Khánh Hòa mở lối cho dự án gây tranh cãi
Vụ tranh chấp tại dự án Rusalka đã có diễn biến mới đáng chú ý từ phía UBND tỉnh Khánh Hòa
Tròn một tháng kể từ “cuộc họp đặc biệt” được tổ chức tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chính thức có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo về việc xử lý tài sản của dự án Rusalka, nằm tại vị trí đắc địa ở thành phố biển Nha Trang, được đầu tư xây dựng từ hơn 10 năm trước trên diện tích gần 45 ha.
Theo tinh thần văn bản này, UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận giao Công ty Cổ phần Du lịch Trọng Điểm Nha Trang (Focus Travel Nha Trang) là nhà đầu tư mới của dự án Rusalka.
Tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ được phép hướng dẫn Focus Travel Nha Trang hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để được cấp phép tiếp tục đầu tư vào dự án, như đã từng đề cập trong thông báo kết luận của UBND tỉnh Khánh Hòa (số 389/TB-UBND ngày 27/10/2011) về việc thanh lý dự án Rusalka.
Tuy nhiên, Focus Travel Nha Trang cũng sẽ phải kế thừa nghĩa vụ thanh toán công nợ của chủ đầu tư cũ là công ty RIT đối với các nhà thầu và các bên liên quan có công nợ tại dự án Rusalka.
Hướng ra cho dự án?
Cơ sở của đề xuất trên là điều 69 của Nghị định 108 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Điều khoản này nói rằng việc thanh lý dự án phải được thực hiện trước khi rút giấy phép đầu tư, do nhà đầu tư thực hiện.
Năm 2006, sau khi thực hiện kê biên tài sản dự án Rusalka là “vật chứng của vụ án hình sự” do Nguyễn Đức Chi “lừa đảo và chiếm đoạt tài sản”, cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ký văn bản số 286/C15 (P10) ngày 21/06/2006 với nội dung nhận định Nguyễn Đức Chi lừa đảo cơ quan chức năng để được cấp giấy phép đầu tư vào dự án Rusalka và đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thu hồi giấy phép đầu tư vào dự án đã cấp cho công ty RIT, đề nghị Bộ Tài chính chủ trì thành lập hội đồng định giá bán đấu giá tài sản của dự án.
Ngày 24/10/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 581/QĐ-BKH về việc thu hồi giấy phép đầu dư, chấm dứt hoạt động của dự án Rusalka khi chưa có quyết định của tòa án và không thực hiện thủ tục thanh lý tài sản dự án theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP, tài sản dự án Rusalka “được chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng”.
Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã định giá tài sản dự án trị giá hơn 131 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, việc bán đấu giá tài sản của dự án sau đó đã được hoãn lại để chờ phán quyết của tòa án.
Kết quả phán quyết của các cấp tòa án cho thấy, Nguyễn Đức Chi không bị kết án với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tại văn bản số 06/TA-HS ngày 13/1/2011, trả lời đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đức Chi ,Tòa án Nhân dân Tối cao đã khẳng định hành vi Nguyễn Đức Chi bị kết án “không liên quan đến việc xin cấp giấy phép vào dự án Rusalka” như lý do được nêu trong công văn số 286/C15 (P10) ngày 21/06/2006 của Bộ Công an đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rút giấy phép đầu tư của công ty RIT.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao tại Quyết định Giám đốc thẩm số 07/2010/HS-GĐT ngày 1/4/2010 kết luận “khi bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử về tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, ông Nguyễn Đức Chi cũng không bị buộc phải có nghĩa vụ liên quan đến tài sản (bồi thường dân sự, tịch thu tài sản).
Vì vậy, cần phải hủy quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm về việc tiếp tục kê biên các tài sản của Nguyễn Đức Chi vì trong phạm vi vụ án hình sự này không có căn cứ pháp luật để tiếp tục kê biên tài sản của Nguyễn Đức Chi”.
