Khai thác khí đốt: “Nút thắt” trong đối thoại Trung - Nhật
Trung Quốc và Nhật Bản vừa kết thúc đối thoại kinh tế cấp cao mà không đạt được thoả thuận đáng kể nào
Trung Quốc và Nhật Bản vừa kết thúc đối thoại kinh tế cấp cao mà không đạt được thoả thuận đáng kể nào. Việc giải quyết tranh chấp xung quanh quyền khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông dù đã qua 11 vòng đàm phán, vẫn bế tắc.
Đến nay, Nhật Bản và Trung Quốc đã tiến hành 11 vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp quyền khai thác khí đốt ở khu vực này, nhưng đều thất bại.
Đối thoại không tạo được bước đột phá
Lập trường của Nhật Bản là cách tính ranh giới biển phải dựa vào khoảng cách từ bờ biển của hai nước, khu vực phía đông sẽ thuộc chủ quyền của Nhật Bản và được coi là vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại bác bỏ ranh giới trên, cho rằng vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc phải được bắt đầu từ đại lục cho đến sát các hòn đảo phía Tây Nam Okinawa của Nhật Bản.
Kể từ năm 1990, Trung Quốc đã tiến hành điều tra hải dương ở vùng biển Hoa Đông và đến năm 2000 đã tiến hành khai thác ở một số mỏ khí đốt nằm gần đường ranh giới như mỏ Xuân Hiểu. Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc dừng việc khai thác, vì cho rằng nguồn tài nguyên dưới lòng đất của Nhật Bản sẽ bị Trung Quốc hút hết do Trung Quốc khai thác những mỏ nằm gần đường ranh giới chung.
Kết quả các cuộc đàm phán cấp vụ giữa hai nước là Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiến hành khai thác chung. Nhật Bản đề nghị khai thác chung 4 mỏ khí, Trung Quốc lại đưa ra đề án ngược lại là cùng khai thác ở vùng biển nằm gần quần đảo Senkaku, đẩy quá trình đàm phán đi vào bế tắc.
Theo đánh giá của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, cuộc gặp đã diễn ra "thành công" và quan hệ Nhật - Trung có bước tiến triển mới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Tại diễn đàn cấp cao lần này, hai bên đã đạt được hai thỏa thuận, gồm thỏa thuận Nhật Bản cho Trung Quốc vay 420 triệu USD để thực hiện 6 dự án về môi trường và thỏa thuận cho phép cảnh sát và công tố viên của hai nước làm việc trực tiếp với nhau về vấn đề dẫn độ tội phạm.
Bước tiến mới trong quan hệ hai nước
Trong khuôn khổ cuộc đối thoại kinh tế cấp cao Nhật - Trung lần thứ nhất, ngày 1/12, các bộ trưởng phụ trách kinh tế, tài chính, thương mại của hai nước cũng đã có cuộc đối thoại nhằm tăng cường sự hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, môi trường.
Hai bên đã nhất trí hợp tác trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường thông qua việc trao đổi thông tin và thành lập nhóm công tác nhằm giúp Trung Quốc thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm không khí và ngăn chặn tình trạng trái đất ấm lên. Phía Nhật Bản kêu gọi hai bên hợp tác soạn thảo một kế hoạch mới về ngăn chặn sự ấm lên của trái đất sau khi Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Fukushiro Nukaga đã đề nghị Trung Quốc tiến hành cải cách tiền tệ nhằm thả nổi hơn đồng nhân dân tệ. Đáp lại, phía Trung Quốc cho biết sẽ xem xét vấn đề trên một cách linh hoạt. Hai bên cũng nhất trí hợp tác giúp đưa các nước châu Phi thoát khỏi tình trạng nghèo đói thông qua hội nghị viện trợ quốc tế cho châu Phi dự kiến được tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 5/2008.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc đối thoại này, phía Trung Quốc đánh giá cao viện trợ phát triển của Nhật Bản đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, trong khi các đại diện Nhật Bản coi sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là động lực thúc đẩy kinh tế Nhật Bản. Hai bên cũng thống nhất, cuộc đối thoại kinh tế cấp cao Trung Quốc-Nhật Bản lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Tokyo vào năm 2008.
Đến nay, Nhật Bản và Trung Quốc đã tiến hành 11 vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp quyền khai thác khí đốt ở khu vực này, nhưng đều thất bại.
Đối thoại không tạo được bước đột phá
Lập trường của Nhật Bản là cách tính ranh giới biển phải dựa vào khoảng cách từ bờ biển của hai nước, khu vực phía đông sẽ thuộc chủ quyền của Nhật Bản và được coi là vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại bác bỏ ranh giới trên, cho rằng vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc phải được bắt đầu từ đại lục cho đến sát các hòn đảo phía Tây Nam Okinawa của Nhật Bản.
Kể từ năm 1990, Trung Quốc đã tiến hành điều tra hải dương ở vùng biển Hoa Đông và đến năm 2000 đã tiến hành khai thác ở một số mỏ khí đốt nằm gần đường ranh giới như mỏ Xuân Hiểu. Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc dừng việc khai thác, vì cho rằng nguồn tài nguyên dưới lòng đất của Nhật Bản sẽ bị Trung Quốc hút hết do Trung Quốc khai thác những mỏ nằm gần đường ranh giới chung.
Kết quả các cuộc đàm phán cấp vụ giữa hai nước là Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiến hành khai thác chung. Nhật Bản đề nghị khai thác chung 4 mỏ khí, Trung Quốc lại đưa ra đề án ngược lại là cùng khai thác ở vùng biển nằm gần quần đảo Senkaku, đẩy quá trình đàm phán đi vào bế tắc.
Theo đánh giá của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, cuộc gặp đã diễn ra "thành công" và quan hệ Nhật - Trung có bước tiến triển mới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Tại diễn đàn cấp cao lần này, hai bên đã đạt được hai thỏa thuận, gồm thỏa thuận Nhật Bản cho Trung Quốc vay 420 triệu USD để thực hiện 6 dự án về môi trường và thỏa thuận cho phép cảnh sát và công tố viên của hai nước làm việc trực tiếp với nhau về vấn đề dẫn độ tội phạm.
Bước tiến mới trong quan hệ hai nước
Trong khuôn khổ cuộc đối thoại kinh tế cấp cao Nhật - Trung lần thứ nhất, ngày 1/12, các bộ trưởng phụ trách kinh tế, tài chính, thương mại của hai nước cũng đã có cuộc đối thoại nhằm tăng cường sự hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, môi trường.
Hai bên đã nhất trí hợp tác trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường thông qua việc trao đổi thông tin và thành lập nhóm công tác nhằm giúp Trung Quốc thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm không khí và ngăn chặn tình trạng trái đất ấm lên. Phía Nhật Bản kêu gọi hai bên hợp tác soạn thảo một kế hoạch mới về ngăn chặn sự ấm lên của trái đất sau khi Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Fukushiro Nukaga đã đề nghị Trung Quốc tiến hành cải cách tiền tệ nhằm thả nổi hơn đồng nhân dân tệ. Đáp lại, phía Trung Quốc cho biết sẽ xem xét vấn đề trên một cách linh hoạt. Hai bên cũng nhất trí hợp tác giúp đưa các nước châu Phi thoát khỏi tình trạng nghèo đói thông qua hội nghị viện trợ quốc tế cho châu Phi dự kiến được tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 5/2008.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc đối thoại này, phía Trung Quốc đánh giá cao viện trợ phát triển của Nhật Bản đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, trong khi các đại diện Nhật Bản coi sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là động lực thúc đẩy kinh tế Nhật Bản. Hai bên cũng thống nhất, cuộc đối thoại kinh tế cấp cao Trung Quốc-Nhật Bản lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Tokyo vào năm 2008.