Khai trương tổ hợp bến du thuyền, phà biển tại Tuần Châu
Đây là tổ hợp bến du thuyền, tuyến phà biển đầu tiên và được xem là hiện đại nhất tại Việt Nam
Ngày 31/3, tại Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu (Hạ Long, Quảng Ninh), Công ty TNHH Âu Lạc thuộc Tập đoàn Tuần Châu sẽ khai trương bến du thuyền Tuần Châu và tuyến phà biển Tuần Châu - Gia Luận.
Dự án có tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Đây là tổ hợp bến du thuyền, tuyến phà biển đầu tiên và được xem là hiện đại nhất tại Việt Nam.
Dự án bến du thuyền Tuần Châu có chiều dài 800m, chiều rộng 150m, chiều sâu 12m, có thể tiếp nhận neo đậu cho 150 du thuyền cùng lúc. Ngoài ra tại đây còn có hệ thống nhà ga, vũ trường, nhà hàng, khu phố đi bộ mua sắm, trung tâm siêu thị, khu văn phòng cho thuê, khu biệt thự, căn hộ cao cấp hai bên bến du thuyền...
Đại diện Công ty TNHH Âu Lạc nói đây sẽ là một địa điểm tổ chức các cuộc đua thuyền quốc tế, các cuộc giao lưu hợp tác giữa các thành phố biển trên toàn thế giới, với mục tiêu "đi trước đón đầu cho loại hình du lịch bằng du thuyền".
Công ty này cũng cho biết bến du thuyền "được chú ý thiết kế và xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn hiện đại, độ an toàn cao, tránh rủi ro cho tính mạng, tài sản của du khách cũng như của chủ tầu".
Trong khi đó, tuyến phà biển Tuần Châu - Gia Luận (Cát Bà, Hải Phòng) sẽ nối liền đảo Cát Bà với đảo Tuần Châu. Nằm trọn trong địa phận vịnh Hạ Long - Cát Bà, được che chắn bởi hàng ngàn hòn đảo, nên tuyến phà ít bị ảnh hưởng bởi giông bão.
Hạng mục tuyến phà bao gồm: hạ tầng kỹ thuật hai đầu bến phà, các phương tiện làm nhiệm vụ nạo vét, tạo luồng, hệ thống phao tiêu biển báo toàn tuyến dài hơn 7,5 km cùng hệ thống cung cấp điện, nước, nhiên liệu, thực phẩm... và các công trình phụ trợ kèm theo.
Ngoài ra, tại đây còn có bãi đậu xe với sức chứa hàng ngàn xe ôtô.
Theo đại diện Công ty TNHH Âu Lạc, từ tuyến phà biển này, nguồn vật tư, thiết bị xây dựng và nhân lực từ Quảng Ninh sẽ dễ dàng tới được đảo Cát Bà. Ngược lại, Quảng Ninh cũng sẽ nhận được nguồn hải sản dồi dào với giá rẻ từ ngư trường Cát Bà. Các khu du lịch biển đảo Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là lượng du khách đến từ các thị trường Trung Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc...
Dự án có tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Đây là tổ hợp bến du thuyền, tuyến phà biển đầu tiên và được xem là hiện đại nhất tại Việt Nam.
Dự án bến du thuyền Tuần Châu có chiều dài 800m, chiều rộng 150m, chiều sâu 12m, có thể tiếp nhận neo đậu cho 150 du thuyền cùng lúc. Ngoài ra tại đây còn có hệ thống nhà ga, vũ trường, nhà hàng, khu phố đi bộ mua sắm, trung tâm siêu thị, khu văn phòng cho thuê, khu biệt thự, căn hộ cao cấp hai bên bến du thuyền...
Đại diện Công ty TNHH Âu Lạc nói đây sẽ là một địa điểm tổ chức các cuộc đua thuyền quốc tế, các cuộc giao lưu hợp tác giữa các thành phố biển trên toàn thế giới, với mục tiêu "đi trước đón đầu cho loại hình du lịch bằng du thuyền".
Công ty này cũng cho biết bến du thuyền "được chú ý thiết kế và xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn hiện đại, độ an toàn cao, tránh rủi ro cho tính mạng, tài sản của du khách cũng như của chủ tầu".
Trong khi đó, tuyến phà biển Tuần Châu - Gia Luận (Cát Bà, Hải Phòng) sẽ nối liền đảo Cát Bà với đảo Tuần Châu. Nằm trọn trong địa phận vịnh Hạ Long - Cát Bà, được che chắn bởi hàng ngàn hòn đảo, nên tuyến phà ít bị ảnh hưởng bởi giông bão.
Hạng mục tuyến phà bao gồm: hạ tầng kỹ thuật hai đầu bến phà, các phương tiện làm nhiệm vụ nạo vét, tạo luồng, hệ thống phao tiêu biển báo toàn tuyến dài hơn 7,5 km cùng hệ thống cung cấp điện, nước, nhiên liệu, thực phẩm... và các công trình phụ trợ kèm theo.
Ngoài ra, tại đây còn có bãi đậu xe với sức chứa hàng ngàn xe ôtô.
Theo đại diện Công ty TNHH Âu Lạc, từ tuyến phà biển này, nguồn vật tư, thiết bị xây dựng và nhân lực từ Quảng Ninh sẽ dễ dàng tới được đảo Cát Bà. Ngược lại, Quảng Ninh cũng sẽ nhận được nguồn hải sản dồi dào với giá rẻ từ ngư trường Cát Bà. Các khu du lịch biển đảo Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là lượng du khách đến từ các thị trường Trung Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc...