Kế hoạch hợp nhất HDBank và DaiABank đã đến đâu?
Không hợp nhất HDBank với DaiABank cũng là một khả năng có thể xẩy ra
Cả HDBank và DaiABank cùng bước vào mùa đại hội cổ đông 2013. Kế hoạch hợp nhất hai ngân hàng này không có trong danh mục tài liệu chuẩn bị cho đại hội.
Tuy nhiên, trả lời tại đại hội đồng cổ đông sáng nay (25/4), bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) cho biết, đúng là đã có kế hoạch hợp nhất HDBank với Ngân hàng Đại Á (DaiABank), chủ trương đã được Ngân hàng Nhà nước đồng ý. Hiện hai bên đang hoàn tất thủ tục và khi nào thành công sẽ báo cáo chi tiết tới cổ đông.
Một điểm mà bà Tâm lưu ý là, Hội đồng Quản trị “xin hứa phương án mà sẽ làm cho HDBank tốt lên thì Hội đồng Quản trị mới thực hiện, còn nếu không thì sẽ không thực hiện”.
Cùng với đó là thông tin Hội đồng Quản trị HDBank đang tích cực, có trách nhiệm triển khai phương án hợp tác, hợp nhất với DaiABank.
Thông tin hợp nhất hai ngân hàng trên đã được đề cập trong năm 2012, sau khi có một số giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại DaiABank. Được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận chủ trương từ trong năm 2012, tức đã khá lâu rồi.
Tuy nhiên, trong danh mục tài liệu của hai ngân hàng ở kỳ đại hội đồng cổ đông lần này đều không có tờ trình, hay nội dung đề cập một cách cụ thể. Trước đó, cuối tháng 10/2012, cả HDBank và DaiABank cùng “suýt” tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường, mà nội dung hợp nhất được cho là có liên quan.
Một nguồn tin từ HDBank trả lời VnEconomy rằng: “Sáng nay tại đại hội, cổ đông hỏi thì buộc phải trả lời thôi. Còn hiện chưa có các thông tin chính thức và cụ thể, hay các mốc lộ trình dự kiến… để công bố”.
Còn theo tìm hiểu của VnEconomy, kế hoạch trù tính hợp nhất hai ngân hàng trên có một số diễn biến mới cuối 2012 đầu 2013, sau khi một số cổ đông thực hiện chuyển nhượng. Sau những giao dịch đó, thay đổi cơ cấu sở hữu chưa đủ để có thể đưa ra quyết định quan trọng như việc hợp nhất với ngân hàng khác.
DaiABank là một ngân hàng nhỏ, nhưng hoạt động khá tốt và ổn định trong những năm qua. Một nguồn tin của VnEconomy cho rằng, việc hợp nhất với ngân hàng khác không phải là áp lực, hay là lựa chọn bắt buộc, mà mới chỉ là phương án để xem xét một tương lai tốt hơn hay không mà thôi.
Cũng theo nguồn tin, chính tình hình sức khỏe và thực tế hoạt động tốt của DaiABank thời gian qua là nguyên nhân để có thêm hơn một “đại gia” dòm ngó, muốn cùng hợp tác. Trong khi đó, hướng hợp nhất với HDBank còn phải cần hơn nữa khả năng đồng ý chuyển nhượng của những cổ đông lớn khác, mà nó liên quan đến giá chuyển nhượng hoặc có thể là vấn đề tài chính của bên nhận chuyển nhượng nữa…
Nếu HDBank và DaiABank hợp nhất thành công, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ có thêm một ngân hàng quy mô lớn, kết hợp được thế mạnh của hai bên để có thể hoạt động vững chắc hơn nữa, cũng như được kỳ vọng tốt hơn cho cả hai bên.
Ngược lại, như tình huống mà bà Lê Thị Băng Tâm đề cập, “phương án mà sẽ làm cho HDBank tốt lên thì Hội đồng Quản trị mới thực hiện, còn nếu không thì sẽ không thực hiện”, thì kế hoạch hợp nhất không đi đến đích cuối cùng cũng là một khả năng đặt ra lúc này.
Nếu vậy, cũng là bình thường, bởi cả HDBank và DaiABank hiện đều đang hoạt động độc lập và là hai ngân hàng thương mại tốt nếu vẫn tiếp tục như hiện nay. Nhưng với nỗ lực xúc tiến, cùng mục đích có một tương lai tốt hơn, không hợp nhất thành công có thể chỉ là một khả năng nhỏ.
Cũng lưu ý rằng, đây là một kế hoạch dự tính hợp nhất tự nguyên, hoàn toàn khác với sáp nhập bắt buộc hay thâu tóm bên nào vào bên nào.
Tuy nhiên, trả lời tại đại hội đồng cổ đông sáng nay (25/4), bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) cho biết, đúng là đã có kế hoạch hợp nhất HDBank với Ngân hàng Đại Á (DaiABank), chủ trương đã được Ngân hàng Nhà nước đồng ý. Hiện hai bên đang hoàn tất thủ tục và khi nào thành công sẽ báo cáo chi tiết tới cổ đông.
Một điểm mà bà Tâm lưu ý là, Hội đồng Quản trị “xin hứa phương án mà sẽ làm cho HDBank tốt lên thì Hội đồng Quản trị mới thực hiện, còn nếu không thì sẽ không thực hiện”.
Cùng với đó là thông tin Hội đồng Quản trị HDBank đang tích cực, có trách nhiệm triển khai phương án hợp tác, hợp nhất với DaiABank.
Thông tin hợp nhất hai ngân hàng trên đã được đề cập trong năm 2012, sau khi có một số giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại DaiABank. Được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận chủ trương từ trong năm 2012, tức đã khá lâu rồi.
Tuy nhiên, trong danh mục tài liệu của hai ngân hàng ở kỳ đại hội đồng cổ đông lần này đều không có tờ trình, hay nội dung đề cập một cách cụ thể. Trước đó, cuối tháng 10/2012, cả HDBank và DaiABank cùng “suýt” tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường, mà nội dung hợp nhất được cho là có liên quan.
Một nguồn tin từ HDBank trả lời VnEconomy rằng: “Sáng nay tại đại hội, cổ đông hỏi thì buộc phải trả lời thôi. Còn hiện chưa có các thông tin chính thức và cụ thể, hay các mốc lộ trình dự kiến… để công bố”.
Còn theo tìm hiểu của VnEconomy, kế hoạch trù tính hợp nhất hai ngân hàng trên có một số diễn biến mới cuối 2012 đầu 2013, sau khi một số cổ đông thực hiện chuyển nhượng. Sau những giao dịch đó, thay đổi cơ cấu sở hữu chưa đủ để có thể đưa ra quyết định quan trọng như việc hợp nhất với ngân hàng khác.
DaiABank là một ngân hàng nhỏ, nhưng hoạt động khá tốt và ổn định trong những năm qua. Một nguồn tin của VnEconomy cho rằng, việc hợp nhất với ngân hàng khác không phải là áp lực, hay là lựa chọn bắt buộc, mà mới chỉ là phương án để xem xét một tương lai tốt hơn hay không mà thôi.
Cũng theo nguồn tin, chính tình hình sức khỏe và thực tế hoạt động tốt của DaiABank thời gian qua là nguyên nhân để có thêm hơn một “đại gia” dòm ngó, muốn cùng hợp tác. Trong khi đó, hướng hợp nhất với HDBank còn phải cần hơn nữa khả năng đồng ý chuyển nhượng của những cổ đông lớn khác, mà nó liên quan đến giá chuyển nhượng hoặc có thể là vấn đề tài chính của bên nhận chuyển nhượng nữa…
Nếu HDBank và DaiABank hợp nhất thành công, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ có thêm một ngân hàng quy mô lớn, kết hợp được thế mạnh của hai bên để có thể hoạt động vững chắc hơn nữa, cũng như được kỳ vọng tốt hơn cho cả hai bên.
Ngược lại, như tình huống mà bà Lê Thị Băng Tâm đề cập, “phương án mà sẽ làm cho HDBank tốt lên thì Hội đồng Quản trị mới thực hiện, còn nếu không thì sẽ không thực hiện”, thì kế hoạch hợp nhất không đi đến đích cuối cùng cũng là một khả năng đặt ra lúc này.
Nếu vậy, cũng là bình thường, bởi cả HDBank và DaiABank hiện đều đang hoạt động độc lập và là hai ngân hàng thương mại tốt nếu vẫn tiếp tục như hiện nay. Nhưng với nỗ lực xúc tiến, cùng mục đích có một tương lai tốt hơn, không hợp nhất thành công có thể chỉ là một khả năng nhỏ.
Cũng lưu ý rằng, đây là một kế hoạch dự tính hợp nhất tự nguyên, hoàn toàn khác với sáp nhập bắt buộc hay thâu tóm bên nào vào bên nào.