Tiếp đó, tại văn bản số 92/TA-HS ngày 22/3/2011 gửi ông Nguyễn Đức Chi, Tòa án Nhân dân Tối cao kết luận các tài sản bị kê biên trong vụ án là của Nguyễn Đức Chi và tài sản dự án đã được hủy bỏ biện pháp kê biên, hướng dẫn Nguyễn Đức Chi liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền liên quan nhận lại tài sản.
Với các căn cứ như vậy, tỉnh Khánh Hòa cho rằng tài sản dự án Rusalka là tài sản của Nguyễn Đức Chi, đã được dỡ bỏ lệnh kê biên nên việc nhà nước thanh lý tài sản dự án Rusalka vào thời điểm này là không có cơ sở pháp luật.
Tỉnh cũng cho rằng ông Nguyễn Đức Chi là chủ sở hữu 100% của pháp nhân RIT, chủ đầu tư dự án, đồng thời cũng là đại diện duy nhất của công ty RIT, chịu trách nhiệm xử lý tài sản, thanh lý công nợ với các tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng với công ty RIT.
Xử lý nợ nần ra sao?
Một trong những khúc mắc khiến Rusalka trở thành dự án gây tranh cãi chính là việc xử lý nợ nần của chủ đầu tư ra sao trong bối cảnh dự án được tái khởi động.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có thông báo số 389/TB-UBND ngày 27/10/2011 và hướng dẫn ông Nguyễn Đức Chi đăng ký thành lập công ty Focus Travel Nha Trang trên cơ sở khối tài sản còn lại của dự án Rusalka.
Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư và điều lệ thành lập công ty Focus Travel Nha Trang có quy định cam kết kế thừa tất cả nghĩa vụ, trách nhiệm về công nợ của công ty RIT tại dự án Rusalka, trong đó có cam kết về tiến độ thực hiện dự án và giải trình khả năng tài chính để thực hiện dự án; bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ đã cam kết với hình thức ký quĩ hoặc bảo lãnh của ngân hàng với số tiền là 10 tỷ đồng, nếu không thực hiện đúng theo tiến độ thì số tiền này sẽ được nộp vào ngân sách tỉnh.
Công ty Focus Travel Nha Trang sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh ngày 16/12/2011 đã phát hành thông báo và giấy xác nhận tới các tổ chức, cá nhân có công nợ tại dự án Rusalka về việc nhận kế thừa nghĩa vụ thanh toán công nợ của công ty RIT tại dự án Rusalka.
Về vấn đề công nợ của các nhà thầu, các bên liên quan với pháp nhân RIT, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng ông Nguyễn Đức Chi thực hiện đăng thông báo thanh lý dự án Rusalka và giải quyết công nợ đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, xác định công nợ, thời gian thanh toán…
Kết quả là ông Chi đã thỏa thuận, thống nhất với 12 nhà thầu và tập thể nhân viên đã làm việc cho công ty RIT số tiền gần 16,3 tỷ đồng và 645.405 USD; 1 công ty có số nợ gốc là 57,8 triệu đồng chủ đầu tư đã liên lạc nhưng chưa có trả lời; 3 công ty có tổng công nợ gốc là hơn 492 triệu đồng nhưng chủ đầu tư không liên lạc được.
Đáng chú ý là 4 công ty có số nợ gốc là 56,455 tỷ đồng không đạt được thỏa thuận với chủ đầu tư. Các công ty này yêu cầu thanh toán số tiền 294,374 tỷ đồng, trong đó công ty BMC (Bộ Công Thương) có số nợ gốc là 51,6 tỷ VND nhưng khiếu nại đòi được thanh toán 275,5 tỷ đồng.
Chủ đầu tư cho rằng đòi hỏi của nhà thầu là không có cơ sở pháp lý để giải quyết; vì nhà thầu không đồng ý giải quyết bằng thương lượng giữa các bên và vì công ty RIT không còn tồn tại từ tháng 10/2006 nên chủ đầu tư đã “bàn giao nghĩa vụ này cho nhà đầu tư mới kế thừa để các bên giải quyết phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự sau khi công ty mới được thành lập”.
