Khó kết luận dự án Nam An Khánh vì “trường hợp ngoại lệ”
Sau gần 10 năm nhận được quyết định đầu tư, đến nay, dự án vẫn còn ngổn ngang
Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo kết quả kiểm tra đợt 1 một số dự án bất động sản, khu đô thị trên địa bàn.
Mục đích của đợt kiểm tra này là nhằm nắm rõ tình hình triển khai thực tế của các dự án, sự tuân thủ các quy định của nhà nước cũng như tiến độ, năng lực của chủ đầu tư tính từ thời điểm nhận bàn giao mặt bằng, từ đó có khuyến nghị, yêu cầu chủ dự án chấp hành nghiêm túc quy định hoặc thu hồi nếu phát hiện sai phạm.
Tuy nhiên, đáng chú ý, trong số gần 10 dự án kiểm tra đợt 1, đối với dự án khu đô thị mới Nam An Khánh và Nam An Khánh phần mở rộng phía Nam (khu B) tại huyện Hoài Đức, thì Sở Xây dựng sau khi kiểm tra đã không thể đưa ra một kết luận nào về tính chấp hành quy định của chủ đầu tư vì đây là “trường hợp ngoại lệ”.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, dự án nói trên có quy mô hơn 234 ha, do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư.
Đây là dự án do Bộ Xây dựng trình Thủ tướng cho phép đầu tư từ năm 2004 và đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao đất thực hiện dự án.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm nhận được quyết định đầu tư, đến nay, dự án vẫn còn ngổn ngang, nhiều hạng mục chưa được đầu tư.
Cụ thể, tại khu B có diện tích 44,6 ha, hiện vẫn đang tiến hành giải phóng mặt bằng, chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình dự án.
Tại khu đô thị Nam An Khánh diện tích 189,7 ha, hiện đã cơ bản hoàn thành công tác đền bù, chỉ còn một số chưa giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật hoàn thành khoảng 60%.
Theo kế hoạch, trong khu đô thị này, chủ đầu tư phải xây dựng nhiều công trình công cộng như trạm y tế, trường học, trung tâm thương mại, công trình sinh hoạt văn hoá, thể thao…
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy, đến nay chưa một hạng mục nào nói trên được triển khai xây dựng.
Đáng chú ý, Sudico đã nhượng lại một diện tích khá lớn cho 13 nhà đầu tư thứ cấp từ trước năm 2010, song đến nay cũng mới chỉ có 3 nhà đầu tư tiến hành xây dựng. Riêng Sudico cũng mới chỉ hoàn thành phần móng của 402 căn thấp tầng, trong đó đã huy động vốn của 118 khách hàng căn hộ thấp tầng.
Về thực hiện nghĩa vụ tài chính, Sudico đã nộp ngân sách 1.157 tỷ đồng tiền thuế, tiền sử dụng đất…cho khu đô thị Nam An Khánh. Tuy nhiên, đối với khu B hiện vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Hà Nội.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù là đã kết thúc kiểm tra, song trong phần nhận xét về tình hình thực hiện dự án, Sở Xây dựng đã không thể đưa ra kết luận, vì theo cơ quan này, trong văn bản của Thủ tướng cho phép thực hiện dự án này trước đây không xác định thời gian thực hiện dự án, nên hiện nay cơ quan này không có cơ sở để xác định Sudico có đảm bảo tiến độ của dự án hay không.
Bên cạnh đó, cũng do văn bản cho phép đầu tư của dự án không xác định rõ trách nhiệm đầu tư các công trình công cộng trong khu đô thị, nên hệ quả đến nay chưa có công trình xã hội nào được xây dựng.
Theo Sở Xây dựng, hiện nay do chưa có công trình nhà ở nào được đưa vào sử dụng nên chưa xảy ra bức xúc của người dân, khách hàng. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối trên, Sở Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần sớm chỉ đạo, yêu cầu chủ đầu tư triển khai các công trình xã hội, có thể là theo phương thức xã hội hoá, số còn lại thực hiện theo hình thức công lập.
Mục đích của đợt kiểm tra này là nhằm nắm rõ tình hình triển khai thực tế của các dự án, sự tuân thủ các quy định của nhà nước cũng như tiến độ, năng lực của chủ đầu tư tính từ thời điểm nhận bàn giao mặt bằng, từ đó có khuyến nghị, yêu cầu chủ dự án chấp hành nghiêm túc quy định hoặc thu hồi nếu phát hiện sai phạm.
Tuy nhiên, đáng chú ý, trong số gần 10 dự án kiểm tra đợt 1, đối với dự án khu đô thị mới Nam An Khánh và Nam An Khánh phần mở rộng phía Nam (khu B) tại huyện Hoài Đức, thì Sở Xây dựng sau khi kiểm tra đã không thể đưa ra một kết luận nào về tính chấp hành quy định của chủ đầu tư vì đây là “trường hợp ngoại lệ”.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, dự án nói trên có quy mô hơn 234 ha, do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư.
Đây là dự án do Bộ Xây dựng trình Thủ tướng cho phép đầu tư từ năm 2004 và đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao đất thực hiện dự án.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm nhận được quyết định đầu tư, đến nay, dự án vẫn còn ngổn ngang, nhiều hạng mục chưa được đầu tư.
Cụ thể, tại khu B có diện tích 44,6 ha, hiện vẫn đang tiến hành giải phóng mặt bằng, chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình dự án.
Tại khu đô thị Nam An Khánh diện tích 189,7 ha, hiện đã cơ bản hoàn thành công tác đền bù, chỉ còn một số chưa giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật hoàn thành khoảng 60%.
Theo kế hoạch, trong khu đô thị này, chủ đầu tư phải xây dựng nhiều công trình công cộng như trạm y tế, trường học, trung tâm thương mại, công trình sinh hoạt văn hoá, thể thao…
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy, đến nay chưa một hạng mục nào nói trên được triển khai xây dựng.
Đáng chú ý, Sudico đã nhượng lại một diện tích khá lớn cho 13 nhà đầu tư thứ cấp từ trước năm 2010, song đến nay cũng mới chỉ có 3 nhà đầu tư tiến hành xây dựng. Riêng Sudico cũng mới chỉ hoàn thành phần móng của 402 căn thấp tầng, trong đó đã huy động vốn của 118 khách hàng căn hộ thấp tầng.
Về thực hiện nghĩa vụ tài chính, Sudico đã nộp ngân sách 1.157 tỷ đồng tiền thuế, tiền sử dụng đất…cho khu đô thị Nam An Khánh. Tuy nhiên, đối với khu B hiện vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Hà Nội.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù là đã kết thúc kiểm tra, song trong phần nhận xét về tình hình thực hiện dự án, Sở Xây dựng đã không thể đưa ra kết luận, vì theo cơ quan này, trong văn bản của Thủ tướng cho phép thực hiện dự án này trước đây không xác định thời gian thực hiện dự án, nên hiện nay cơ quan này không có cơ sở để xác định Sudico có đảm bảo tiến độ của dự án hay không.
Bên cạnh đó, cũng do văn bản cho phép đầu tư của dự án không xác định rõ trách nhiệm đầu tư các công trình công cộng trong khu đô thị, nên hệ quả đến nay chưa có công trình xã hội nào được xây dựng.
Theo Sở Xây dựng, hiện nay do chưa có công trình nhà ở nào được đưa vào sử dụng nên chưa xảy ra bức xúc của người dân, khách hàng. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối trên, Sở Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần sớm chỉ đạo, yêu cầu chủ đầu tư triển khai các công trình xã hội, có thể là theo phương thức xã hội hoá, số còn lại thực hiện theo hình thức công lập.