“Kẹt” tiền, Saudi Arabia tăng giá xăng gấp rưỡi
Dầu thô đóng góp 72% tổng thu ngân sách của Saudi Arabia trong năm 2015
Saudi Arabia ngày 28/12 công bố một loạt biện pháp thắt chặt chi tiêu nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách trong bối cảnh giá dầu sụt sâu khiến thu nguồn thu hao hụt. Trong đó, nước này mạnh tay cắt giảm trợ cấp giá xăng dầu, khiến giá bán lẻ xăng tăng mạnh.
Hãng tin AP dẫn tuyên bố của Chính phủ Saudi Arabia cho biết mức thâm hụt ngân sách của năm nay là 367 tỷ Riyal, tương đương 98 tỷ USD, bằng khoảng 15% GDP.
Đây là năm thứ hai liên tiếp ngân sách Saudi Arabia thâm hụt. Chính phủ nước này dự báo sẽ tiếp tục thâm hụt ngân sách thêm một khoản 87 tỷ USD nữa trong năm 2016.
Quyết định tăng giá xăng thêm 50% của Saudi Arabia sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 29/12. Tuy vậy, người dân nước này cũng sẽ chỉ phải trả 0,24 USD cho 1 lít xăng A95.
Theo một số ước tính, Chính phủ Saudi Arabia chi mỗi năm 61 tỷ USD để trợ giá năng lượng, trong đó 11 tỷ USD được dành để trợ giá xăng.
Tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay của Saudi Arabia trái ngược với ngân sách thặng dư của nước này mấy năm trước, khi giá dầu còn trên mức 100 USD/thùng.
Giá dầu lao dốc từ mức 115 USD/thùng vào mùa hè năm ngoái xuống dưới mức 40 USD/thùng hiện nay buộc Chính phủ Saudi Arabia phải rút dự trữ ngoại hối để bù đắp cho hao hụt nguồn thu từ xuát khẩu dầu.
Dự trữ ngoại hối của nước này hiện còn khoảng 640 tỷ USD, từ mức 728 tỷ USD vào cuối năm ngoái.
Ngân sách của Saudi Arabia là vấn đề thu hút sự quan tâm thời gian gần đây, bởi giới đầu tư muốn biết nước này sẽ điều chỉnh thế nào để thích nghi với thực tế mới sau nhiều năm liên tục chi tiêu thoải mái nhờ giá dầu cao.
Ngoài giảm trợ cấp giá xăng dầu, Saudi Arabia - nước có ảnh hưởng lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - còn cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trong năm 2016. Ngân sách quốc phòng-an ninh của nước này năm tới là 57 tỷ USD.
Chính phủ Saudi Arabia dự kiến thu ngân sách 137 tỷ USD trong năm 2016, giảm khoảng 26 tỷ USD so với năm nay. Trong khi đó, chi ngân sách dự kiến lên tới 224 tỷ USD, giảm 5 tỷ USD so với năm 2015.
Dầu thô đóng góp 72% tổng thu ngân sách của Saudi Arabia trong năm 2015, từ mức 87% trong năm 2014. Nguồn thu ngoài dầu tăng gần 10 tỷ USD so với năm 2014.
Gần một nửa chi ngân sách của Saudi Arabia năm nay, khoảng 120 tỷ USD, là tiền trả lương và phụ cấp cho công chức. Nước này đã chi vượt kế hoạch 30 tỷ USD so với dự toán ngân sách ban đầu, chủ yếu do việc quốc vương Salman tặng tiền cho người dân trong dịp lên ngôi hồi đầu năm.
Đây không phải là lần đầu tiên Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác rơi vào cảnh “chi nhiều hơn thu”. Khi giá dầu giảm mạnh vào năm 1986, Saudi Arabia đã thâm hụt ngân sách liên tục trong 15 năm, cho tới khi giá dầu phục hồi vào đầu thập niên 2000.
Hãng tin AP dẫn tuyên bố của Chính phủ Saudi Arabia cho biết mức thâm hụt ngân sách của năm nay là 367 tỷ Riyal, tương đương 98 tỷ USD, bằng khoảng 15% GDP.
Đây là năm thứ hai liên tiếp ngân sách Saudi Arabia thâm hụt. Chính phủ nước này dự báo sẽ tiếp tục thâm hụt ngân sách thêm một khoản 87 tỷ USD nữa trong năm 2016.
Quyết định tăng giá xăng thêm 50% của Saudi Arabia sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 29/12. Tuy vậy, người dân nước này cũng sẽ chỉ phải trả 0,24 USD cho 1 lít xăng A95.
Theo một số ước tính, Chính phủ Saudi Arabia chi mỗi năm 61 tỷ USD để trợ giá năng lượng, trong đó 11 tỷ USD được dành để trợ giá xăng.
Tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay của Saudi Arabia trái ngược với ngân sách thặng dư của nước này mấy năm trước, khi giá dầu còn trên mức 100 USD/thùng.
Giá dầu lao dốc từ mức 115 USD/thùng vào mùa hè năm ngoái xuống dưới mức 40 USD/thùng hiện nay buộc Chính phủ Saudi Arabia phải rút dự trữ ngoại hối để bù đắp cho hao hụt nguồn thu từ xuát khẩu dầu.
Dự trữ ngoại hối của nước này hiện còn khoảng 640 tỷ USD, từ mức 728 tỷ USD vào cuối năm ngoái.
Ngân sách của Saudi Arabia là vấn đề thu hút sự quan tâm thời gian gần đây, bởi giới đầu tư muốn biết nước này sẽ điều chỉnh thế nào để thích nghi với thực tế mới sau nhiều năm liên tục chi tiêu thoải mái nhờ giá dầu cao.
Ngoài giảm trợ cấp giá xăng dầu, Saudi Arabia - nước có ảnh hưởng lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - còn cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trong năm 2016. Ngân sách quốc phòng-an ninh của nước này năm tới là 57 tỷ USD.
Chính phủ Saudi Arabia dự kiến thu ngân sách 137 tỷ USD trong năm 2016, giảm khoảng 26 tỷ USD so với năm nay. Trong khi đó, chi ngân sách dự kiến lên tới 224 tỷ USD, giảm 5 tỷ USD so với năm 2015.
Dầu thô đóng góp 72% tổng thu ngân sách của Saudi Arabia trong năm 2015, từ mức 87% trong năm 2014. Nguồn thu ngoài dầu tăng gần 10 tỷ USD so với năm 2014.
Gần một nửa chi ngân sách của Saudi Arabia năm nay, khoảng 120 tỷ USD, là tiền trả lương và phụ cấp cho công chức. Nước này đã chi vượt kế hoạch 30 tỷ USD so với dự toán ngân sách ban đầu, chủ yếu do việc quốc vương Salman tặng tiền cho người dân trong dịp lên ngôi hồi đầu năm.
Đây không phải là lần đầu tiên Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác rơi vào cảnh “chi nhiều hơn thu”. Khi giá dầu giảm mạnh vào năm 1986, Saudi Arabia đã thâm hụt ngân sách liên tục trong 15 năm, cho tới khi giá dầu phục hồi vào đầu thập niên 2000.