Khách tố “bốc hơi” gần 9 tỷ, ngân hàng nói không liên quan
Khách hàng khiếu nại gần 9 tỷ đồng tiết kiệm cả gốc lẫn lãi không còn trong tài khoản tại NCB
Sáng 25/3, Ngân hàng Quốc dân (NCB) có thông tin gửi tới báo chí, về việc khách hàng khiếu nại mất gần 9 tỷ đồng tiền tiết kiệm mà chưa từng một lần rút ra.
Trong thông tin trên, cũng như khiếu nại và phản ánh của khách hàng trên báo Thanh niên vừa qua, bà Nguyễn Bạch Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, từ năm 2012 đến 6/1/2016 đã gửi vào NCB chi nhánh Hà Nội tổng số tiền cả gốc lẫn lãi hơn 8,7 tỷ đồng.
Thời kỳ đầu số tiền này được gửi tiết kiệm, nhưng sau đó bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng giao dịch số 14 của chi nhánh trên tư vấn, ngân hàng đang có sản phẩm ưu đãi chuyển từ tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng với lãi suất 13%/năm dành cho các khách “VIP”.
Theo bà Mai, cá nhân bà khi được tư vấn đã không đồng ý nhưng trưởng phòng giao dịch Nguyễn Thị Thu Hà thuyết phục và khẳng định tiền vẫn nằm trong ngân hàng, lúc nào rút cũng sẽ được giải quyết. Khách hàng chỉ cần thay sổ tiết kiệm bằng chứng từ, không có gì phải lo lắng.
Sau đó, bà Mai đồng ý và ký các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm và chuyển sang dạng chứng từ của ngân hàng. Hàng tháng phòng giao dịch trên đều chuyển cho bà Hà (bảng kê tiền gửi và tính lãi hàng tháng của ngân hàng NCB). Bảng kê có chữ ký của trưởng phòng giao dịch, đóng dấu đỏ của ngân hàng nên bà Mai tin tưởng.
Đến giữa năm 2016, khi cần tiền để xây nhà, bà Mai liên lạc với phía NCB thông báo đến rút. Tuy nhiên, theo phản ánh trên báo Thanh niên, hết lần này đến lần khác bà Hà trưởng phòng giao dịch trên đều nêu các lý do để từ chối.
Đầu tháng 1/2017, sau khi không liên lạc được với bà Hà trưởng phòng giao dịch, bà Mai đến phòng giao dịch 14 thì một nhân viên thông báo toàn bộ số tiền đã bị rút hết, không còn trong tài khoản.
Bà Mai khẳng định trên báo Thanh niên rằng, từ khi gửi tiền đến nay bà vẫn chưa rút một lần nào, cũng không nhận một đồng lãi. Tất cả các khoản lãi vẫn được phía NCB thông báo nhưng chỉ để cộng dồn vào tài khoản.
“Tôi chỉ có hai lần lên ngân hàng để đổi tiền đi thăm con gái ở nước ngoài, không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền cũng như ký vào giấy tờ gì. Thế nhưng số tiền 8,7 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi đã không cánh mà bay vô cùng khó hiểu”, bà Mai nói.
Đáng chú ý, từ tháng 9/2016, bà Nguyễn Thị Thu Hà đã xin nghỉ việc tại NCB với lý do cá nhân.
NCB đã làm gì?
Sự việc trên đã được báo cáo Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội. Trong văn bản báo cáo bổ sung ngày 6/3 vừa qua, NCB cho biết, đến ngày 2/2/2017, bà Mai gửi đơn khiếu nại chính thức lên ngân hàng này, cũng như đã có kết quả xác minh.
Cụ thể, theo NCB, qua xác minh thì toàn bộ hoạt động giao dịch gửi tiền (gửi vào, rút ra) của bà Nguyễn Bạch Mai đều được thực hiện đúng quy trình. Thậm chí NCB cho biết có đầy đủ chữ ký của bà Mai tại các chứng từ giao dịch.
Đáng chú ý, văn bản báo cáo của NCB nêu: Các chứng từ giao dịch (bảng kê tiền gửi có đóng dấu ngân hàng) giữa bà Mai và bà Hà là các chứng từ không có trong sản phẩm và mẫu biểu của NCB.
Thêm nữa, NCB cho biết, việc đóng dấu này được thực hiện trong các khoảng thời gian kiểm soát viên đi ra ngoài và bàn giao con dấu lại cho trưởng đơn vị (có biên bản bàn giao).
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (trưởng phòng giao dịch trên) không đến làm việc theo thư mời mà chỉ liên lạc và trao đổi với đơn vị kinh doanh bên ngoài trụ sở NCB và điện thoại. “Thường xuyên không có mặt tại Hà Nội”, văn bản của NCB cho biết thêm.
Ngày 13/2/2017, NCB đã mời bà Nguyễn Bạch Mai lên làm việc. Tại buổi làm việc, bà Mai trình bày lại sự việc và liên tục khẳng định NCB cần có trách nhiệm trong vụ việc này vì có xuất hiện con dấu của ngân hàng trên bảng kê giao dịch giữa bà Hà và bà Mai. NCB cho biết thêm, “bà Mai đề nghị không cần lập biên bản”.
Cũng tại buổi làm việc, phía NCB đã khẳng định: có đầy đủ các số liệu, chứng từ giao dịch của bà Mai trong khoảng thời gian từ 2012 đến nay; các chứng từ giao dịch giữa bà Hà và bà Mai (có đóng dấu) là không theo biểu mẫu và sản phẩm của ngân hàng.
Sau đó NCB đề nghị có buổi làm việc tiếp theo ba bên, giữa bà Hà, bà Mai và ngân hàng, nhưng bà Hà không có mặt.
Từ đầu tháng 2/2017 đến đầu tháng 3/2017, NCB đã ba lần gửi giấy mời bà Nguyễn Thị Thu Hà đến để làm rõ vụ việc, nhưng bà Hà đều không có mặt.
“Như vậy, sau khi xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng từ lưu giữ tại ngân hàng, đối chiếu với các quy định, chính sách của NCB, chúng tôi nhận thấy đây là vụ việc có dấu hiệu sai phạm cá nhân, diễn biến khá phức tạp do vậy đã chuyển toàn bộ vụ việc tới Công an thành phố Hà Nội (Phòng PA 84) để xác minh làm rõ”, văn bản của NCB nhìn nhận sự việc.
“Không liên quan đến NCB”
Bên cạnh những nội dung trên, trong báo cáo cơ quan thanh tra giám sát, NCB bổ sung các thông tin, chứng từ, dữ liệu... giao dịch liên quan đến sự việc. Trong đó có nội dung liên quan trực tiếp đến sự việc xẩy ra.
Đó là, trong đơn khiếu nại ngày 2/2/2017 của bà Nguyễn Bạch Mai, bà Nguyễn Thị Thu Hà có tư vấn cho bà Mai như sau: “Chúng em đang có loại sản phẩm ưu đãi chuyển từ dạng tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng lãi suất cao 13%/năm cho những khách hàng có số tiền gửi lớn, chị là khách VIP nên em dành cho chị sản phẩm này”.
Với tư vấn trên, NCB cho biết là bà Mai có đưa tiền cho bà Hà. Sau đó bà Hà có đưa cho bà Mai các bảng kê tiền gửi có chữ ký của bà Hà và đóng dấu phòng giao dịch 14.
“Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này bà Hà đã không hạch toán vào hệ thống NCB, không có chứng từ, tài liệu thể hiện”, NCB nêu trong báo cáo cơ quan thanh tra giám sát.
Cùng đó, NCB khẳng định: “Trên thực tế, NCB không có sản phẩm bảo lãnh này, và các giao dịch bà Mai cung cấp không được hạch toán trong hệ thống mà chỉ là thỏa thuận cá nhân giữa bà Hà với bà Mai. Tuy nhiên, bà Hà đã không lập giấy vay tiền với bà Mai, mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ký đóng dấu trên các tờ bảng kê tiền gửi rồi đưa cho bà Mai. Giấy này do bà Hà tự lập ra, không thuộc biểu mẫu và chứng chỉ do ngân hàng cung cấp, không tuân thủ theo mẫu quy định của NCB”.
NCB cũng nói rằng, bà Hà đã tự ý đóng dấu phòng giao dịch vào các bảng kê không theo mẫu của ngân hàng và không nằm trong quy trình, quy định của ngân hàng. Bà Hà đã lợi dụng chức vụ để sử dụng con dấu của NCB vào mục đích cá nhân.
Như trên, toàn bộ quy định, chứng chỉ, biểu mẫu... có thể đều nằm ngoài khả năng nắm bắt, hiểu biết của khách hàng, vì mang tính nội bộ quản lý hệ thống và do lãnh đạo đơn vị trực tiếp thực hiện trong giao dịch. Nhưng, với những dẫn giải trên, NCB khẳng định: “Việc giao dịch số tiền 8,993 tỷ đồng của bà Mai nêu trên là giao dịch cá nhân giữa bà Hàvà bà Mai trong quan hệ vay mượn, không liên quan đến NCB và các cán bộ nhân viên NCB”.
Ngoài những thông tin trên, NCB cũng công bố một bản cam kết viết tay ký và đề tên bà Nguyễn Thị Thu Hà, đề ngày 12/1/2017, với nội dung là có nhận của bà Nguyễn Bạch Mai số tiền qua các lần qua các bảng sao kê tiền gửi là 8,993 tỷ đồng.
Trong cam kết trên, bà Hà cam kết sẽ chuyển lại bà Mai số tiền theo từng lần cụ thể vào 18/1/2017, 25/1/2017, rồi đến hết tháng 4/2017 sẽ chuyển lại hết. Tuy nhiên, sự việc đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Trong thông tin trên, cũng như khiếu nại và phản ánh của khách hàng trên báo Thanh niên vừa qua, bà Nguyễn Bạch Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, từ năm 2012 đến 6/1/2016 đã gửi vào NCB chi nhánh Hà Nội tổng số tiền cả gốc lẫn lãi hơn 8,7 tỷ đồng.
Thời kỳ đầu số tiền này được gửi tiết kiệm, nhưng sau đó bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng giao dịch số 14 của chi nhánh trên tư vấn, ngân hàng đang có sản phẩm ưu đãi chuyển từ tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng với lãi suất 13%/năm dành cho các khách “VIP”.
Theo bà Mai, cá nhân bà khi được tư vấn đã không đồng ý nhưng trưởng phòng giao dịch Nguyễn Thị Thu Hà thuyết phục và khẳng định tiền vẫn nằm trong ngân hàng, lúc nào rút cũng sẽ được giải quyết. Khách hàng chỉ cần thay sổ tiết kiệm bằng chứng từ, không có gì phải lo lắng.
Sau đó, bà Mai đồng ý và ký các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm và chuyển sang dạng chứng từ của ngân hàng. Hàng tháng phòng giao dịch trên đều chuyển cho bà Hà (bảng kê tiền gửi và tính lãi hàng tháng của ngân hàng NCB). Bảng kê có chữ ký của trưởng phòng giao dịch, đóng dấu đỏ của ngân hàng nên bà Mai tin tưởng.
Đến giữa năm 2016, khi cần tiền để xây nhà, bà Mai liên lạc với phía NCB thông báo đến rút. Tuy nhiên, theo phản ánh trên báo Thanh niên, hết lần này đến lần khác bà Hà trưởng phòng giao dịch trên đều nêu các lý do để từ chối.
Đầu tháng 1/2017, sau khi không liên lạc được với bà Hà trưởng phòng giao dịch, bà Mai đến phòng giao dịch 14 thì một nhân viên thông báo toàn bộ số tiền đã bị rút hết, không còn trong tài khoản.
Bà Mai khẳng định trên báo Thanh niên rằng, từ khi gửi tiền đến nay bà vẫn chưa rút một lần nào, cũng không nhận một đồng lãi. Tất cả các khoản lãi vẫn được phía NCB thông báo nhưng chỉ để cộng dồn vào tài khoản.
“Tôi chỉ có hai lần lên ngân hàng để đổi tiền đi thăm con gái ở nước ngoài, không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền cũng như ký vào giấy tờ gì. Thế nhưng số tiền 8,7 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi đã không cánh mà bay vô cùng khó hiểu”, bà Mai nói.
Đáng chú ý, từ tháng 9/2016, bà Nguyễn Thị Thu Hà đã xin nghỉ việc tại NCB với lý do cá nhân.
NCB đã làm gì?
Sự việc trên đã được báo cáo Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội. Trong văn bản báo cáo bổ sung ngày 6/3 vừa qua, NCB cho biết, đến ngày 2/2/2017, bà Mai gửi đơn khiếu nại chính thức lên ngân hàng này, cũng như đã có kết quả xác minh.
Cụ thể, theo NCB, qua xác minh thì toàn bộ hoạt động giao dịch gửi tiền (gửi vào, rút ra) của bà Nguyễn Bạch Mai đều được thực hiện đúng quy trình. Thậm chí NCB cho biết có đầy đủ chữ ký của bà Mai tại các chứng từ giao dịch.
Đáng chú ý, văn bản báo cáo của NCB nêu: Các chứng từ giao dịch (bảng kê tiền gửi có đóng dấu ngân hàng) giữa bà Mai và bà Hà là các chứng từ không có trong sản phẩm và mẫu biểu của NCB.
Thêm nữa, NCB cho biết, việc đóng dấu này được thực hiện trong các khoảng thời gian kiểm soát viên đi ra ngoài và bàn giao con dấu lại cho trưởng đơn vị (có biên bản bàn giao).
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (trưởng phòng giao dịch trên) không đến làm việc theo thư mời mà chỉ liên lạc và trao đổi với đơn vị kinh doanh bên ngoài trụ sở NCB và điện thoại. “Thường xuyên không có mặt tại Hà Nội”, văn bản của NCB cho biết thêm.
Ngày 13/2/2017, NCB đã mời bà Nguyễn Bạch Mai lên làm việc. Tại buổi làm việc, bà Mai trình bày lại sự việc và liên tục khẳng định NCB cần có trách nhiệm trong vụ việc này vì có xuất hiện con dấu của ngân hàng trên bảng kê giao dịch giữa bà Hà và bà Mai. NCB cho biết thêm, “bà Mai đề nghị không cần lập biên bản”.
Cũng tại buổi làm việc, phía NCB đã khẳng định: có đầy đủ các số liệu, chứng từ giao dịch của bà Mai trong khoảng thời gian từ 2012 đến nay; các chứng từ giao dịch giữa bà Hà và bà Mai (có đóng dấu) là không theo biểu mẫu và sản phẩm của ngân hàng.
Sau đó NCB đề nghị có buổi làm việc tiếp theo ba bên, giữa bà Hà, bà Mai và ngân hàng, nhưng bà Hà không có mặt.
Từ đầu tháng 2/2017 đến đầu tháng 3/2017, NCB đã ba lần gửi giấy mời bà Nguyễn Thị Thu Hà đến để làm rõ vụ việc, nhưng bà Hà đều không có mặt.
“Như vậy, sau khi xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng từ lưu giữ tại ngân hàng, đối chiếu với các quy định, chính sách của NCB, chúng tôi nhận thấy đây là vụ việc có dấu hiệu sai phạm cá nhân, diễn biến khá phức tạp do vậy đã chuyển toàn bộ vụ việc tới Công an thành phố Hà Nội (Phòng PA 84) để xác minh làm rõ”, văn bản của NCB nhìn nhận sự việc.
“Không liên quan đến NCB”
Bên cạnh những nội dung trên, trong báo cáo cơ quan thanh tra giám sát, NCB bổ sung các thông tin, chứng từ, dữ liệu... giao dịch liên quan đến sự việc. Trong đó có nội dung liên quan trực tiếp đến sự việc xẩy ra.
Đó là, trong đơn khiếu nại ngày 2/2/2017 của bà Nguyễn Bạch Mai, bà Nguyễn Thị Thu Hà có tư vấn cho bà Mai như sau: “Chúng em đang có loại sản phẩm ưu đãi chuyển từ dạng tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng lãi suất cao 13%/năm cho những khách hàng có số tiền gửi lớn, chị là khách VIP nên em dành cho chị sản phẩm này”.
Với tư vấn trên, NCB cho biết là bà Mai có đưa tiền cho bà Hà. Sau đó bà Hà có đưa cho bà Mai các bảng kê tiền gửi có chữ ký của bà Hà và đóng dấu phòng giao dịch 14.
“Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này bà Hà đã không hạch toán vào hệ thống NCB, không có chứng từ, tài liệu thể hiện”, NCB nêu trong báo cáo cơ quan thanh tra giám sát.
Cùng đó, NCB khẳng định: “Trên thực tế, NCB không có sản phẩm bảo lãnh này, và các giao dịch bà Mai cung cấp không được hạch toán trong hệ thống mà chỉ là thỏa thuận cá nhân giữa bà Hà với bà Mai. Tuy nhiên, bà Hà đã không lập giấy vay tiền với bà Mai, mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ký đóng dấu trên các tờ bảng kê tiền gửi rồi đưa cho bà Mai. Giấy này do bà Hà tự lập ra, không thuộc biểu mẫu và chứng chỉ do ngân hàng cung cấp, không tuân thủ theo mẫu quy định của NCB”.
NCB cũng nói rằng, bà Hà đã tự ý đóng dấu phòng giao dịch vào các bảng kê không theo mẫu của ngân hàng và không nằm trong quy trình, quy định của ngân hàng. Bà Hà đã lợi dụng chức vụ để sử dụng con dấu của NCB vào mục đích cá nhân.
Như trên, toàn bộ quy định, chứng chỉ, biểu mẫu... có thể đều nằm ngoài khả năng nắm bắt, hiểu biết của khách hàng, vì mang tính nội bộ quản lý hệ thống và do lãnh đạo đơn vị trực tiếp thực hiện trong giao dịch. Nhưng, với những dẫn giải trên, NCB khẳng định: “Việc giao dịch số tiền 8,993 tỷ đồng của bà Mai nêu trên là giao dịch cá nhân giữa bà Hàvà bà Mai trong quan hệ vay mượn, không liên quan đến NCB và các cán bộ nhân viên NCB”.
Ngoài những thông tin trên, NCB cũng công bố một bản cam kết viết tay ký và đề tên bà Nguyễn Thị Thu Hà, đề ngày 12/1/2017, với nội dung là có nhận của bà Nguyễn Bạch Mai số tiền qua các lần qua các bảng sao kê tiền gửi là 8,993 tỷ đồng.
Trong cam kết trên, bà Hà cam kết sẽ chuyển lại bà Mai số tiền theo từng lần cụ thể vào 18/1/2017, 25/1/2017, rồi đến hết tháng 4/2017 sẽ chuyển lại hết. Tuy nhiên, sự việc đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng.