao hơn con số chính thức.
Mặc dù không xem sự thiếu hụt thanh khoản của các ngân hàng nhỏ có thể gây rối hệ thống, song Tổng giám đốc IMF tại Việt Nam vẫn khuyến cáo, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên “ngăn không cho vấn đề thanh khoản của các ngân hàng yếu trở nên xấu thêm, khi việc hạ trần lãi suất tiền gửi buộc các ngân hàng yếu phải dựa nhiều hơn vào Ngân hàng Nhà nước”.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, những nhận định trên được ông Masaoto Miyazaki, Tổng giám đốc IMF tại Việt Nam, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn diễn ra ngày 13/3 tại Hà Nội. Trong cuộc trao đổi với Bloomberg, ông Miyazaki cho rằng, trong kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng, Chính phủ Việt Nam nên tách riêng nợ xấu của những ngân hàng yếu kém. Ông cũng cảnh báo, thất bại trong giải quyết vấn đề nợ xấu có thể ảnh hưởng đến niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
“Nhìn chung, các vấn đề của hệ thống ngân hàng đã được nhà chức trách nắm rõ hơn, nhưng những bất ổn ở các ngân hàng yếu kém vẫn chưa được khắc phục”, ông Miyazaki nói.
Theo ông, việc hạ trần lãi suất huy động tiền gửi VND về 13% từ mức 14% có thể gây thêm khó khăn cho các ngân hàng yếu. “Thậm chí cả khi lãi suất là 14%, các ngân hàng này cũng không huy động được tiền gửi. Với lãi suất 13%, họ sẽ càng gặp khó khăn và càng cần thêm sự hỗ trợ thanh khoản”, ông Miyazaki cảnh báo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại được dự báo ở mức 3,8% tính đến thời điểm tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings hồi tuần trước cho rằng, tỷ lệ nợ xấu thực tế có thể cao hơn con số chính thức.
Mặc dù không xem sự thiếu hụt thanh khoản của các ngân hàng nhỏ có thể gây rối hệ thống, song Tổng giám đốc IMF tại Việt Nam vẫn khuyến cáo, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên “ngăn không cho vấn đề thanh khoản của các ngân hàng yếu trở nên xấu thêm, khi việc hạ trần lãi suất tiền gửi buộc các ngân hàng yếu phải dựa nhiều hơn vào Ngân hàng Nhà nước”.