Khó cắt giảm sản lượng, giá dầu giảm sâu
Việc Iran và Iraq không chịu chấp nhận bất kỳ thỏa thuận giảm sản lượng nào là mấu chốt cản trở việc các nước trong và ngoài OPEC đi đến thống nhất
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu giảm bởi thị trường hoài nghi về khả năng OPEC có thể thống nhất về mục tiêu giảm sản lượng dầu.
Theo Wall Street Journal, từ ngày hôm qua, đại diện các nước thành viên Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và ngoài OPEC như Nga đã bắt đầu các cuộc bàn thảo kéo dài 2 ngày để cân nhắc về mục tiêu giảm sản lượng để cứu giá dầu. Giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm suốt 2 năm qua khiến các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn của thế giới thiệt hại nặng nề.
Tuy nhiên, đến cuối ngày, các bên vẫn chưa thể thống nhất về bất kỳ chi tiết nào trong kế hoạch giảm sản lượng dầu. Iran là nước phản đối mạnh mẽ nhất kế hoạch này, còn Iraq cũng cùng chia sẻ quan điểm.
Việc hai nước này không chịu chấp nhận bất kỳ thỏa thuận giảm sản lượng nào là mấu chốt cản trở việc các nước trong và ngoài OPEC đi đến thống nhất.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2016 trên thị trường New York giảm 91 cent tương đương 2,05% xuống 48,70 USD/thùng.
Tính cả tuần, giá dầu WTI giảm 4,2%, đánh dấu tuần giảm giá sâu nhất tính từ giữa tháng 9/2016.
Việc giá dầu đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ 49 USD/thùng được coi như tín hiệu xấu đối với thị trường, bởi nó đồng nghĩa với giá dầu sẽ có thể sẽ xuống sâu hơn nữa.
Trên thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 12/2016 đóng cửa giảm 69 cent tương đương 1,4% xuống 49,78 USD/thùng. Trong tuần giá dầu Brent mất 4%.
Cùng ngày, hãng tin Interfax dẫn nguồn tin một quan chức Nga giấu tên đang tham gia đàm phán cho biết, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga không mấy lạc quan về hiệu quả tích cực của việc OPEC và một số nước ngoài OPEC thống nhất giảm sản lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga lo sợ ngay khi giá dầu tăng, các công ty năng lượng Mỹ sẽ đẩy mạnh sản xuất và sản lượng dầu của thế giới sẽ lại tăng. Thời gian gần đây, Nga đã tổ chức buổi họp kín với các tập đoàn/công ty xuất khẩu năng lượng lớn của nước này để bàn về hướng hỗ trợ giá dầu.
Dù hiện tại đang có nhiều yếu tố bất lợi với thỏa thuận giảm sản lượng, các chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại Commerzbank cho rằng nếu các nước OPEC thực sự muốn giảm sản lượng, họ vẫn sẽ có thể làm được. Điều đó cần đến sự quyết tâm của Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Qatar.
Trong tuần qua tại Mỹ, số lượng các giàn khoan dầu được đưa vào khai thác giảm lần đầu tiên từ tháng 6/2016. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes công bố có 2 giàn khoan dầu ngừng hoạt động trong tuần qua, hiện có 441 giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ.
Tập đoàn năng lượng Pháp Total SA trong ngày thứ Sáu công bố dự báo giá dầu sẽ vẫn biến động mạnh và tiếp tục lên kế hoạch cắt giảm chi phí. Cùng ngày, tập đoàn năng lượng ENI SpA của Italy công bố lỗ cao hơn kỳ vọng.
Theo Wall Street Journal, từ ngày hôm qua, đại diện các nước thành viên Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và ngoài OPEC như Nga đã bắt đầu các cuộc bàn thảo kéo dài 2 ngày để cân nhắc về mục tiêu giảm sản lượng để cứu giá dầu. Giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm suốt 2 năm qua khiến các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn của thế giới thiệt hại nặng nề.
Tuy nhiên, đến cuối ngày, các bên vẫn chưa thể thống nhất về bất kỳ chi tiết nào trong kế hoạch giảm sản lượng dầu. Iran là nước phản đối mạnh mẽ nhất kế hoạch này, còn Iraq cũng cùng chia sẻ quan điểm.
Việc hai nước này không chịu chấp nhận bất kỳ thỏa thuận giảm sản lượng nào là mấu chốt cản trở việc các nước trong và ngoài OPEC đi đến thống nhất.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2016 trên thị trường New York giảm 91 cent tương đương 2,05% xuống 48,70 USD/thùng.
Tính cả tuần, giá dầu WTI giảm 4,2%, đánh dấu tuần giảm giá sâu nhất tính từ giữa tháng 9/2016.
Việc giá dầu đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ 49 USD/thùng được coi như tín hiệu xấu đối với thị trường, bởi nó đồng nghĩa với giá dầu sẽ có thể sẽ xuống sâu hơn nữa.
Trên thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 12/2016 đóng cửa giảm 69 cent tương đương 1,4% xuống 49,78 USD/thùng. Trong tuần giá dầu Brent mất 4%.
Cùng ngày, hãng tin Interfax dẫn nguồn tin một quan chức Nga giấu tên đang tham gia đàm phán cho biết, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga không mấy lạc quan về hiệu quả tích cực của việc OPEC và một số nước ngoài OPEC thống nhất giảm sản lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga lo sợ ngay khi giá dầu tăng, các công ty năng lượng Mỹ sẽ đẩy mạnh sản xuất và sản lượng dầu của thế giới sẽ lại tăng. Thời gian gần đây, Nga đã tổ chức buổi họp kín với các tập đoàn/công ty xuất khẩu năng lượng lớn của nước này để bàn về hướng hỗ trợ giá dầu.
Dù hiện tại đang có nhiều yếu tố bất lợi với thỏa thuận giảm sản lượng, các chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại Commerzbank cho rằng nếu các nước OPEC thực sự muốn giảm sản lượng, họ vẫn sẽ có thể làm được. Điều đó cần đến sự quyết tâm của Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Qatar.
Trong tuần qua tại Mỹ, số lượng các giàn khoan dầu được đưa vào khai thác giảm lần đầu tiên từ tháng 6/2016. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes công bố có 2 giàn khoan dầu ngừng hoạt động trong tuần qua, hiện có 441 giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ.
Tập đoàn năng lượng Pháp Total SA trong ngày thứ Sáu công bố dự báo giá dầu sẽ vẫn biến động mạnh và tiếp tục lên kế hoạch cắt giảm chi phí. Cùng ngày, tập đoàn năng lượng ENI SpA của Italy công bố lỗ cao hơn kỳ vọng.