iPhone 6 có thể ra trễ vì vụ nổ ở Trung Quốc
Việc "trình làng" các sản phẩm điện thoại mới của những công ty nội địa Trung Quốc như Xiaomi và Meizu cũng có thể bị trì hoãn
Sau vụ nổ nhà máy gây thương vong lớn hôm 2/8, hơn 40 doanh
nghiệp ở Giang Tô (Trung Quốc) sẽ buộc phải ngừng hoạt động để kiểm tra
an toàn, và việc này có thể ảnh hưởng tới việc ra mắt iPhone 6.
Mạng tin Want China Times dẫn một bản tin của tờ Commercial Times, cho hay các nhà chức trách tin rằng bụi và mạt kim loại có thể là nguyên nhân gây ra vụ nổ nhà máy sản xuất kim loại Zhongrong ở thành phố Côn Sơn, Giang Tô, làm chết 75 người, 186 người khác bị thương. Vụ nổ này xảy ra vào khoảng 7h37 sáng ngày 2/8.
Cơ quan giám sát an toàn ở thành phố Côn Sơn đã ra lệnh ngừng hoạt động tại hơn 40 công ty thuộc ngành công nghiệp giá trị gia tăng ở thành phố này, để có thể tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn.
Mục tiêu cơ bản của việc kiểm tra này là các nhà máy có khâu mài để đánh bóng hợp kim nhôm và ma-giê. Khâu này khá phổ biến ở những nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm như vỏ thiết bị điện tử, cửa sổ, cửa xe hơi.
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp bị ngừng sản xuất có cả nhà máy thuộc tập đoàn Foxconn của Đài Loan.
Foxconn là tập đoàn chuyên gia công, lắp ráp các sản phẩm điện tử cho những hãng công nghệ nổi tiếng toàn cầu như điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad của Apple.
Thành phố cấp tỉnh Tô Châu cũng đã đưa ra một lệnh ngừng hoạt động khẩn cấp đối với tất cả các ngành công nghiệp có liên quan tới bụi kim loại. Côn Sơn là thành phố cấp huyện, vệ tinh của vùng đại đô thị Tô Châu.
Cơ quan an toàn lao động cấp quốc gia của Trung Quốc đã gửi một số chuyên gia về bụi tới tham dự cuộc điều tra ở thành phố Côn Sơn. Điều này đã gây ra những lời đồn đoán cho rằng, các phân xưởng mài trên khắp Trung Quốc có thể phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian chưa rõ.
Mạng tin Want China Times cho rằng, nếu điều này là sự thực, thì việc ra mắt chiếc iPhone 6 của Apple có thể bị chậm trễ. Ngoài ra, việc "trình làng" các sản phẩm điện thoại mới của những công ty nội địa Trung Quốc như Xiaomi và Meizu cũng có thể bị trì hoãn.
Theo nội dung trên trang web của Zhongrong, hoạt động kinh doanh chính của công ty này là đánh bóng vành xe bằng nhôm cho các công ty sản xuất xe hơi như General Motors. Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ hai quan chức của nhà máy để thẩm vấn.
Tuy nhiên, một bản tin của hãng Bloomberg khẳng định, Foxconn không lắp ráp sản phẩm Apple tại Côn Sơn và phần lớn việc sản xuất của tập đoàn Đài Loan được tiến hành ở nơi khác. Thậm chí, nếu nhà máy của Foxconn ở Côn Sơn có lắp ráp iPhones, linh kiện iPhone thì cũng không thể vì việc ngừng hoạt động tạm thời này mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất.
Bloomberg phân tích, nếu Apple dự định công bố các mẫu iPhone mới vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới, thì các nhà cung cấp đã phải đẩy mạnh sản xuất và lắp ráp nhằm đạt tới một con số sản phẩm mục tiêu nhất định, để phục vụ việc bán lẻ và giao hàng, đồng thời thiết lập một kênh cung cấp để đáp ứng nhu cầu dự tính của khách hàng.
Mạng tin Want China Times dẫn một bản tin của tờ Commercial Times, cho hay các nhà chức trách tin rằng bụi và mạt kim loại có thể là nguyên nhân gây ra vụ nổ nhà máy sản xuất kim loại Zhongrong ở thành phố Côn Sơn, Giang Tô, làm chết 75 người, 186 người khác bị thương. Vụ nổ này xảy ra vào khoảng 7h37 sáng ngày 2/8.
Cơ quan giám sát an toàn ở thành phố Côn Sơn đã ra lệnh ngừng hoạt động tại hơn 40 công ty thuộc ngành công nghiệp giá trị gia tăng ở thành phố này, để có thể tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn.
Mục tiêu cơ bản của việc kiểm tra này là các nhà máy có khâu mài để đánh bóng hợp kim nhôm và ma-giê. Khâu này khá phổ biến ở những nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm như vỏ thiết bị điện tử, cửa sổ, cửa xe hơi.
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp bị ngừng sản xuất có cả nhà máy thuộc tập đoàn Foxconn của Đài Loan.
Foxconn là tập đoàn chuyên gia công, lắp ráp các sản phẩm điện tử cho những hãng công nghệ nổi tiếng toàn cầu như điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad của Apple.
Thành phố cấp tỉnh Tô Châu cũng đã đưa ra một lệnh ngừng hoạt động khẩn cấp đối với tất cả các ngành công nghiệp có liên quan tới bụi kim loại. Côn Sơn là thành phố cấp huyện, vệ tinh của vùng đại đô thị Tô Châu.
Cơ quan an toàn lao động cấp quốc gia của Trung Quốc đã gửi một số chuyên gia về bụi tới tham dự cuộc điều tra ở thành phố Côn Sơn. Điều này đã gây ra những lời đồn đoán cho rằng, các phân xưởng mài trên khắp Trung Quốc có thể phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian chưa rõ.
Mạng tin Want China Times cho rằng, nếu điều này là sự thực, thì việc ra mắt chiếc iPhone 6 của Apple có thể bị chậm trễ. Ngoài ra, việc "trình làng" các sản phẩm điện thoại mới của những công ty nội địa Trung Quốc như Xiaomi và Meizu cũng có thể bị trì hoãn.
Theo nội dung trên trang web của Zhongrong, hoạt động kinh doanh chính của công ty này là đánh bóng vành xe bằng nhôm cho các công ty sản xuất xe hơi như General Motors. Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ hai quan chức của nhà máy để thẩm vấn.
Tuy nhiên, một bản tin của hãng Bloomberg khẳng định, Foxconn không lắp ráp sản phẩm Apple tại Côn Sơn và phần lớn việc sản xuất của tập đoàn Đài Loan được tiến hành ở nơi khác. Thậm chí, nếu nhà máy của Foxconn ở Côn Sơn có lắp ráp iPhones, linh kiện iPhone thì cũng không thể vì việc ngừng hoạt động tạm thời này mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất.
Bloomberg phân tích, nếu Apple dự định công bố các mẫu iPhone mới vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới, thì các nhà cung cấp đã phải đẩy mạnh sản xuất và lắp ráp nhằm đạt tới một con số sản phẩm mục tiêu nhất định, để phục vụ việc bán lẻ và giao hàng, đồng thời thiết lập một kênh cung cấp để đáp ứng nhu cầu dự tính của khách hàng.