Joshua Wong, thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi tại Hồng Kông
Danh tiếng nổi như cồn của Joshua Wong đang khiến Bắc Kinh tức giận
Một nhà hoạt động 17 tuổi đã nổi lên thành gương mặt của cuộc biểu tình đòi dân chủ đang diễn ra rầm rộ ở Hồng Kông. Đó là Joshua Wong, người lãnh đạo học sinh - sinh viên Hồng Kông biểu tình.
Đây không phải là lần đầu tiên Wong tổ chức biểu tình. Theo tờ Wall Street Journal, năm 2012, nhóm sinh viên Scholarism của Wong đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại một kế hoạch của chính quyền Hồng Kông tổ chức các giờ học về “lòng yêu nước” tại các trường học.
Đây không phải là lần đầu tiên Wong tổ chức biểu tình. Theo tờ Wall Street Journal, năm 2012, nhóm sinh viên Scholarism của Wong đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại một kế hoạch của chính quyền Hồng Kông tổ chức các giờ học về “lòng yêu nước” tại các trường học.
Đây là chương trình giáo dục nhằm thúc đẩy sự gắn kết của thế hệ trẻ Hồng Kông với Trung Quốc đại lục. Khi đó, người biểu tình đã đổ ra đường, và chính quyền Hồng Kông rốt cục phải gác kế hoạch này lại. Danh tiếng của Wong nổi lên từ đó.
Trong một cuộc họp vào tháng 7, khi được hỏi anh nghĩ Hồng Kông sẽ như thế nào trong một thập kỷ tới, Wong nói, Hồng Kông “sẽ có bầu cử toàn dân”.
Do vai trò lãnh đạo sinh viên của Wong trong cuộc biểu tình đang diễn ra, anh đã bị bắt giam vào cuối tuần vừa rồi. Điều này càng khiến người biểu tình Hồng Kông thêm bất bình.
Đến sáng nay (1/10), cuộc biểu tình ở Hồng Kông chưa hề có dấu hiệu lắng dịu. Nhiều khu vực của thành phố này đã rơi vào tê liệt do dòng người đổ ra đường đòi bầu cử mở và đòi đương kim trưởng đặc khu hành chính từ chức ngày càng lớn.
Wong là một trong số 13 người bị bắt hôm thứ Sáu, sau khi anh và các sinh viên biểu tình khác vượt qua hàng rào để tiến vào một quảng trường gần tòa nhà trụ sở chính quyền Hồng Kông. Ngày thứ Bảy, hàng nghìn sinh viên đã tới chiếm khu vực ngoài tòa nhà này. Phong trào biểu tình loang ra các đường phố đông đúc nhất của Hồng Kông vào ngày Chủ nhật, buộc cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán đám đông, nhưng bất thành.
Wong bị cảnh sát giữ trong hơn 40 giờ đồng hồ cho tới khi được thả vào tối ngày Chủ nhật. Cảnh sát đã trả tự do cho Wong “vô điều kiện” sau khi tòa án tối cao của vùng lãnh thổ phê chuẩn một đơn xin do các luật sư bảo vệ anh gửi lên. Các sinh viên khác bị bắt cùng với Wong cũng được thả ngay sau đó.
“Hãy thả các sinh viên! Họ vô tội”, người biểu tình Hồng Kông đã hô vang trên các đường phố, nơi họ bị cảnh sát bao vây vào ngày Chủ nhật sau khi dòng người chiếm những con đường quan trọng nhất trong thành phố.
Wong cùng với những người bạn cùng bị bắt của anh “đã trở thành anh hùng trong con mắt của những người biểu tình Hồng Kông. Bởi vậy nếu họ phải ra tòa hoặc gặp trở ngại về thăng tiến hay học hành, họ sẽ càng nhận được sự ủng hộ lớn hơn”, học giả Suzanne Pepper thuộc Đại học Hồng Kông nhận định.
“Joshua Wong rất dũng cảm. Anh ấy dám đứng lên vì những gì mà anh tin là đúng”, Jerry Chik, 17 tuổi, một học sinh trung học vẫn mặc đồng phục khi tham gia biểu tình hôm thứ Ba, nói. “Nếu việc bắt anh ấy là do động cơ chính trị, thì đó là điều không thể chấp nhận”.
Theo Wall Street Journal, danh tiếng nổi như cồn của Joshua Wong đang khiến Bắc Kinh tức giận. Tháng trước, một tờ báo thân Bắc Kinh ở Hồng Kông là tờ Wen Wei Po, có bài viết nói rằng, Wong có quan hệ với Chính phủ Mỹ. Bài báo này tố Wong nhận tài trợ từ Mỹ và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang xâm nhập vào các trường học ở Hồng Kông. Wong đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.
Cảnh sát cho biết, họ vẫn có quyền khởi tố Wong. Theo giới luật sư, những cáo buộc nhằm vào Wong có thể bao gồm đột nhập trái phép cơ quan công quyền và tụ tập bất hợp pháp.
Wong vừa mới vào đại học năm nay. Anh cho biết không hề có kế hoạch rời Hồng Kông đi du học, cho dù anh có cơ hội. “Tôi không thông minh đến mức đó. Tôi muốn làm những công việc xã hội”, Wong nói trong một cuộc phỏng vấn. “Làm sao tôi có thể bỏ đi trong tình hình hiện nay. Nếu tôi đi, chính quyền có thể nhân cơ hội đó mà cười nhạo tôi”.