Về vấn đề công nợ tồn đọng của pháp nhân RIT, tại cuộc họp ngày 13/06/2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, các bộ, ngành “đã nhất trí việc thanh lý tài sản, giải quyết công nợ cho các tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng với công ty RIT trong quá trình xây dựng dự án Rusalka và giải quyết khiếu nại (nếu có) là không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất bằng thương lượng thì thẩm quyền phán xét là của tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.
Vì sao lựa chọn Focus Travel?
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giải trình về việc xác định lựa chọn Công ty Focus Travel Nha Trang là nhà đầu tư mới để tiếp tục triển khai dự án Rusalka.
Theo quy định của pháp luật, việc lựa chọn nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án có hai phương thức: đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc đấu giá quyền sử dụng đất không thể áp dụng trong trường hợp xử lý tài sản dự án Rusalka vì tại đây chủ đầu tư đã tiến hành đầu tư, có công trình và do đó, theo khoản 5, điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì đất dự án Rusalka không thuộc diện đất sạch, không đấu giá quyền sử dụng đất.
UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất xác định nhà đầu tư mới tiếp tục triển khai dự án là công ty Focus Travel Nha Trang, được thành lập trên khối tài sản còn lại của dự án Rusalka để tiếp tục triển khai dự án đầu tư và kế thừa giải quyết các nghĩa vụ về công nợ với các tổ chức, cá nhân liên quan trong thông báo số 389/TB-UBND ngày 27/10/2011 là kết quả của quá trình nghiên cứu các cơ sở pháp luật phù hợp với thực tế của dự án.
Cơ quan này cho rằng đây là giải pháp duy nhất khả thi, phù hợp với thực tế của dự án và phù hợp với quy định của pháp luật về trình tự, thẩm quyền giải quyết các quan hệ kinh tế, dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; là giải pháp pháp hiệu quả giải quyết dứt điểm được các tồn tại của cả quá trình xử lý các sai phạm liên quan; tránh các khiếu kiện kéo dài, tài sản bị xuống cấp gây lãng phí không đáng có.
Theo tinh thần văn bản này, UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận giao Công ty Cổ phần Du lịch Trọng Điểm Nha Trang (Focus Travel Nha Trang) là nhà đầu tư mới của dự án Rusalka.
Tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ được phép hướng dẫn Focus Travel Nha Trang hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để được cấp phép tiếp tục đầu tư vào dự án, như đã từng đề cập trong thông báo kết luận của UBND tỉnh Khánh Hòa (số 389/TB-UBND ngày 27/10/2011) về việc thanh lý dự án Rusalka.
Tuy nhiên, Focus Travel Nha Trang cũng sẽ phải kế thừa nghĩa vụ thanh toán công nợ của chủ đầu tư cũ là công ty RIT đối với các nhà thầu và các bên liên quan có công nợ tại dự án Rusalka.
Hướng ra cho dự án?
Cơ sở của đề xuất trên là điều 69 của Nghị định 108 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Điều khoản này nói rằng việc thanh lý dự án phải được thực hiện trước khi rút giấy phép đầu tư, do nhà đầu tư thực hiện.
Năm 2006, sau khi thực hiện kê biên tài sản dự án Rusalka là “vật chứng của vụ án hình sự” do Nguyễn Đức Chi “lừa đảo và chiếm đoạt tài sản”, cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ký văn bản số 286/C15 (P10) ngày 21/06/2006 với nội dung nhận định Nguyễn Đức Chi lừa đảo cơ quan chức năng để được cấp giấy phép đầu tư vào dự án Rusalka và đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thu hồi giấy phép đầu tư vào dự án đã cấp cho công ty RIT, đề nghị Bộ Tài chính chủ trì thành lập hội đồng định giá bán đấu giá tài sản của dự án.
