Khẩn cấp giúp nạn nhân động đất ở Haiti
Liên hiệp quốc hôm qua có cuộc họp khẩn cấp và đã kêu gọi lập quỹ 562 triệu USD cứu trợ nhân dân Haiti
Trận động đất mạnh 7,3 độ ríchte làm rung chuyển Haiti tuần trước đã san phẳng dinh tổng thống, phá hủy nhiều công trình công cộng và ước tính làm 200 nghìn người thiệt mạng, đang đẩy Haiti vào thảm họa. Liên hiệp quốc hôm qua có cuộc họp khẩn cấp và đã kêu gọi lập quỹ 562 triệu USD cứu trợ nhân dân Haiti.
Theo số liệu sơ bộ, động đất đã cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người (và con số này có thể lên đến 200.000 người), thủ đô Port-au-Prince và nhiều khu vực nằm trong cảnh đổ nát, gần 3 triệu người dân mất nhà ở và phương tiện sinh sống.
Các nạn nhân đối mặt nhiều nguy cơ
Theo ước tính của các cơ quan cứu trợ Liên hiệp quốc, trận động đất mạnh hơn 7 độ ríchte đã phá hủy ít nhất 10% nhà cửa ở thủ đô Port-au-Prince và gây thiệt hại nặng cho các vùng lân cận, làm hơn 300 nghìn người rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất" và tác động đến 1/3 dân số nước nghèo nhất Tây bán cầu này.
Sau thảm họa động đất, trước mắt những nạn nhân ở Haiti đang đối mặt những nguy cơ mới: những người sống sót có thể bị chết do thiếu lương thực, nước uống, do bệnh dịch và do bàn tay của những kẻ tội phạm.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá, đây là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ông đã tới Haiti để bày tỏ sự ủng hộ đối với các nạn nhân, những người đang sống trong cảnh khốn cùng và nỗi đau mất mát quá sức chịu đựng.
Liên hiệp quốc đã phát động trên toàn cầu đợt gây quỹ khẩn cấp 562 triệu USD để nuôi sống 3 triệu nạn nhân động đất ở Haiti. Tổng thư ký Liên hiệp quốc khẳng định cần có một chiến dịch quốc tế chưa từng có để hỗ trợ nhân dân Haiti. Theo ông Ban Ki-moon, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này đang huy động nguồn lương thực để cấp cho ít nhất 40.000 người/ngày.
Điều phối viên Liên hiệp quốc về cứu trợ nhân đạo John Holmes cho biết thêm, các nạn nhân động đất ở Haiti đang rất cần những nguồn cung cấp thực phẩm, các thiết bị y tế... Liên hiệp quốc đã triển khai hơn 25 nhóm cứu trợ tại các trường học, khách sạn, bệnh viện và các tòa nhà lớn trong khi 13 nhóm nữa đang trên đường đến Haiti. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hiệp quốc đã thiết lập 200 bếp tập thể ở Port-au-Prince.
Sẽ tổ chức hội nghị tài trợ tái thiết Haiti
Văn phòng phối hợp các hoạt động cứu trợ của Liên hiệp quốc (OCHA) cho biết, lương thực và thuốc men cứu trợ đã được chuyển đến các điểm nóng ở Haiti. Hiện ở Haiti có các nhân viên cứu trợ đến từ Mỹ, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Brazil và nhiều nước khác. Mỹ đang triển khai một trong những chiến dịch cứu trợ nhân đạo quy mô nhất từ trước tới nay ở Haiti.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bổ nhiệm hai cựu tổng thống là: George W. Bush và Bill Clinton đồng lãnh đạo nỗ lực cứu trợ nhân đạo của Mỹ ở Haiti. Lầu Năm Góc cũng đã cử Trung tướng P. K. Keen, Phó Giám đốc Bộ Chỉ huy miền Nam điều hành chiến dịch cứu trợ với nhiều tàu lớn của hải quân Mỹ, cùng 8.000 nhân viên quân sự để phối hợp chặt chẽ với khoảng 9.000 nhân viên an ninh của Liên hiệp quốc hiện đang ở Haiti, nhưng được đặt dưới sự chỉ huy của quân đội Mỹ.
Là nước nghèo nhất ở châu Mỹ, Haiti thường xuyên đối mặt với các thảm họa thiên tai thời gian gần đây. Năm 2008, Haiti bị 4 cơn bão lớn tàn phá, cướp đi sinh mạng của 793 người, hơn 300 người mất tích. 70% dân số Haiti sống dưới 2 USD/ngày và một nửa trong số 8,5 triệu người bị thất nghiệp. Vì vậy, thảm họa động đất lần này đang đẩy Haiti vào tình cảnh vô cùng khó khăn.
Ngày 18/1 Liên hiệp quốc đã tổ chức một cuộc họp trù bị cho hội nghị cấp cao về Haiti, tổ chức tại thủ đô Santo Domingo của CH Dominicana, để giúp Haiti giảm bớt khó khăn. Tham dự cuộc họp có Tổng thống Haiti Rene Preval, Tổng thống nước chủ nhà cùng đại diện của Liên hiệp quốc, Ngân hàng phát triển liên Mỹ, Mỹ, Canada, Brazil và một số quốc gia Mỹ Latinh. Ngoại trưởng Canada Lawrence Cannon ngày 17/1 cho biết, theo đề xuất của Pháp, một hội nghị các nhà tài trợ sẽ được tổ chức vào ngày 25/1 tại Montreal của Canada, để thảo luận về nỗ lực tái thiết Haiti sau thảm họa động đất vừa qua.
