Khó quản lý thị trường OTC qua công ty đại chúng
Các doanh nghiệp e ngại rủi ro bị chia quyền kiểm soát, các ràng buộc về công bố thông tin khi thành công ty đại chúng
Kế hoạch tăng cường quản lý thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem chừng khó có thể thực hiện, khi hầu hết công ty cổ phần đều thờ ơ trước qui định bắt buộc đăng ký lại để trở thành công ty đại chúng.
Tôi còn đợi!
Anh Huy, giám đốc một công ty cổ phần chuyên kinh doanh các mặt hàng viễn thông, nhún vai khi được hỏi sao chưa đăng ký công ty cổ phần đại chúng: “Đăng ký để được cái gì? Làm công ty đại chúng dễ bị “thổi còi” lắm, đủ thứ qui định ràng buộc, trong khi quyền lợi chẳng có gì nhiều. Tôi ngán nhất là việc công bố thông tin, kiểm toán, rồi bao nhiêu người dòm ngó giám sát...”.
Công ty của anh Huy chỉ là một trong số cả chục ngàn công ty thuộc diện công ty đại chúng nhưng chưa muốn đi đăng ký lại. Anh Huy bày tỏ: “Tôi phải đợi một thời gian nữa mới quyết định. Bây giờ số cổ đông của công ty là 120 người, ít bữa họ giao dịch bán mua giảm xuống chỉ còn 50 người, tôi làm đơn xin thôi làm công ty đại chúng xem có được không?”.
Mới đây, PGS. TS Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế Tp.HCM) đã thực hiện một cuộc khảo sát trong 235 doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty cổ phần và các doanh nghiệp nhà nước sắp cổ phần hóa thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất kinh doanh...) về những vướng mắc của họ khi “bị” hoặc “được” trở thành công ty đại chúng.
Cuộc khảo sát cho thấy lý do mà các công ty cổ phần không thích trở thành công ty đại chúng vì lợi ích mang lại không tương thích với những cái mà họ sẽ mất đi.
Cụ thể, các doanh nghiệp e ngại rủi ro bị chia quyền kiểm soát, các ràng buộc về công bố thông tin, sự thiếu vắng các điều luật bảo vệ nhà đầu tư, các chính sách chưa đầy đủ và công bằng của Nhà nước...
Về thuế, các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng chưa có tính công bằng và hiệu quả về thuế giữa công ty đại chúng (phải công khai tài chính) so với mô hình hoạt động hiện tại của họ (không phải công khai minh bạch tình hình tài chính).
Các công ty cổ phần sẽ trở thành công ty đại chúng khi đáp ứng một trong ba điều kiện: thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chính thức, hoặc có số vốn điều lệ 10 tỉ đồng trở lên với ít nhất 100 nhà đầu tư tham gia góp vốn.
Luật Chứng khoán cũng qui định các công ty cổ phần phải nộp hồ sơ đăng ký lại thành công ty đại chúng trong vòng 90 ngày kể từ ngày có số lượng cổ đông đạt từ 100 người trở lên.
Theo Ủy ban Chứng khoán, việc yêu cầu các công ty cổ phần đăng ký lại thành công ty đại chúng là bước đầu tiên để kiểm soát thị trường cổ phiếu OTC. Sau khi đăng ký, các công ty này sẽ phải thực hiện kiểm toán, công bố thông tin và quản trị công ty theo qui định của Luật Chứng khoán.
Bước tiếp theo là các công ty tiến hành lưu ký cổ phiếu, sử dụng các công ty chứng khoán làm đầu mối và chuyển giao dịch về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Bộ Tài chính sốt ruột
Dường như cũng đã nhận biết được khó khăn trong việc triển khai qui định này, Bộ Tài chính chỉ quyết định “thử nghiệm” bằng cách kêu gọi các công ty cổ phần mà Nhà nước đang nắm giữ sở hữu đi đăng ký lại.
Tuy nhiên, kết quả vẫn không mấy khả quan. Sau một tháng gửi công văn đi các bộ, UBND tỉnh/thành phố, các tập đoàn, các tổng công ty 90, 91..., Bộ Tài chính chỉ nhận được danh sách công ty đại chúng từ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Xi măng và Sở Tài chính Lâm Đồng.
Một chuyên gia chứng khoán nhận định nghị định 36 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán với mức phạt 5-20 triệu đồng đối với các công ty không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cũng chỉ là giải pháp tình thế. “Tôi cho rằng về lâu dài, Nhà nước nên có những chính sách để khuyến khích các công ty “bước từ bóng tối ra ánh sáng” hơn là ép buộc họ”.
Còn theo PGS. TS Trần Ngọc Thơ, để khuyến khích các công ty cổ phần (hoặc cổ phần hóa) hoạt động theo mô hình công ty đại chúng, Chính phủ cần triển khai một số chính sách. Thứ nhất, yêu cầu bắt buộc phải tiến hành các phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa để họ không phải “ngỡ ngàng” khi lên công ty đại chúng.
Thứ hai, theo ông, Chính phủ cần ban hành nghị định hướng dẫn cụ thể về minh bạch thông tin trong các công ty đại chúng để hạn chế tình trạng mất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán.
Và thứ ba, cần có những qui định chính sách về các hoạt động mua lại, sáp nhập và bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ. Xu hướng này sẽ diễn ra khá phổ biến trong tương lai và cần phải được Nhà nước dự báo thấu đáo nhằm đưa ra các chính sách thích hợp để bảo vệ nhà đầu tư.
Tôi còn đợi!
Anh Huy, giám đốc một công ty cổ phần chuyên kinh doanh các mặt hàng viễn thông, nhún vai khi được hỏi sao chưa đăng ký công ty cổ phần đại chúng: “Đăng ký để được cái gì? Làm công ty đại chúng dễ bị “thổi còi” lắm, đủ thứ qui định ràng buộc, trong khi quyền lợi chẳng có gì nhiều. Tôi ngán nhất là việc công bố thông tin, kiểm toán, rồi bao nhiêu người dòm ngó giám sát...”.
Công ty của anh Huy chỉ là một trong số cả chục ngàn công ty thuộc diện công ty đại chúng nhưng chưa muốn đi đăng ký lại. Anh Huy bày tỏ: “Tôi phải đợi một thời gian nữa mới quyết định. Bây giờ số cổ đông của công ty là 120 người, ít bữa họ giao dịch bán mua giảm xuống chỉ còn 50 người, tôi làm đơn xin thôi làm công ty đại chúng xem có được không?”.
Mới đây, PGS. TS Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế Tp.HCM) đã thực hiện một cuộc khảo sát trong 235 doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty cổ phần và các doanh nghiệp nhà nước sắp cổ phần hóa thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất kinh doanh...) về những vướng mắc của họ khi “bị” hoặc “được” trở thành công ty đại chúng.
Cuộc khảo sát cho thấy lý do mà các công ty cổ phần không thích trở thành công ty đại chúng vì lợi ích mang lại không tương thích với những cái mà họ sẽ mất đi.
Cụ thể, các doanh nghiệp e ngại rủi ro bị chia quyền kiểm soát, các ràng buộc về công bố thông tin, sự thiếu vắng các điều luật bảo vệ nhà đầu tư, các chính sách chưa đầy đủ và công bằng của Nhà nước...
Về thuế, các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng chưa có tính công bằng và hiệu quả về thuế giữa công ty đại chúng (phải công khai tài chính) so với mô hình hoạt động hiện tại của họ (không phải công khai minh bạch tình hình tài chính).
Các công ty cổ phần sẽ trở thành công ty đại chúng khi đáp ứng một trong ba điều kiện: thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chính thức, hoặc có số vốn điều lệ 10 tỉ đồng trở lên với ít nhất 100 nhà đầu tư tham gia góp vốn.
Luật Chứng khoán cũng qui định các công ty cổ phần phải nộp hồ sơ đăng ký lại thành công ty đại chúng trong vòng 90 ngày kể từ ngày có số lượng cổ đông đạt từ 100 người trở lên.
Theo Ủy ban Chứng khoán, việc yêu cầu các công ty cổ phần đăng ký lại thành công ty đại chúng là bước đầu tiên để kiểm soát thị trường cổ phiếu OTC. Sau khi đăng ký, các công ty này sẽ phải thực hiện kiểm toán, công bố thông tin và quản trị công ty theo qui định của Luật Chứng khoán.
Bước tiếp theo là các công ty tiến hành lưu ký cổ phiếu, sử dụng các công ty chứng khoán làm đầu mối và chuyển giao dịch về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Bộ Tài chính sốt ruột
Dường như cũng đã nhận biết được khó khăn trong việc triển khai qui định này, Bộ Tài chính chỉ quyết định “thử nghiệm” bằng cách kêu gọi các công ty cổ phần mà Nhà nước đang nắm giữ sở hữu đi đăng ký lại.
Tuy nhiên, kết quả vẫn không mấy khả quan. Sau một tháng gửi công văn đi các bộ, UBND tỉnh/thành phố, các tập đoàn, các tổng công ty 90, 91..., Bộ Tài chính chỉ nhận được danh sách công ty đại chúng từ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Xi măng và Sở Tài chính Lâm Đồng.
Một chuyên gia chứng khoán nhận định nghị định 36 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán với mức phạt 5-20 triệu đồng đối với các công ty không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cũng chỉ là giải pháp tình thế. “Tôi cho rằng về lâu dài, Nhà nước nên có những chính sách để khuyến khích các công ty “bước từ bóng tối ra ánh sáng” hơn là ép buộc họ”.
Còn theo PGS. TS Trần Ngọc Thơ, để khuyến khích các công ty cổ phần (hoặc cổ phần hóa) hoạt động theo mô hình công ty đại chúng, Chính phủ cần triển khai một số chính sách. Thứ nhất, yêu cầu bắt buộc phải tiến hành các phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa để họ không phải “ngỡ ngàng” khi lên công ty đại chúng.
Thứ hai, theo ông, Chính phủ cần ban hành nghị định hướng dẫn cụ thể về minh bạch thông tin trong các công ty đại chúng để hạn chế tình trạng mất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán.
Và thứ ba, cần có những qui định chính sách về các hoạt động mua lại, sáp nhập và bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ. Xu hướng này sẽ diễn ra khá phổ biến trong tương lai và cần phải được Nhà nước dự báo thấu đáo nhằm đưa ra các chính sách thích hợp để bảo vệ nhà đầu tư.