Kế hoạch “giải cứu” Phố Wall vẫn bế tắc
Ngày 23/9, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm trong khi kế hoạch “giải cứu” Phố Wall vẫn bế tắc
Ngày 23/9, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm trong khi kế hoạch “giải cứu” Phố Wall vẫn bế tắc.
Chứng khoán Mỹ: Warren Buffett rót 5 tỷ USD vào Goldman Sachs
Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson và Chủ tịch Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ Ben Bernanke đang nỗ lực vận động, thậm chí thúc giục Quốc hội Mỹ sớm thông qua gói hỗ trợ thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Trong buổi điều trần kéo dài 5 giờ trong ngày 23/9 của ông Henry Paulson và ông Ben Bernanke trước các nhà làm luật, hai ông đã nhấn mạnh rằng, nếu Quốc hội thất bại trong việc thông qua kế hoạch này, thì thị trường tài chính sẽ lâm nguy và nền kinh tế Mỹ sẽ bị tác động mạnh. Tuy nhiên, nhiều quan điểm đã nêu ra cho thấy chưa có nhiều tín hiệu tích cực để có thể thông qua kế hoạch này.
Thực tế vẫn còn những bất đồng trong quan điểm của các hạ nghị sỹ đảng Dân chủ về kế hoạch này, trong đó, họ cho rằng người mua nhà thế chấp và tín chấp cũng phải được hưởng trợ cấp để tránh làn sóng tịch biên nhà xẩy ra trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chi phí tốn kém cho việc giải cứu cũng là một trong những nguyên nhân khiến nó chưa được thông qua. Với khoản chi 700 tỷ USD, điều đó đồng nghĩa với chi phí tính trên mỗi người dân Mỹ là 2.300 USD trong khi chi phí cho cuộc chiến ở Iraq “chỉ ” tốn 550 tỷ USD.
Như vậy, kể từ ngày 19/9 tới nay, kế hoạch chi 700 tỷ USD để mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ - được Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang lập nên, vẫn chưa được thông qua bất chấp sự ngóng chờ của Phố Wall và các thị trường phát triển khác.
Liên quan đến các thương vụ mua bán, sáp nhập khối ngân hàng, ngân hàng số một của Nhật, Mitsubishi UFJ Financial Group thông báo sẽ chi 8,5 tỷ USD để mua lại khoản 20% cổ phần của Morgan Stanley.
Trong khi đó, Nomura, ngân hàng đầu tư của Nhật cũng chính thức phát đi thông tin đã nắm quyền điều hành hoạt động của Lehman Brothers tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hiện đang tiến hành đàm phán với PricewaterhouseCoopers - tập đoàn quản lý bộ phận của Lehman tại châu Âu từ tuần trước, để mua lại bộ phận ngân hàng đầu tư và bộ phận chứng khoán tại châu Âu của Lehman.
Chuyển qua các thông tin liên quan đến Goldman Sachs, tập đoàn Berkshire Hathaway của nhà tỷ phú Warren Buffett cho biết sẽ đầu tư 5 tỷ USD để mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của Goldman Sachs. Goldman cũng cho biết, hãng đã lên kế hoạch bán ít nhất 2,5 tỷ cổ phiếu phổ thông trong thời gian tới nhằm huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, theo Reuters, Ngân hàng Toronto-Dominion của Canada cũng đang đàm phán để mua lại cổ phần của Washington Mutual. Trong khi quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore vừa thông báo đang lên kế hoạch đầu tư vào ngân hàng ở Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch hôm thứ Ba tiếp tục mất hơn 1% do kế hoạch giải cứu thị trường tài chính vẫn chưa được thông qua.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 161,52 điểm, tương đương -1,47%, đóng cửa ở mức 10.854,17.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 25,65 điểm, tương ứng -1,18%, chốt ở mức 2.153,33.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 18,87 điểm, tương đương -1,56%, đóng cửa ở mức 1.188,22.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 23/9 thiếp lập ở mức 106,61USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu: Giảm điểm ngày thứ hai trong tuần
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch này tiếp tục giảm điểm ngày thứ hai trong tuần do nhà đầu tư lo ngại về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ vẫn chưa được thông qua.