Theo số liệu sơ bộ, động đất đã cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người (và con số này có thể lên đến 200.000 người), thủ đô Port-au-Prince và nhiều khu vực nằm trong cảnh đổ nát, gần 3 triệu người dân mất nhà ở và phương tiện sinh sống.
Các nạn nhân đối mặt nhiều nguy cơ
Theo ước tính của các cơ quan cứu trợ Liên hiệp quốc, trận động đất mạnh hơn 7 độ ríchte đã phá hủy ít nhất 10% nhà cửa ở thủ đô Port-au-Prince và gây thiệt hại nặng cho các vùng lân cận, làm hơn 300 nghìn người rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất" và tác động đến 1/3 dân số nước nghèo nhất Tây bán cầu này.
Sau thảm họa động đất, trước mắt những nạn nhân ở Haiti đang đối mặt những nguy cơ mới: những người sống sót có thể bị chết do thiếu lương thực, nước uống, do bệnh dịch và do bàn tay của những kẻ tội phạm.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá, đây là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ông đã tới Haiti để bày tỏ sự ủng hộ đối với các nạn nhân, những người đang sống trong cảnh khốn cùng và nỗi đau mất mát quá sức chịu đựng.
Liên hiệp quốc đã phát động trên toàn cầu đợt gây quỹ khẩn cấp 562 triệu USD để nuôi sống 3 triệu nạn nhân động đất ở Haiti. Tổng thư ký Liên hiệp quốc khẳng định cần có một chiến dịch quốc tế chưa từng có để hỗ trợ nhân dân Haiti. Theo ông Ban Ki-moon, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này đang huy động nguồn lương thực để cấp cho ít nhất 40.000 người/ngày.
Điều phối viên Liên hiệp quốc về cứu trợ nhân đạo John Holmes cho biết thêm, các nạn nhân động đất ở Haiti đang rất cần những nguồn cung cấp thực phẩm, các thiết bị y tế... Liên hiệp quốc đã triển khai hơn 25 nhóm cứu trợ tại các trường học, khách sạn, bệnh viện và các tòa nhà lớn trong khi 13 nhóm nữa đang trên đường đến Haiti. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hiệp quốc đã thiết lập 200 bếp tập thể ở Port-au-Prince.
Sẽ tổ chức hội nghị tài trợ tái thiết Haiti
Văn phòng phối hợp các hoạt động cứu trợ của Liên hiệp quốc (OCHA) cho biết, lương thực và thuốc men cứu trợ đã được chuyển đến các điểm nóng ở Haiti. Hiện ở Haiti có các nhân viên cứu trợ đến từ Mỹ, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Brazil và nhiều nước khác. Mỹ đang triển khai một trong những chiến dịch cứu trợ nhân đạo quy mô nhất từ trước tới nay ở Haiti.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bổ nhiệm hai cựu tổng thống là: George W. Bush và Bill Clinton đồng lãnh đạo nỗ lực cứu trợ nhân đạo của Mỹ ở Haiti. Lầu Năm Góc cũng đã cử Trung tướng P. K. Keen, Phó Giám đốc Bộ Chỉ huy miền Nam điều hành chiến dịch cứu trợ với nhiều tàu lớn của hải quân Mỹ, cùng 8.000 nhân viên quân sự để phối hợp chặt chẽ với khoảng 9.000 nhân viên an ninh của Liên hiệp quốc hiện đang ở Haiti, nhưng được đặt dưới sự chỉ huy của quân đội Mỹ.
Là nước nghèo nhất ở châu Mỹ, Haiti thường xuyên đối mặt với các thảm họa thiên tai thời gian gần đây. Năm 2008, Haiti bị 4 cơn bão lớn tàn phá, cướp đi sinh mạng của 793 người, hơn 300 người mất tích. 70% dân số Haiti sống dưới 2 USD/ngày và một nửa trong số 8,5 triệu người bị thất nghiệp. Vì vậy, thảm họa động đất lần này đang đẩy Haiti vào tình cảnh vô cùng khó khăn.
Ngày 18/1 Liên hiệp quốc đã tổ chức một cuộc họp trù bị cho hội nghị cấp cao về Haiti, tổ chức tại thủ đô Santo Domingo của CH Dominicana, để giúp Haiti giảm bớt khó khăn. Tham dự cuộc họp có Tổng thống Haiti Rene Preval, Tổng thống nước chủ nhà cùng đại diện của Liên hiệp quốc, Ngân hàng phát triển liên Mỹ, Mỹ, Canada, Brazil và một số quốc gia Mỹ Latinh. Ngoại trưởng Canada Lawrence Cannon ngày 17/1 cho biết, theo đề xuất của Pháp, một hội nghị các nhà tài trợ sẽ được tổ chức vào ngày 25/1 tại Montreal của Canada, để thảo luận về nỗ lực tái thiết Haiti sau thảm họa động đất vừa qua.