Khi ngành than có nhà đầu tư chiến lược
Trong thời gian tới, ngành than, khoáng sản cần một lượng vốn khoảng 8 - 10 tỷ USD cho các dự án của mình
Ngày 18/5 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược, hợp tác phát triển giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Tính đến thời điểm trước khi diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược, Incombank đã đầu tư vào Tập đoàn Than - Khoáng sản và các đơn vị thành viên gần 2.000 tỷ đồng, với hàng trăm dự án lớn và vừa trong các lĩnh vực duy trì và nâng công suất mỏ, cơ giới hóa các khâu khai thác, chế biến và vận chuyển than…
Cũng theo ông Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc Incombank, mục tiêu mà hai bên hướng tới sau lễ ký là Incombank sẽ trở thành ngân hàng phục vụ chính của Tập đoàn Than - Khoáng sản. Cụ thể, Incombank sẽ tập trung mọi nguồn lực, có cơ chế chính sách, lãi suất, phí dịch vụ ưu đãi, phục vụ tích cực cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của tập đoàn và các công ty con.
Đồng thời, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và các công ty con sẽ là khách hàng ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Incombank, tiến tới hình thành liên minh tập đoàn kinh tế lớn, đáp ứng cho sự phát triển đa năng của hai bên.
Lãnh đạo hai bên hy vọng lễ ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, cụ thể: Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Incombank cùng xúc tiến các hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết để hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, đa mô hình quản lý để khai thác tốt nhất thế mạnh của mỗi bên, cũng như tiềm năng của thị trường trong và ngoài nước.
Tại lễ ký kết, VnEconomy đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đoàn Văn Kiển, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Tại sao Tập đoàn Than - Khoáng sản lại chọn Incombank làm đối tác đầu tư, thưa ông?
Cả hai đã có một mối quan hệ rất tốt đẹp từ lâu nay. Chúng tôi đã có sự đồng hành từ nhiều năm và có sự thống nhất trên toàn hệ thống. Chẳng hạn, lãi suất và các điều kiện mà Incombank áp dụng đối với ngành than là thống nhất trên toàn hệ thống.
Chính vì vậy, lễ ký kết hợp tác này là nhằm nâng mối quan hệ giữa hai bên lên một tầm cao mới. Nghĩa là quan hệ của hai bên không chỉ xoay quanh chuyện thu xếp vốn mà chúng tôi có thể trở thành những cổ đông của nhau trong các hoạt động, các dự án lớn của mỗi bên trong tương lai.
Quan hệ tốt đẹp như vậy, nhưng tại sao đến thời điểm này mới có một lễ ký giữa hai bên, thưa ông?
Theo tôi đây là thời điểm thích hợp nhất để hai bên ký hợp tác chiến lược bởi 2 lý do sau.
Đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản, đây là thời điểm chúng tôi được Chính phủ giao cho nhiều nhiệm vụ, nhiều dự án lớn như: dự án phát triển ngành công nghiệp nhôm Việt Nam, dự án mỏ sắt Thạch khê (Hà Tĩnh), dự án luyện thép ở Cao Bằng, Lào Cai, Lào, Campuchia và 6 dự án điện khác. Theo dự kiến, trong thời gian tới, ngành than, khoáng sản cần một lượng vốn khoảng 8 - 10 tỷ USD cho các dự án của mình.
Còn về phía Incombank, đây cũng là thời điểm thích hợp đối với họ vì Incombank cũng đang chuẩn bị tiến hành cổ phần hóa.
Ngành than, khoáng sản kỳ vọng gì từ lễ ký hôm nay, thưa ông?
Với mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, trong thời gian tới ngành này chắc chắn sẽ phải cần thêm một lượng vốn tương đối lớn cho các dự án trong vòng 10 năm tới. Việc ký hợp tác chiến lược với Icombank sẽ giúp chúng tôi giải quyết phần nào những khó khăn đó.
Ngoài ra, với việc ký kết trên, ngành than, khoáng sản cũng sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án lớn của Incombank với tư cách là cổ đông chiến lược, tạo điều kiện để Tập đoàn Than - Khoáng sản trở thành một tập đoàn công nghiệp lớn mạnh, đa dạng hóa sở hữu, kinh doanh trong tương lai.
Tính đến thời điểm trước khi diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược, Incombank đã đầu tư vào Tập đoàn Than - Khoáng sản và các đơn vị thành viên gần 2.000 tỷ đồng, với hàng trăm dự án lớn và vừa trong các lĩnh vực duy trì và nâng công suất mỏ, cơ giới hóa các khâu khai thác, chế biến và vận chuyển than…
Cũng theo ông Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc Incombank, mục tiêu mà hai bên hướng tới sau lễ ký là Incombank sẽ trở thành ngân hàng phục vụ chính của Tập đoàn Than - Khoáng sản. Cụ thể, Incombank sẽ tập trung mọi nguồn lực, có cơ chế chính sách, lãi suất, phí dịch vụ ưu đãi, phục vụ tích cực cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của tập đoàn và các công ty con.
Đồng thời, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và các công ty con sẽ là khách hàng ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Incombank, tiến tới hình thành liên minh tập đoàn kinh tế lớn, đáp ứng cho sự phát triển đa năng của hai bên.
Lãnh đạo hai bên hy vọng lễ ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, cụ thể: Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Incombank cùng xúc tiến các hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết để hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, đa mô hình quản lý để khai thác tốt nhất thế mạnh của mỗi bên, cũng như tiềm năng của thị trường trong và ngoài nước.
Tại lễ ký kết, VnEconomy đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đoàn Văn Kiển, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Tại sao Tập đoàn Than - Khoáng sản lại chọn Incombank làm đối tác đầu tư, thưa ông?
Cả hai đã có một mối quan hệ rất tốt đẹp từ lâu nay. Chúng tôi đã có sự đồng hành từ nhiều năm và có sự thống nhất trên toàn hệ thống. Chẳng hạn, lãi suất và các điều kiện mà Incombank áp dụng đối với ngành than là thống nhất trên toàn hệ thống.
Chính vì vậy, lễ ký kết hợp tác này là nhằm nâng mối quan hệ giữa hai bên lên một tầm cao mới. Nghĩa là quan hệ của hai bên không chỉ xoay quanh chuyện thu xếp vốn mà chúng tôi có thể trở thành những cổ đông của nhau trong các hoạt động, các dự án lớn của mỗi bên trong tương lai.
Quan hệ tốt đẹp như vậy, nhưng tại sao đến thời điểm này mới có một lễ ký giữa hai bên, thưa ông?
Theo tôi đây là thời điểm thích hợp nhất để hai bên ký hợp tác chiến lược bởi 2 lý do sau.
Đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản, đây là thời điểm chúng tôi được Chính phủ giao cho nhiều nhiệm vụ, nhiều dự án lớn như: dự án phát triển ngành công nghiệp nhôm Việt Nam, dự án mỏ sắt Thạch khê (Hà Tĩnh), dự án luyện thép ở Cao Bằng, Lào Cai, Lào, Campuchia và 6 dự án điện khác. Theo dự kiến, trong thời gian tới, ngành than, khoáng sản cần một lượng vốn khoảng 8 - 10 tỷ USD cho các dự án của mình.
Còn về phía Incombank, đây cũng là thời điểm thích hợp đối với họ vì Incombank cũng đang chuẩn bị tiến hành cổ phần hóa.
Ngành than, khoáng sản kỳ vọng gì từ lễ ký hôm nay, thưa ông?
Với mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, trong thời gian tới ngành này chắc chắn sẽ phải cần thêm một lượng vốn tương đối lớn cho các dự án trong vòng 10 năm tới. Việc ký hợp tác chiến lược với Icombank sẽ giúp chúng tôi giải quyết phần nào những khó khăn đó.
Ngoài ra, với việc ký kết trên, ngành than, khoáng sản cũng sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án lớn của Incombank với tư cách là cổ đông chiến lược, tạo điều kiện để Tập đoàn Than - Khoáng sản trở thành một tập đoàn công nghiệp lớn mạnh, đa dạng hóa sở hữu, kinh doanh trong tương lai.