Cũng như phiên giao dịch đầu tuần, các cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm bất chấp lệnh bán khống đã được áp dụng với cổ phiếu khối này. Trong đó, cổ phiếu khối UBS sụt giảm 7,9%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland trượt 5,9%,…
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối khai mỏ cũng sụt giảm góp phần kéo thị trường đi xuống, trong đó cổ phiếu Anglo American trượt 8,2%, cổ phiếu Rio Tinto mất 5,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 100,14 điểm, tương đương -1,91%, đóng cửa ở mức 5.136,12, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,42 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,64%, khối lượng giao dịch đạt 68,67 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,98%, khối lượng giao dịch đạt 194 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Chỉ số Hang Seng sụt giảm gần 4%
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Ba đã không thể duy trì được đà tăng ấn tượng của phiên trước đó. Những lo ngại về giá dầu thô tăng cao và kế hoạch trị giá 700 tỷ USD để cứu thị trường tài chính Mỹ vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua, đã kéo nhiều chỉ số đi xuống.
Liên quan đến thị trường Singapore, cơ quan thống kê nước này vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Tám, với mức tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1% so với tháng Bảy.
Trong đó, giá lương thực – thực phẩm, chiếm 23% trong giỏ tính CPI, đã tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí vận tải và dịch vụ viễn thông, chiếm 22% trong giỏ CPI, đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán Singapore trong phiên này đã chịu tác động từ những lo ngại về khả năng kinh tế của nước này sẽ không đạt được mục tiêu tăng 4-5% như kế hoạch đề ra trước đó, vì tác động từ khủng hoảng tài chính tại Mỹ có nguy cơ lan rộng.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Straits Times mất 58,88 điểm, tương đương -2,31%, chốt ở mức 2.485,25.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tiếp tục tăng 1,17%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 1,44%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 3,87%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch hôm thứ Ba đã giảm điểm sau hai ngày tăng điểm ấn tượng trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite mất 1,05%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.213,02.
Thị trường chứng khoán Nhật nghỉ giao dịch ngày 23/9 và giao dịch trở lại vào ngày 24/9.
Chứng khoán Mỹ: Warren Buffett rót 5 tỷ USD vào Goldman Sachs
Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson và Chủ tịch Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ Ben Bernanke đang nỗ lực vận động, thậm chí thúc giục Quốc hội Mỹ sớm thông qua gói hỗ trợ thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Trong buổi điều trần kéo dài 5 giờ trong ngày 23/9 của ông Henry Paulson và ông Ben Bernanke trước các nhà làm luật, hai ông đã nhấn mạnh rằng, nếu Quốc hội thất bại trong việc thông qua kế hoạch này, thì thị trường tài chính sẽ lâm nguy và nền kinh tế Mỹ sẽ bị tác động mạnh. Tuy nhiên, nhiều quan điểm đã nêu ra cho thấy chưa có nhiều tín hiệu tích cực để có thể thông qua kế hoạch này.
Thực tế vẫn còn những bất đồng trong quan điểm của các hạ nghị sỹ đảng Dân chủ về kế hoạch này, trong đó, họ cho rằng người mua nhà thế chấp và tín chấp cũng phải được hưởng trợ cấp để tránh làn sóng tịch biên nhà xẩy ra trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chi phí tốn kém cho việc giải cứu cũng là một trong những nguyên nhân khiến nó chưa được thông qua. Với khoản chi 700 tỷ USD, điều đó đồng nghĩa với chi phí tính trên mỗi người dân Mỹ là 2.300 USD trong khi chi phí cho cuộc chiến ở Iraq “chỉ ” tốn 550 tỷ USD.
Như vậy, kể từ ngày 19/9 tới nay, kế hoạch chi 700 tỷ USD để mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ - được Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang lập nên, vẫn chưa được thông qua bất chấp sự ngóng chờ của Phố Wall và các thị trường phát triển khác.
Liên quan đến các thương vụ mua bán, sáp nhập khối ngân hàng, ngân hàng số một của Nhật, Mitsubishi UFJ Financial Group thông báo sẽ chi 8,5 tỷ USD để mua lại khoản 20% cổ phần của Morgan Stanley.
Trong khi đó, Nomura, ngân hàng đầu tư của Nhật cũng chính thức phát đi thông tin đã nắm quyền điều hành hoạt động của Lehman Brothers tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hiện đang tiến hành đàm phán với PricewaterhouseCoopers - tập đoàn quản lý bộ phận của Lehman tại châu Âu từ tuần trước, để mua lại bộ phận ngân hàng đầu tư và bộ phận chứng khoán tại châu Âu của Lehman.
Chuyển qua các thông tin liên quan đến Goldman Sachs, tập đoàn Berkshire Hathaway của nhà tỷ phú Warren Buffett cho biết sẽ đầu tư 5 tỷ USD để mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của Goldman Sachs. Goldman cũng cho biết, hãng đã lên kế hoạch bán ít nhất 2,5 tỷ cổ phiếu phổ thông trong thời gian tới nhằm huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, theo Reuters, Ngân hàng Toronto-Dominion của Canada cũng đang đàm phán để mua lại cổ phần của Washington Mutual. Trong khi quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore vừa thông báo đang lên kế hoạch đầu tư vào ngân hàng ở Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch hôm thứ Ba tiếp tục mất hơn 1% do kế hoạch giải cứu thị trường tài chính vẫn chưa được thông qua.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 161,52 điểm, tương đương -1,47%, đóng cửa ở mức 10.854,17.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 25,65 điểm, tương ứng -1,18%, chốt ở mức 2.153,33.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 18,87 điểm, tương đương -1,56%, đóng cửa ở mức 1.188,22.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 23/9 thiếp lập ở mức 106,61USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu: Giảm điểm ngày thứ hai trong tuần
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch này tiếp tục giảm điểm ngày thứ hai trong tuần do nhà đầu tư lo ngại về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ vẫn chưa được thông qua.
Cũng như phiên giao dịch đầu tuần, các cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm bất chấp lệnh bán khống đã được áp dụng với cổ phiếu khối này. Trong đó, cổ phiếu khối UBS sụt giảm 7,9%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland trượt 5,9%,…
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối khai mỏ cũng sụt giảm góp phần kéo thị trường đi xuống, trong đó cổ phiếu Anglo American trượt 8,2%, cổ phiếu Rio Tinto mất 5,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 100,14 điểm, tương đương -1,91%, đóng cửa ở mức 5.136,12, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,42 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,64%, khối lượng giao dịch đạt 68,67 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,98%, khối lượng giao dịch đạt 194 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Chỉ số Hang Seng sụt giảm gần 4%
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Ba đã không thể duy trì được đà tăng ấn tượng của phiên trước đó. Những lo ngại về giá dầu thô tăng cao và kế hoạch trị giá 700 tỷ USD để cứu thị trường tài chính Mỹ vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua, đã kéo nhiều chỉ số đi xuống.
Liên quan đến thị trường Singapore, cơ quan thống kê nước này vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Tám, với mức tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1% so với tháng Bảy.
Trong đó, giá lương thực – thực phẩm, chiếm 23% trong giỏ tính CPI, đã tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí vận tải và dịch vụ viễn thông, chiếm 22% trong giỏ CPI, đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán Singapore trong phiên này đã chịu tác động từ những lo ngại về khả năng kinh tế của nước này sẽ không đạt được mục tiêu tăng 4-5% như kế hoạch đề ra trước đó, vì tác động từ khủng hoảng tài chính tại Mỹ có nguy cơ lan rộng.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Straits Times mất 58,88 điểm, tương đương -2,31%, chốt ở mức 2.485,25.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tiếp tục tăng 1,17%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 1,44%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 3,87%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch hôm thứ Ba đã giảm điểm sau hai ngày tăng điểm ấn tượng trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite mất 1,05%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.213,02.
Thị trường chứng khoán Nhật nghỉ giao dịch ngày 23/9 và giao dịch trở lại vào ngày 24/9.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.015,69 | 10.854,17 | 161,52 | 1,47 |
Nasdaq | 2.178,98 | 2.153,33 | 25,65 | 1,18 | |
S&P 500 | 1.207,09 | 1.188,22 | 18,87 | 1,56 | |
Anh | FTSE 100 | 5.236,26 | 5.136,12 | 100,14 | 1,91 |
Đức | DAX | 6.107,75 | 6.068,53 | 39,22 | 0,64 |
Pháp | CAC 40 | 4.223,51 | 4.139,82 | 83,69 | 1,98 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.110,60 | 6.182,21 | 71,61 | 1,17 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.090,59 | N/A | N/A | N/A |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.632,20 | 18.872,85 | 759,35 | 3,87 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.460,34 | 1.481,37 | 21,03 | 1,44 |
Singapore | Straits Times | 2.542,84 | 2.485,25 | 58,88 | 2,31 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.236,41 | 2.201,51 | 34,90 | 1,56 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |