Khi Việt Nam là “ổ máy tính ma”
Không gian mạng Việt Nam đã trở thành nơi ưa thích của giới hacker và là “ổ máy tính ma” lớn nhất thế giới
Không gian mạng Việt Nam đã trở thành nơi ưa thích của giới hacker và là “ổ máy tính ma” lớn nhất thế giới.
Thuật ngữ “ổ máy tính ma” và nguy cơ trên được Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Bộ Công an Nguyễn Viết Thế cảnh báo tới hơn một lần tại hội thảo - triển lãm quốc gia về điện toán đám mây và an ninh bảo mật (Cloud Computing & Security World 2012) diễn ra ngày 22/3, tại Hà Nội.
Từ “ổ máy tính ma”
Theo Cục trưởng Nguyễn Viết Thế, máy tính Việt Nam đang được đánh giá là “ổ máy tính ma” lớn nhất thế giới. Ông dẫn số liệu của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), năm 2011, tấn công từ chối dịch vụ tại Việt Nam tăng 70% so với năm 2010, trong khi đó tấn công mạng tăng 3 lần.
Đáng tiếc, một lý do quan trọng và là khởi nguồn dẫn đến “ổ máy tính ma” lại do chính cách sử dụng máy tính của người tiêu dùng. Cục trưởng Nguyễn Viết Thế phân tích, người dùng máy tính, Internet tại Việt Nam còn có những tồn tại sơ hở, ý thức bảo mật kém, không tắt máy sau khi dùng xong, không rút nguồn… nên dễ bị các đối tượng sử dụng phần mềm truy nhập tự động bật máy, chiếm quyền điều khiển và từ đó tấn công các máy khác, biến máy đó thành máy tính “ma”.
2011 cũng là năm bùng nổ virus máy tính, phần mềm mã độc. Cụ thể, có tới 64,2 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus, trung bình một ngày đã có hơn 175 nghìn máy tính bị nhiễm virus; đã có 38.961 dòng virus xuất hiện mới, lây lan nhiều nhất là virus W32.Sality.PE. Virus này đã lây nhiễm trên 4,2 triệu lượt máy tính, xuất hiện rất nhiều phần mềm mã độc là agent của các mạng Botnet.
Không chỉ vậy, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam có những diễn biến rất phức tạp và đã xuất hiện các cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức, với hàng trăm website bị các hacker nước ngoài tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện trong đó có các website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao,…
Đơn cử rõ nhất là ngày 23/10/2011, hơn 150 website của Việt Nam bị tấn công trong một ngày do nhóm hacker Thổ Nhĩ Kỹ thực hiện.
Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho rằng, trên 200 trang web của Việt Nam bị hacker nước ngoài tấn công năm 2011 phần lớn là những trang web của các đơn vị nhỏ, thuê host dùng chung, chạy trên hệ thống cũ, hoặc các ISP không được cập nhật những bản vá cần thiết, có nhiều lỗi thông thường, dễ bị tấn công bằng các phương pháp và công cụ phổ biến.
Trong khi đó, đối tượng trong nước và nước ngoài cấu kết tấn công, sử dụng công nghệ mới đẻ tránh bị phát hiện như tấn công qua trung gian - proxy, tấn công lỗ hổng bảo mật web, lợi dụng lỗ hổng bảo mật từ nội bộ, truy cập không dây, Internet công cộng, di động với Ipv6…
Đến nguy cơ “chiến tranh mạng”
Tại hội thảo trên, không ít chuyên gia công nghệ cho rằng, năm 2011, thế giới mạng đang bước vào “kỷ nguyên bất an”. Như vụ Sony phải gánh chịu tổn thất nặng nề khi mạng chơi game của doanh nghiệp bị tin tặc đột nhập và lấy đi 77 triệu thông tin cá nhân. Hay đầu năm 2012, tin tặc tiếp tục tung ra những cuộc tấn công vào website Chính phủ Iran, Liên hiệp quốc, cơ quan tình báo trung ương Mỹ, website của Interpol…
Trước cấp độ phát triển về an toàn thông tin mạng hiện nay, ông Nguyễn Viết Thế cho rằng, an ninh mạng năm 2012 tiếp tục nóng, bùng nổ, nguy cơ chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử là hiện hữu.
Ngoài ra, theo ông, tin tặc sẽ tiếp tục tấn công vào các thiết bị di động thông minh (smartphone, máy tính bảng) thông qua các lỗ hổng với mục đích truy cập để lấy thông tin thẻ tín dụng, vì hacker quan niệm chỉ những người dùng VIP thường hay sử dụng các thiết bị này mà ý thức an ninh bảo mật thì rất yếu.
Đặc biệt, virus đánh cắp tài khoản ngân hàng tiếp tục bùng nổ. Virus siêu đa hình sẽ tiếp tục lây lan rộng. Bảo mật cho điện toán đám mây là điểm nóng trong năm 2012. Người dùng sẽ tiếp tục bị lừa đảo trực tuyến, mạng xã hội facebook, twitter vẫn là mảnh đất màu mỡ cho giới tin tặc lừa đảo.
Theo ông Thế, chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin đã và đang hiện hữu, vì thế cần có một cơ quan chuyên trách ở mức độ quốc gia, từ đó mới đối phó với chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin và đảm bảo an toàn cho không gian mạng Việt Nam.
Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc IDG cho rằng, Chính phủ cần phải luật hóa an toàn an ninh thông tin để làm cơ sở triển khai tại các cấp các ngành đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời là công cụ để xử lý đối với tội phạm mạng.
Theo ông Tâm, Chính phủ cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hạ tầng, cả về hạ tầng mạng, hạ tầng công nghệ, thiết bị tổng đài để giảm dần sự lệ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, có như vậy mới đảm bảo được nguy cơ mất an toàn thông tin, hạn chế được mức độ truy cập thông tin, mất cắp và phá hoại thông tin.
Thuật ngữ “ổ máy tính ma” và nguy cơ trên được Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Bộ Công an Nguyễn Viết Thế cảnh báo tới hơn một lần tại hội thảo - triển lãm quốc gia về điện toán đám mây và an ninh bảo mật (Cloud Computing & Security World 2012) diễn ra ngày 22/3, tại Hà Nội.
Từ “ổ máy tính ma”
Theo Cục trưởng Nguyễn Viết Thế, máy tính Việt Nam đang được đánh giá là “ổ máy tính ma” lớn nhất thế giới. Ông dẫn số liệu của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), năm 2011, tấn công từ chối dịch vụ tại Việt Nam tăng 70% so với năm 2010, trong khi đó tấn công mạng tăng 3 lần.
Đáng tiếc, một lý do quan trọng và là khởi nguồn dẫn đến “ổ máy tính ma” lại do chính cách sử dụng máy tính của người tiêu dùng. Cục trưởng Nguyễn Viết Thế phân tích, người dùng máy tính, Internet tại Việt Nam còn có những tồn tại sơ hở, ý thức bảo mật kém, không tắt máy sau khi dùng xong, không rút nguồn… nên dễ bị các đối tượng sử dụng phần mềm truy nhập tự động bật máy, chiếm quyền điều khiển và từ đó tấn công các máy khác, biến máy đó thành máy tính “ma”.
2011 cũng là năm bùng nổ virus máy tính, phần mềm mã độc. Cụ thể, có tới 64,2 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus, trung bình một ngày đã có hơn 175 nghìn máy tính bị nhiễm virus; đã có 38.961 dòng virus xuất hiện mới, lây lan nhiều nhất là virus W32.Sality.PE. Virus này đã lây nhiễm trên 4,2 triệu lượt máy tính, xuất hiện rất nhiều phần mềm mã độc là agent của các mạng Botnet.
Không chỉ vậy, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam có những diễn biến rất phức tạp và đã xuất hiện các cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức, với hàng trăm website bị các hacker nước ngoài tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện trong đó có các website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao,…
Đơn cử rõ nhất là ngày 23/10/2011, hơn 150 website của Việt Nam bị tấn công trong một ngày do nhóm hacker Thổ Nhĩ Kỹ thực hiện.
Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho rằng, trên 200 trang web của Việt Nam bị hacker nước ngoài tấn công năm 2011 phần lớn là những trang web của các đơn vị nhỏ, thuê host dùng chung, chạy trên hệ thống cũ, hoặc các ISP không được cập nhật những bản vá cần thiết, có nhiều lỗi thông thường, dễ bị tấn công bằng các phương pháp và công cụ phổ biến.
Trong khi đó, đối tượng trong nước và nước ngoài cấu kết tấn công, sử dụng công nghệ mới đẻ tránh bị phát hiện như tấn công qua trung gian - proxy, tấn công lỗ hổng bảo mật web, lợi dụng lỗ hổng bảo mật từ nội bộ, truy cập không dây, Internet công cộng, di động với Ipv6…
Đến nguy cơ “chiến tranh mạng”
Tại hội thảo trên, không ít chuyên gia công nghệ cho rằng, năm 2011, thế giới mạng đang bước vào “kỷ nguyên bất an”. Như vụ Sony phải gánh chịu tổn thất nặng nề khi mạng chơi game của doanh nghiệp bị tin tặc đột nhập và lấy đi 77 triệu thông tin cá nhân. Hay đầu năm 2012, tin tặc tiếp tục tung ra những cuộc tấn công vào website Chính phủ Iran, Liên hiệp quốc, cơ quan tình báo trung ương Mỹ, website của Interpol…
Trước cấp độ phát triển về an toàn thông tin mạng hiện nay, ông Nguyễn Viết Thế cho rằng, an ninh mạng năm 2012 tiếp tục nóng, bùng nổ, nguy cơ chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử là hiện hữu.
Ngoài ra, theo ông, tin tặc sẽ tiếp tục tấn công vào các thiết bị di động thông minh (smartphone, máy tính bảng) thông qua các lỗ hổng với mục đích truy cập để lấy thông tin thẻ tín dụng, vì hacker quan niệm chỉ những người dùng VIP thường hay sử dụng các thiết bị này mà ý thức an ninh bảo mật thì rất yếu.
Đặc biệt, virus đánh cắp tài khoản ngân hàng tiếp tục bùng nổ. Virus siêu đa hình sẽ tiếp tục lây lan rộng. Bảo mật cho điện toán đám mây là điểm nóng trong năm 2012. Người dùng sẽ tiếp tục bị lừa đảo trực tuyến, mạng xã hội facebook, twitter vẫn là mảnh đất màu mỡ cho giới tin tặc lừa đảo.
Theo ông Thế, chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin đã và đang hiện hữu, vì thế cần có một cơ quan chuyên trách ở mức độ quốc gia, từ đó mới đối phó với chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin và đảm bảo an toàn cho không gian mạng Việt Nam.
Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc IDG cho rằng, Chính phủ cần phải luật hóa an toàn an ninh thông tin để làm cơ sở triển khai tại các cấp các ngành đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời là công cụ để xử lý đối với tội phạm mạng.
Theo ông Tâm, Chính phủ cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hạ tầng, cả về hạ tầng mạng, hạ tầng công nghệ, thiết bị tổng đài để giảm dần sự lệ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, có như vậy mới đảm bảo được nguy cơ mất an toàn thông tin, hạn chế được mức độ truy cập thông tin, mất cắp và phá hoại thông tin.