Gầy gò và đeo kính cận, Wong và nhóm Scholarism đang có ảnh hưởng không hề nhỏ ở Hồng Kông. Họ có hàng trăm nghìn người theo dõi (follower) trên mạng Internet.
Trong cuộc biểu tình đang diễn ra, sau khi Wong kêu gọi mọi người chuyển sang dùng ứng dụng nhắn tin di động qua Bluetooth WeChat để đề phòng tình huống mạng di động quá tải hoặc bị ngắt, đã có hơn 100.000 đăng ký mới sử dụng ứng dụng này ở Hồng Kông chỉ trong vòng chưa đẩy 24 giờ. Cũng kể từ thời điểm đó, đã có 800.000 cuộc hội thoại tin nhắn được thực hiện trên ứng dụng này.
Trong một cuộc họp vào tháng 7, khi được hỏi anh nghĩ Hồng Kông sẽ như thế nào trong một thập kỷ tới, Wong nói, Hồng Kông “sẽ có bầu cử toàn dân”.
Do vai trò lãnh đạo sinh viên của Wong trong cuộc biểu tình đang diễn ra, anh đã bị bắt giam vào cuối tuần vừa rồi. Điều này càng khiến người biểu tình Hồng Kông thêm bất bình.
Đến sáng nay (1/10), cuộc biểu tình ở Hồng Kông chưa hề có dấu hiệu lắng dịu. Nhiều khu vực của thành phố này đã rơi vào tê liệt do dòng người đổ ra đường đòi bầu cử mở và đòi đương kim trưởng đặc khu hành chính từ chức ngày càng lớn.
Wong là một trong số 13 người bị bắt hôm thứ Sáu, sau khi anh và các sinh viên biểu tình khác vượt qua hàng rào để tiến vào một quảng trường gần tòa nhà trụ sở chính quyền Hồng Kông. Ngày thứ Bảy, hàng nghìn sinh viên đã tới chiếm khu vực ngoài tòa nhà này. Phong trào biểu tình loang ra các đường phố đông đúc nhất của Hồng Kông vào ngày Chủ nhật, buộc cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán đám đông, nhưng bất thành.
Wong bị cảnh sát giữ trong hơn 40 giờ đồng hồ cho tới khi được thả vào tối ngày Chủ nhật. Cảnh sát đã trả tự do cho Wong “vô điều kiện” sau khi tòa án tối cao của vùng lãnh thổ phê chuẩn một đơn xin do các luật sư bảo vệ anh gửi lên. Các sinh viên khác bị bắt cùng với Wong cũng được thả ngay sau đó.
“Hãy thả các sinh viên! Họ vô tội”, người biểu tình Hồng Kông đã hô vang trên các đường phố, nơi họ bị cảnh sát bao vây vào ngày Chủ nhật sau khi dòng người chiếm những con đường quan trọng nhất trong thành phố.
Wong cùng với những người bạn cùng bị bắt của anh “đã trở thành anh hùng trong con mắt của những người biểu tình Hồng Kông. Bởi vậy nếu họ phải ra tòa hoặc gặp trở ngại về thăng tiến hay học hành, họ sẽ càng nhận được sự ủng hộ lớn hơn”, học giả Suzanne Pepper thuộc Đại học Hồng Kông nhận định.
“Joshua Wong rất dũng cảm. Anh ấy dám đứng lên vì những gì mà anh tin là đúng”, Jerry Chik, 17 tuổi, một học sinh trung học vẫn mặc đồng phục khi tham gia biểu tình hôm thứ Ba, nói. “Nếu việc bắt anh ấy là do động cơ chính trị, thì đó là điều không thể chấp nhận”.
Theo Wall Street Journal, danh tiếng nổi như cồn của Joshua Wong đang khiến Bắc Kinh tức giận. Tháng trước, một tờ báo thân Bắc Kinh ở Hồng Kông là tờ Wen Wei Po, có bài viết nói rằng, Wong có quan hệ với Chính phủ Mỹ. Bài báo này tố Wong nhận tài trợ từ Mỹ và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang xâm nhập vào các trường học ở Hồng Kông. Wong đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.
Cảnh sát cho biết, họ vẫn có quyền khởi tố Wong. Theo giới luật sư, những cáo buộc nhằm vào Wong có thể bao gồm đột nhập trái phép cơ quan công quyền và tụ tập bất hợp pháp.
Wong vừa mới vào đại học năm nay. Anh cho biết không hề có kế hoạch rời Hồng Kông đi du học, cho dù anh có cơ hội. “Tôi không thông minh đến mức đó. Tôi muốn làm những công việc xã hội”, Wong nói trong một cuộc phỏng vấn. “Làm sao tôi có thể bỏ đi trong tình hình hiện nay. Nếu tôi đi, chính quyền có thể nhân cơ hội đó mà cười nhạo tôi”.
Gầy gò và đeo kính cận, Wong và nhóm Scholarism đang có ảnh hưởng không hề nhỏ ở Hồng Kông. Họ có hàng trăm nghìn người theo dõi (follower) trên mạng Internet.
Trong cuộc biểu tình đang diễn ra, sau khi Wong kêu gọi mọi người chuyển sang dùng ứng dụng nhắn tin di động qua Bluetooth WeChat để đề phòng tình huống mạng di động quá tải hoặc bị ngắt, đã có hơn 100.000 đăng ký mới sử dụng ứng dụng này ở Hồng Kông chỉ trong vòng chưa đẩy 24 giờ. Cũng kể từ thời điểm đó, đã có 800.000 cuộc hội thoại tin nhắn được thực hiện trên ứng dụng này.