Khi giá tiêu dùng tăng chậm lại
Đó mới là kết quả ban đầu, nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ và giá cả vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể chủ quan
Đầu đề trên hàm chứa hai ý nghĩa, đồng thời cũng là hai nội dung chính.
Một mặt, đó là một tin vui vì tốc độ tăng giá tiêu dùng đã chậm lại so với tốc độ tăng của mấy tháng trước. Mặt khác, đó mới là kết quả ban đầu, nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ và giá cả vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể chủ quan.
Như vậy, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 8 đã thấp hơn tốc độ tăng của 3 tháng trước đó. Đó là một tin vui đối với người tiêu dùng, đối với người đầu tư, người sản xuất, kinh doanh và cả các nhà hoạch định chính sách, quản lý điều hành kinh tế vĩ mô.
Đối với người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, thì việc tăng chậm lại của giá hàng hóa, dịch vụ sẽ làm cho họ đỡ bị thiệt thòi do thu nhập thực tế đỡ bị giảm mạnh như trước.
Đối với các nhà đầu tư, kể cả Nhà nước đang là chủ đầu tư của hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách, khi giá vật liệu xây dựng (nhất là xi măng, sắt thép...), chững lại hoặc giảm sẽ có tác động đẩy mạnh tiến độ thực hiện vốn đầu tư, bởi trước đó tỷ lệ thực hiện còn thấp và bị chậm lại do giá vật liệu xây dựng (nhất là sắt thép) tăng cao.
Đối với các nhà sản xuất, khi giá nhập khẩu, giá xăng dầu giảm sẽ có tác động làm giảm chi phí đầu vào, làm tăng hiệu quả và sức cạnh tranh để tăng xuất khẩu, cạnh tranh với hàng nhập khẩu đang cạnh tranh khốc liệt khi nước ta mở cửa hội nhập sâu rộng hơn.
Đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý điều hành kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng giá hàng hoá dịch vụ chậm lại là kết quả bước đầu của hàng loạt những giải pháp kiềm chế lạm phát, nhất là những giải pháp tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (từ 5% lên 10%), khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng; giảm thuế xuất thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng mà trong nước giá đang tăng nóng hoặc hút bớt lượng tiền đang dồn vào những mặt hàng tiêu dùng sang mặt hàng này (như ôtô chẳng hạn); giảm giá xăng 500 đồng/lít vì xăng là đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất cũng như chiếm tỷ trọng ngày một tăng trong đời sống của người dân; tạm dừng xuất khẩu gạo; thanh tra, kiểm tra giá đối với những mặt hàng độc quyền, những mặt hàng Nhà nước giảm thuế suất thuế nhập khẩu...
Đồng thời, điều này cũng cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm trong việc chống lạm phát trong điều kiện kinh tế thị trường...
Đạt được kết quả như trên, cái giá phải trả cho những biện pháp đề ra cũng không phải là nhỏ. Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đồng nghĩa với việc Nhà nước phải “hy sinh” hàng nghìn tỷ đồng thu ngân sách, trong khi thu chi ngân sách vẫn còn mất cân đối, mức bội chi vẫn còn chiếm tới 5% GDP.
Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đồng thời cũng là hạ thấp hàng rào thuế quan đến hàng nhập khẩu tăng lên, trong khi nhập siêu mới qua 7 tháng đã cao nhất so với cùng kỳ, cao hơn cả mức nhập siêu trong cả năm từ trước tới nay và nhập siêu cao cũng là một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay.
Điều quan trọng là giảm thuế suất thuế nhập khẩu nhưng giá bán lẻ trong nước của những mặt hàng này không giảm tương ứng, do từ khâu nhập khẩu, phân phối, bán lẻ cũng sẽ không tránh khỏi việc chặn lại, không đến hoàn toàn với giá bán để đến tay người tiêu dùng.
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế tỷ trọng cho vay đầu tư chứng khoán... sẽ làm cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động tiết kiệm vốn đã mang dấu âm so với tốc độ tăng giá tiêu dùng. Việc giảm lãi suất huy động tiết kiệm vừa ngược với vĩ mô (đang thu hút tiền từ lưu thông về để giảm sức ép tăng giá), vừa ngược với vi mô (người gửi tiết kiệm thường là những người về hưu, người có thu nhập thấp) và đối với những nhà đầu tư sẽ chuyển sang đầu tư sang lĩnh vực khác.
Lãi suất tiền gửi thực âm đã xuất hiện từ năm 2004 (khi giá tiêu dùng tăng tới 9,5%) và năm 2005 (khi giá tiêu dùng tăng 8,4%), năm 2006 đã thực dương một chút, thì năm 2007 này lại thực âm. Lãi suất thực âm là trái với nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Khống chế tỷ trọng cho vay đầu tư chứng khoán là một trong những yếu tố quan trọng làm cho chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chính thức bị giảm; thị trường phi chính thức (OTC) đã bị đóng băng, việc đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) phải giãn ra và chậm lại, cũng có nghĩa là tiến độ cổ phần hoá cũng bị chậm lại.
Việc dừng xuất khẩu gạo cũng sẽ tác động không nhỏ tới quyền lợi của nông dân, trong khi chi phí đầu vào lớn và gia tăng, thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ và đang diễn biến khó lường...
Kết quả như trên mới chỉ là ban đầu. Giá mới tăng chậm lại, tức là vẫn còn tăng, chứ chưa phải là giảm. Tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 8 năm nay vẫn còn cao hơn tốc độ tăng của tháng 8 năm trước (0,55% so với 0,4%). Tính chung 8 tháng năm nay tăng cao hơn cùng kỳ năm trước (6,77% so với 4,8%). Giá tiêu dùng tháng 8 năm nay so với tháng 8 năm trước (tức là tính theo năm theo thông lệ quốc tế) đã lên tới 8,57%.
Nếu từ nay đến cuối năm, giá tiêu dùng vẫn tăng như các tháng của cùng kỳ năm trước (tháng 9 tăng 0,3%, tháng 10 tăng 0,2%, tháng 11 tăng 0,6%, tháng 12 tăng 0,5%, tính chung 4 tháng tăng 1,61%), thì cả năm nay sẽ tăng xấp xỉ 8,5%.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tới đây làm cho giá tiêu dùng tăng cao hơn cùng kỳ năm trước, như Nhà nước tiếp tục mua USD do nguồn cung dồi dào để tranh thủ thời cơ tăng dự trữ ngoại tệ, tránh cho nội tệ lên giá ảnh hưởng đến tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để hạn chế nhập siêu... Khi tỷ giá tăng thì giá hàng nhập khẩu sẽ tăng “kép” (vừa tăng do giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do giá Việt NamD/USD tăng).
Vì những lẽ đó, cần phải nhấn mạnh nguyên nhân cũng như giải pháp quan trọng nhất là hút mạnh tiền từ lưu thông trở về để giảm áp lực tăng giá. Muốn vậy phải nâng lãi suất huy động, chấp nhận sự lên giá của đồng nội tệ...
Một mặt, đó là một tin vui vì tốc độ tăng giá tiêu dùng đã chậm lại so với tốc độ tăng của mấy tháng trước. Mặt khác, đó mới là kết quả ban đầu, nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ và giá cả vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể chủ quan.
Như vậy, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 8 đã thấp hơn tốc độ tăng của 3 tháng trước đó. Đó là một tin vui đối với người tiêu dùng, đối với người đầu tư, người sản xuất, kinh doanh và cả các nhà hoạch định chính sách, quản lý điều hành kinh tế vĩ mô.
Đối với người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, thì việc tăng chậm lại của giá hàng hóa, dịch vụ sẽ làm cho họ đỡ bị thiệt thòi do thu nhập thực tế đỡ bị giảm mạnh như trước.
Đối với các nhà đầu tư, kể cả Nhà nước đang là chủ đầu tư của hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách, khi giá vật liệu xây dựng (nhất là xi măng, sắt thép...), chững lại hoặc giảm sẽ có tác động đẩy mạnh tiến độ thực hiện vốn đầu tư, bởi trước đó tỷ lệ thực hiện còn thấp và bị chậm lại do giá vật liệu xây dựng (nhất là sắt thép) tăng cao.
Đối với các nhà sản xuất, khi giá nhập khẩu, giá xăng dầu giảm sẽ có tác động làm giảm chi phí đầu vào, làm tăng hiệu quả và sức cạnh tranh để tăng xuất khẩu, cạnh tranh với hàng nhập khẩu đang cạnh tranh khốc liệt khi nước ta mở cửa hội nhập sâu rộng hơn.
Đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý điều hành kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng giá hàng hoá dịch vụ chậm lại là kết quả bước đầu của hàng loạt những giải pháp kiềm chế lạm phát, nhất là những giải pháp tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (từ 5% lên 10%), khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng; giảm thuế xuất thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng mà trong nước giá đang tăng nóng hoặc hút bớt lượng tiền đang dồn vào những mặt hàng tiêu dùng sang mặt hàng này (như ôtô chẳng hạn); giảm giá xăng 500 đồng/lít vì xăng là đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất cũng như chiếm tỷ trọng ngày một tăng trong đời sống của người dân; tạm dừng xuất khẩu gạo; thanh tra, kiểm tra giá đối với những mặt hàng độc quyền, những mặt hàng Nhà nước giảm thuế suất thuế nhập khẩu...