Ngày 24/10/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 581/QĐ-BKH về việc thu hồi giấy phép đầu dư, chấm dứt hoạt động của dự án Rusalka khi chưa có quyết định của tòa án và không thực hiện thủ tục thanh lý tài sản dự án theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP, tài sản dự án Rusalka “được chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng”.
Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã định giá tài sản dự án trị giá hơn 131 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, việc bán đấu giá tài sản của dự án sau đó đã được hoãn lại để chờ phán quyết của tòa án.
Kết quả phán quyết của các cấp tòa án cho thấy, Nguyễn Đức Chi không bị kết án với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tại văn bản số 06/TA-HS ngày 13/1/2011, trả lời đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đức Chi ,Tòa án Nhân dân Tối cao đã khẳng định hành vi Nguyễn Đức Chi bị kết án “không liên quan đến việc xin cấp giấy phép vào dự án Rusalka” như lý do được nêu trong công văn số 286/C15 (P10) ngày 21/06/2006 của Bộ Công an đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rút giấy phép đầu tư của công ty RIT.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao tại Quyết định Giám đốc thẩm số 07/2010/HS-GĐT ngày 1/4/2010 kết luận “khi bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử về tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, ông Nguyễn Đức Chi cũng không bị buộc phải có nghĩa vụ liên quan đến tài sản (bồi thường dân sự, tịch thu tài sản).
Vì vậy, cần phải hủy quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm về việc tiếp tục kê biên các tài sản của Nguyễn Đức Chi vì trong phạm vi vụ án hình sự này không có căn cứ pháp luật để tiếp tục kê biên tài sản của Nguyễn Đức Chi”.
Tiếp đó, tại văn bản số 92/TA-HS ngày 22/3/2011 gửi ông Nguyễn Đức Chi, Tòa án Nhân dân Tối cao kết luận các tài sản bị kê biên trong vụ án là của Nguyễn Đức Chi và tài sản dự án đã được hủy bỏ biện pháp kê biên, hướng dẫn Nguyễn Đức Chi liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền liên quan nhận lại tài sản.
Với các căn cứ như vậy, tỉnh Khánh Hòa cho rằng tài sản dự án Rusalka là tài sản của Nguyễn Đức Chi, đã được dỡ bỏ lệnh kê biên nên việc nhà nước thanh lý tài sản dự án Rusalka vào thời điểm này là không có cơ sở pháp luật.
Tỉnh cũng cho rằng ông Nguyễn Đức Chi là chủ sở hữu 100% của pháp nhân RIT, chủ đầu tư dự án, đồng thời cũng là đại diện duy nhất của công ty RIT, chịu trách nhiệm xử lý tài sản, thanh lý công nợ với các tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng với công ty RIT.
Xử lý nợ nần ra sao?
Một trong những khúc mắc khiến Rusalka trở thành dự án gây tranh cãi chính là việc xử lý nợ nần của chủ đầu tư ra sao trong bối cảnh dự án được tái khởi động.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có thông báo số 389/TB-UBND ngày 27/10/2011 và hướng dẫn ông Nguyễn Đức Chi đăng ký thành lập công ty Focus Travel Nha Trang trên cơ sở khối tài sản còn lại của dự án Rusalka.
Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư và điều lệ thành lập công ty Focus Travel Nha Trang có quy định cam kết kế thừa tất cả nghĩa vụ, trách nhiệm về công nợ của công ty RIT tại dự án Rusalka, trong đó có cam kết về tiến độ thực hiện dự án và giải trình khả năng tài chính để thực hiện dự án; bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ đã cam kết với hình thức ký quĩ hoặc bảo lãnh của ngân hàng với số tiền là 10 tỷ đồng, nếu không thực hiện đúng theo tiến độ thì số tiền này sẽ được nộp vào ngân sách tỉnh.
