Intel lại vướng vòng lao lý
Hãng sản xuất bộ vi xử lý lớn nhất thế giới Intel vừa bị Tổng chưởng lý bang New York phát đơn kiện chống độc quyền
Hãng sản xuất bộ vi xử lý lớn nhất thế giới Intel vừa bị Tổng chưởng lý bang New York phát đơn kiện chống độc quyền.
Đơn kiện của Tổng chưởng lý Andrew Cuomo cáo buộc Intel đã dùng những thủ đoạn đe dọa bất hợp pháp và tiền "lại quả" đối với các hãng sản xuất máy tính để các hãng này chỉ dùng chip của Intel mà không dùng chip do các đối thủ của Intel sản xuất.
Intel phải đương đầu với đơn kiện ngày 4/11 của Tổng chưởng lý bang New York trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh của tập đoàn này ngày càng bị các cơ quan luật pháp săm soi nhiều hơn. Thêm vào đó, số vụ kiện nhằm vào Intel ở các thị trường nước ngoài cũng có chiều hướng gia tăng, với những lời buộc tội cho rằng Intel có hành vi chống cạnh tranh.
Trước việc bị kiện, Intel luôn khẳng định bản thân chẳng bao giờ làm gì sai. Như thường lệ, nói về vụ kiện của Tổng chưởng lý Cuomo, phát ngôn viên Chuck Mulloy của Intel tuyên bố: "Chúng tôi không đồng tình với Tổng chưởng lý New York. Vụ kiện này chẳng làm lợi cho ai, dù đó là những người tiêu dùng đang được hưởng lợi từ mức giá rẻ và kỹ thuật được nâng cấp, hay công lý. Intel sẽ tự bảo vệ mình".
Đơn kiện của Tổng chưởng lý Cuomo cho rằng, Intel đã vi phạm luật chống độc quyền bang và liên bang khi "tiến hành một chiến dịch bất hợp pháp có hệ thống và quy mô toàn thế giới" bao gồm các hành vi đe dọa và đút lót lãnh đạo các hãng sản xuất máy tính như HP, Dell và IBM.
Theo đơn kiện này, Intel đã thuyết phục các hãng máy tính sử dụng bộ vi xử lý của Intel, đổi lại sẽ nhận được hàng tỷ USD tiền "lại quả". Tổng chưởng lý Cuomo khẳng định, song song với "củ cà rốt" này, Intel còn sử dụng "cây gậy" - đe dọa sẽ trả đũa những hãng máy tính hợp tác với các đối thủ của Intel, đặc biệt là hãng Advanced Micro Devices (AMD).
Ông Cuomo cho rằng, vào năm 2006, Intel đã trả gần 2 tỷ USD cho hãng Dell để hãng này không quảng bá các sản phẩm của AMD. Cũng theo ông Cuomo, Intel còn trả 130 triệu USD cho IBM để hãng này không tung ra một sản phẩm dùng chip của AMD, đồng thời đe dọa chấm dứt một dự án phát triển trong đó Intel và HP hợp tác nếu như HP dùng chip của AMD.
"Thay vì cạnh tranh lành mạnh, Intel đã sử dụng các biện pháp hối lộ và thông đồng để duy trì địa vị thống lĩnh của họ trên thị trường. Hành động của Intel không chỉ kìm hãm bất bình đẳng các đối thủ tiềm năng, mà còn gây hại cho người tiêu dùng vì họ sẽ không được dùng những sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn", ông Cuomo tuyên bố.
Vị Chưởng lý này còn đưa ra bằng chứng là những bức thư điện tử nội bộ được cho là trao đổi giữa các quan chức của Intel, cũng như lãnh đạo của Intel với đối tác tại các hãng sản xuất máy tính.
Đây không phải là lần đầu tiên Intel bị kiện chống độc quyền, tuy nhiên, đơn kiện của Tổng chưởng lý New York đã đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ qua các nhà chức trách Mỹ chính thức "sờ gáy" tập đoàn này. Gần đây nhất, vào năm 1998, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã tiến hành một vụ kiện nhằm vào Intel, nhưng vụ này đã nhanh chóng được giải quyết êm thấm.
Tháng 5 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã dành cho Intel án phạt kỷ lục 1,45 tỷ USD vì hành vi vi phạm luật chống độc quyền. Hiện Intel đang kháng cáo lại phán quyết này. Cách đây 4 năm, các nhà chức trách Nhật Bản đã phát hiện Intel vi phạm luật chống độc quyền của nước này. Tại Hàn Quốc vào năm ngoái, Intel cũng bị xử lý vì hành vi tương tự. Hiện đối thủ AMD còn đang kiện Intel trong một vụ kiện kéo dài đã 4 năm dự kiến được đưa ra tòa vào tháng 3 năm sau.
Tại Mỹ, FTC cũng đang điều tra Intel từ giữa năm 2008 tới nay, nhưng chưa phát đơn kiện. Giới quan sát cho rằng, sau đơn kiện của Tổng chưởng lý bang New York, FTC sớm muộn gì cũng sẽ khởi kiện Intel.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ cứng rắn hơn chính quyền tiền nhiệm trong công tác chống độc quyền trong lĩnh vực công nghệ. Hoạt động của các "đại gia" công nghệ như Apple, Google và IBM... đều đang nằm trong tầm ngắm của Bộ Tư pháp Mỹ.
Đơn kiện Intel của Tổng chưởng lý bang New York đã được nhiều tổ chức ủng hộ người tiêu dùng của Mỹ hoan nghênh nhiệt liệt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không dễ để các nhà chức trách Mỹ thắng trong vụ kiện này. Vụ này cũng tương tự như vụ EC kiện Intel, nhưng luật chống độc quyền của Mỹ và châu Âu lại không giống nhau, trong đó luật của Mỹ đòi hỏi phải có nhiều bằng chứng xác thực về sự thiệt hại của người tiêu dùng.
(Theo Washington Post)
Đơn kiện của Tổng chưởng lý Andrew Cuomo cáo buộc Intel đã dùng những thủ đoạn đe dọa bất hợp pháp và tiền "lại quả" đối với các hãng sản xuất máy tính để các hãng này chỉ dùng chip của Intel mà không dùng chip do các đối thủ của Intel sản xuất.
Intel phải đương đầu với đơn kiện ngày 4/11 của Tổng chưởng lý bang New York trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh của tập đoàn này ngày càng bị các cơ quan luật pháp săm soi nhiều hơn. Thêm vào đó, số vụ kiện nhằm vào Intel ở các thị trường nước ngoài cũng có chiều hướng gia tăng, với những lời buộc tội cho rằng Intel có hành vi chống cạnh tranh.
Trước việc bị kiện, Intel luôn khẳng định bản thân chẳng bao giờ làm gì sai. Như thường lệ, nói về vụ kiện của Tổng chưởng lý Cuomo, phát ngôn viên Chuck Mulloy của Intel tuyên bố: "Chúng tôi không đồng tình với Tổng chưởng lý New York. Vụ kiện này chẳng làm lợi cho ai, dù đó là những người tiêu dùng đang được hưởng lợi từ mức giá rẻ và kỹ thuật được nâng cấp, hay công lý. Intel sẽ tự bảo vệ mình".
Đơn kiện của Tổng chưởng lý Cuomo cho rằng, Intel đã vi phạm luật chống độc quyền bang và liên bang khi "tiến hành một chiến dịch bất hợp pháp có hệ thống và quy mô toàn thế giới" bao gồm các hành vi đe dọa và đút lót lãnh đạo các hãng sản xuất máy tính như HP, Dell và IBM.
Theo đơn kiện này, Intel đã thuyết phục các hãng máy tính sử dụng bộ vi xử lý của Intel, đổi lại sẽ nhận được hàng tỷ USD tiền "lại quả". Tổng chưởng lý Cuomo khẳng định, song song với "củ cà rốt" này, Intel còn sử dụng "cây gậy" - đe dọa sẽ trả đũa những hãng máy tính hợp tác với các đối thủ của Intel, đặc biệt là hãng Advanced Micro Devices (AMD).
Ông Cuomo cho rằng, vào năm 2006, Intel đã trả gần 2 tỷ USD cho hãng Dell để hãng này không quảng bá các sản phẩm của AMD. Cũng theo ông Cuomo, Intel còn trả 130 triệu USD cho IBM để hãng này không tung ra một sản phẩm dùng chip của AMD, đồng thời đe dọa chấm dứt một dự án phát triển trong đó Intel và HP hợp tác nếu như HP dùng chip của AMD.
"Thay vì cạnh tranh lành mạnh, Intel đã sử dụng các biện pháp hối lộ và thông đồng để duy trì địa vị thống lĩnh của họ trên thị trường. Hành động của Intel không chỉ kìm hãm bất bình đẳng các đối thủ tiềm năng, mà còn gây hại cho người tiêu dùng vì họ sẽ không được dùng những sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn", ông Cuomo tuyên bố.
Vị Chưởng lý này còn đưa ra bằng chứng là những bức thư điện tử nội bộ được cho là trao đổi giữa các quan chức của Intel, cũng như lãnh đạo của Intel với đối tác tại các hãng sản xuất máy tính.
Đây không phải là lần đầu tiên Intel bị kiện chống độc quyền, tuy nhiên, đơn kiện của Tổng chưởng lý New York đã đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ qua các nhà chức trách Mỹ chính thức "sờ gáy" tập đoàn này. Gần đây nhất, vào năm 1998, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã tiến hành một vụ kiện nhằm vào Intel, nhưng vụ này đã nhanh chóng được giải quyết êm thấm.
Tháng 5 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã dành cho Intel án phạt kỷ lục 1,45 tỷ USD vì hành vi vi phạm luật chống độc quyền. Hiện Intel đang kháng cáo lại phán quyết này. Cách đây 4 năm, các nhà chức trách Nhật Bản đã phát hiện Intel vi phạm luật chống độc quyền của nước này. Tại Hàn Quốc vào năm ngoái, Intel cũng bị xử lý vì hành vi tương tự. Hiện đối thủ AMD còn đang kiện Intel trong một vụ kiện kéo dài đã 4 năm dự kiến được đưa ra tòa vào tháng 3 năm sau.
Tại Mỹ, FTC cũng đang điều tra Intel từ giữa năm 2008 tới nay, nhưng chưa phát đơn kiện. Giới quan sát cho rằng, sau đơn kiện của Tổng chưởng lý bang New York, FTC sớm muộn gì cũng sẽ khởi kiện Intel.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ cứng rắn hơn chính quyền tiền nhiệm trong công tác chống độc quyền trong lĩnh vực công nghệ. Hoạt động của các "đại gia" công nghệ như Apple, Google và IBM... đều đang nằm trong tầm ngắm của Bộ Tư pháp Mỹ.
Đơn kiện Intel của Tổng chưởng lý bang New York đã được nhiều tổ chức ủng hộ người tiêu dùng của Mỹ hoan nghênh nhiệt liệt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không dễ để các nhà chức trách Mỹ thắng trong vụ kiện này. Vụ này cũng tương tự như vụ EC kiện Intel, nhưng luật chống độc quyền của Mỹ và châu Âu lại không giống nhau, trong đó luật của Mỹ đòi hỏi phải có nhiều bằng chứng xác thực về sự thiệt hại của người tiêu dùng.
(Theo Washington Post)