Đồng thời, điều này cũng cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm trong việc chống lạm phát trong điều kiện kinh tế thị trường...
Đạt được kết quả như trên, cái giá phải trả cho những biện pháp đề ra cũng không phải là nhỏ. Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đồng nghĩa với việc Nhà nước phải “hy sinh” hàng nghìn tỷ đồng thu ngân sách, trong khi thu chi ngân sách vẫn còn mất cân đối, mức bội chi vẫn còn chiếm tới 5% GDP.
Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đồng thời cũng là hạ thấp hàng rào thuế quan đến hàng nhập khẩu tăng lên, trong khi nhập siêu mới qua 7 tháng đã cao nhất so với cùng kỳ, cao hơn cả mức nhập siêu trong cả năm từ trước tới nay và nhập siêu cao cũng là một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay.
Điều quan trọng là giảm thuế suất thuế nhập khẩu nhưng giá bán lẻ trong nước của những mặt hàng này không giảm tương ứng, do từ khâu nhập khẩu, phân phối, bán lẻ cũng sẽ không tránh khỏi việc chặn lại, không đến hoàn toàn với giá bán để đến tay người tiêu dùng.
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế tỷ trọng cho vay đầu tư chứng khoán... sẽ làm cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động tiết kiệm vốn đã mang dấu âm so với tốc độ tăng giá tiêu dùng. Việc giảm lãi suất huy động tiết kiệm vừa ngược với vĩ mô (đang thu hút tiền từ lưu thông về để giảm sức ép tăng giá), vừa ngược với vi mô (người gửi tiết kiệm thường là những người về hưu, người có thu nhập thấp) và đối với những nhà đầu tư sẽ chuyển sang đầu tư sang lĩnh vực khác.
Lãi suất tiền gửi thực âm đã xuất hiện từ năm 2004 (khi giá tiêu dùng tăng tới 9,5%) và năm 2005 (khi giá tiêu dùng tăng 8,4%), năm 2006 đã thực dương một chút, thì năm 2007 này lại thực âm. Lãi suất thực âm là trái với nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Khống chế tỷ trọng cho vay đầu tư chứng khoán là một trong những yếu tố quan trọng làm cho chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chính thức bị giảm; thị trường phi chính thức (OTC) đã bị đóng băng, việc đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) phải giãn ra và chậm lại, cũng có nghĩa là tiến độ cổ phần hoá cũng bị chậm lại.
Việc dừng xuất khẩu gạo cũng sẽ tác động không nhỏ tới quyền lợi của nông dân, trong khi chi phí đầu vào lớn và gia tăng, thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ và đang diễn biến khó lường...
Kết quả như trên mới chỉ là ban đầu. Giá mới tăng chậm lại, tức là vẫn còn tăng, chứ chưa phải là giảm. Tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 8 năm nay vẫn còn cao hơn tốc độ tăng của tháng 8 năm trước (0,55% so với 0,4%). Tính chung 8 tháng năm nay tăng cao hơn cùng kỳ năm trước (6,77% so với 4,8%). Giá tiêu dùng tháng 8 năm nay so với tháng 8 năm trước (tức là tính theo năm theo thông lệ quốc tế) đã lên tới 8,57%.
Nếu từ nay đến cuối năm, giá tiêu dùng vẫn tăng như các tháng của cùng kỳ năm trước (tháng 9 tăng 0,3%, tháng 10 tăng 0,2%, tháng 11 tăng 0,6%, tháng 12 tăng 0,5%, tính chung 4 tháng tăng 1,61%), thì cả năm nay sẽ tăng xấp xỉ 8,5%.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tới đây làm cho giá tiêu dùng tăng cao hơn cùng kỳ năm trước, như Nhà nước tiếp tục mua USD do nguồn cung dồi dào để tranh thủ thời cơ tăng dự trữ ngoại tệ, tránh cho nội tệ lên giá ảnh hưởng đến tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để hạn chế nhập siêu... Khi tỷ giá tăng thì giá hàng nhập khẩu sẽ tăng “kép” (vừa tăng do giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do giá Việt NamD/USD tăng).
Vì những lẽ đó, cần phải nhấn mạnh nguyên nhân cũng như giải pháp quan trọng nhất là hút mạnh tiền từ lưu thông trở về để giảm áp lực tăng giá. Muốn vậy phải nâng lãi suất huy động, chấp nhận sự lên giá của đồng nội tệ...