Công ty Focus Travel Nha Trang sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh ngày 16/12/2011 đã phát hành thông báo và giấy xác nhận tới các tổ chức, cá nhân có công nợ tại dự án Rusalka về việc nhận kế thừa nghĩa vụ thanh toán công nợ của công ty RIT tại dự án Rusalka.
Về vấn đề công nợ của các nhà thầu, các bên liên quan với pháp nhân RIT, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng ông Nguyễn Đức Chi thực hiện đăng thông báo thanh lý dự án Rusalka và giải quyết công nợ đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, xác định công nợ, thời gian thanh toán…
Kết quả là ông Chi đã thỏa thuận, thống nhất với 12 nhà thầu và tập thể nhân viên đã làm việc cho công ty RIT số tiền gần 16,3 tỷ đồng và 645.405 USD; 1 công ty có số nợ gốc là 57,8 triệu đồng chủ đầu tư đã liên lạc nhưng chưa có trả lời; 3 công ty có tổng công nợ gốc là hơn 492 triệu đồng nhưng chủ đầu tư không liên lạc được.
Đáng chú ý là 4 công ty có số nợ gốc là 56,455 tỷ đồng không đạt được thỏa thuận với chủ đầu tư. Các công ty này yêu cầu thanh toán số tiền 294,374 tỷ đồng, trong đó công ty BMC (Bộ Công Thương) có số nợ gốc là 51,6 tỷ VND nhưng khiếu nại đòi được thanh toán 275,5 tỷ đồng.
Chủ đầu tư cho rằng đòi hỏi của nhà thầu là không có cơ sở pháp lý để giải quyết; vì nhà thầu không đồng ý giải quyết bằng thương lượng giữa các bên và vì công ty RIT không còn tồn tại từ tháng 10/2006 nên chủ đầu tư đã “bàn giao nghĩa vụ này cho nhà đầu tư mới kế thừa để các bên giải quyết phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự sau khi công ty mới được thành lập”.
Về vấn đề công nợ tồn đọng của pháp nhân RIT, tại cuộc họp ngày 13/06/2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, các bộ, ngành “đã nhất trí việc thanh lý tài sản, giải quyết công nợ cho các tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng với công ty RIT trong quá trình xây dựng dự án Rusalka và giải quyết khiếu nại (nếu có) là không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất bằng thương lượng thì thẩm quyền phán xét là của tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.
Vì sao lựa chọn Focus Travel?
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giải trình về việc xác định lựa chọn Công ty Focus Travel Nha Trang là nhà đầu tư mới để tiếp tục triển khai dự án Rusalka.
Theo quy định của pháp luật, việc lựa chọn nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án có hai phương thức: đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc đấu giá quyền sử dụng đất không thể áp dụng trong trường hợp xử lý tài sản dự án Rusalka vì tại đây chủ đầu tư đã tiến hành đầu tư, có công trình và do đó, theo khoản 5, điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì đất dự án Rusalka không thuộc diện đất sạch, không đấu giá quyền sử dụng đất.
UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất xác định nhà đầu tư mới tiếp tục triển khai dự án là công ty Focus Travel Nha Trang, được thành lập trên khối tài sản còn lại của dự án Rusalka để tiếp tục triển khai dự án đầu tư và kế thừa giải quyết các nghĩa vụ về công nợ với các tổ chức, cá nhân liên quan trong thông báo số 389/TB-UBND ngày 27/10/2011 là kết quả của quá trình nghiên cứu các cơ sở pháp luật phù hợp với thực tế của dự án.
Cơ quan này cho rằng đây là giải pháp duy nhất khả thi, phù hợp với thực tế của dự án và phù hợp với quy định của pháp luật về trình tự, thẩm quyền giải quyết các quan hệ kinh tế, dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; là giải pháp pháp hiệu quả giải quyết dứt điểm được các tồn tại của cả quá trình xử lý các sai phạm liên quan; tránh các khiếu kiện kéo dài, tài sản bị xuống cấp gây lãng phí không đáng có.