Khai mạc kỳ họp 4: Quốc hội nghe báo cáo về tham nhũng
Thay vì gửi cho đại biểu tự nghiên cứu, báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng sẽ lên hội trường ở phiên khai mạc
Sáng nay (22/10), Quốc hội khóa 13 sẽ bước vào ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 4 kéo dài tròn một tháng, tại Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh các báo cáo định kỳ về kinh tế, xã hội, kiến nghị của cử tri, điểm rất mới tại phiên khai mạc (theo chương trình dự kiến) là Quốc hội sẽ nghe báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ.
Đây là lần đầu tiên báo cáo về nội dung này xuất hiện tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội, thay vì chỉ gửi cho đại biểu tự nghiên cứu.
Trả lời VnEconomy về nét mới này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói đây là việc làm nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tiến tới hạn chế và đẩy lùi tham nhũng.
Ở báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ cho biết, số vụ tham nhũng được khởi tố điều tra, truy tố đều tăng hơn so với năm 2011, song tình hình tội phạm tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Số lượng vụ án, vụ việc về tham nhũng được phát hiện và điều tra chưa tương xứng với thực tế tham nhũng xảy ra.
Tại báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, phần giải pháp năm 2013, Chính phủ cũng cho biết sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào một số lĩnh vực như: quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý thu, chi ngân sách; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp...
Một nội dung thu hút sự quan tâm của cử tri cũng sẽ được trình bày ngay ở ngày đầu tiên của kỳ họp. Đó là quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo dự thảo nghị quyết sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thì việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ định kỳ hằng năm tại kỳ họp đầu năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ.
Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá mức “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định tại quy chế này.
Hoạt động lập hiến cũng là nội dung rất quan trọng của kỳ họp, với hai ngày thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi.
Hiến pháp năm 1992 cần được sửa đổi nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới, tài liệu cung cấp cho báo chí trước thềm kỳ họp cho hay.
Thông tin từ Văn phòng Quốc hội cho biết, tại kỳ họp Quốc hội sẽ dành 16 ngày để xem xét thông qua 9 dự án luật và 2 nghị quyết, cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác.
Trong đó, các dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân có thể được thông qua ngay theo quy trình một kỳ họp.
10 ngày là khoảng thời gian được dành để thảo luận về các vấn đề kinh tế, xã hội, giám sát tối cao, chất vấn và trả lời chất vấn...
Với một số nội dung, trong đó có hai dự án luật Hộ tịch và Việc làm chưa đủ điều kiện trình Quốc hội cùng với các phiên thảo luận được bố trí vào hai ngày thứ Bảy, ngày bế mạc của kỳ họp này thay vì 25/11 có thể diễn ra sớm hơn, dự kiến vào 22/11.
Bên cạnh các báo cáo định kỳ về kinh tế, xã hội, kiến nghị của cử tri, điểm rất mới tại phiên khai mạc (theo chương trình dự kiến) là Quốc hội sẽ nghe báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ.
Đây là lần đầu tiên báo cáo về nội dung này xuất hiện tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội, thay vì chỉ gửi cho đại biểu tự nghiên cứu.
Trả lời VnEconomy về nét mới này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói đây là việc làm nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tiến tới hạn chế và đẩy lùi tham nhũng.
Ở báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ cho biết, số vụ tham nhũng được khởi tố điều tra, truy tố đều tăng hơn so với năm 2011, song tình hình tội phạm tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Số lượng vụ án, vụ việc về tham nhũng được phát hiện và điều tra chưa tương xứng với thực tế tham nhũng xảy ra.
Tại báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, phần giải pháp năm 2013, Chính phủ cũng cho biết sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào một số lĩnh vực như: quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý thu, chi ngân sách; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp...
Một nội dung thu hút sự quan tâm của cử tri cũng sẽ được trình bày ngay ở ngày đầu tiên của kỳ họp. Đó là quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo dự thảo nghị quyết sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thì việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ định kỳ hằng năm tại kỳ họp đầu năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ.
Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá mức “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định tại quy chế này.
Hoạt động lập hiến cũng là nội dung rất quan trọng của kỳ họp, với hai ngày thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi.
Hiến pháp năm 1992 cần được sửa đổi nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới, tài liệu cung cấp cho báo chí trước thềm kỳ họp cho hay.
Thông tin từ Văn phòng Quốc hội cho biết, tại kỳ họp Quốc hội sẽ dành 16 ngày để xem xét thông qua 9 dự án luật và 2 nghị quyết, cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác.
Trong đó, các dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân có thể được thông qua ngay theo quy trình một kỳ họp.
10 ngày là khoảng thời gian được dành để thảo luận về các vấn đề kinh tế, xã hội, giám sát tối cao, chất vấn và trả lời chất vấn...
Với một số nội dung, trong đó có hai dự án luật Hộ tịch và Việc làm chưa đủ điều kiện trình Quốc hội cùng với các phiên thảo luận được bố trí vào hai ngày thứ Bảy, ngày bế mạc của kỳ họp này thay vì 25/11 có thể diễn ra sớm hơn, dự kiến vào 22/11.