Khó xác định đâu là... tập đoàn
"Khó có thể xác định được những tiêu chí chung để xác định một nhóm doanh nghiệp là tập đoàn hay không"
"Khó có thể xác định được những tiêu chí chung để xác định một nhóm doanh nghiệp là tập đoàn hay không".
Đó là ý kiến của Tiến sĩ Trần Tiến Cường, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương), trao đổi với VnEconomy về việc hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay.
Thưa ông, đang có nhiều ý kiến về việc hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa có những tiêu chí cụ thể…
Một số tổng công ty đã được quyết định để trở thành tập đoàn kinh tế và Chính phủ đang yêu cầu xem xét xây dựng một số tiêu chí về tập đoàn. Tuy nhiên, việc xây dựng tiêu chí phải xuất phát từ thực tiễn, từ kinh nghiệm quốc tế, thông lệ kinh doanh của thị trường vì Việt Nam là nước đi sau, đang hội nhập.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy khó xác định tiêu chí tập đoàn, bởi tập đoàn là những hình thức kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, mà đã là hình thức kinh doanh hay liên kết với nhau thì rất đa dạng, rất phong phú, phụ thuộc vào từng nhóm doanh nghiệp, từng tập đoàn cụ thể. Khó khái quát chung để thành các tiêu chí.
Ví như về vốn, nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau. Có nhóm công ty, tổ hợp công ty từ vài chục tỷ đồng, đến vài trăm tỷ đồng và đến hàng nghìn tỷ đồng. Nếu theo tiêu chí này thì cũng khó có thể xác định nhóm doanh nghiệp nào là tập đoàn.
Đó là chưa kể tới tập đoàn không phải là một pháp nhân, nó không có tư cách pháp nhân. Vì theo Luật Doanh nghiệp và theo thông lệ trên thị trường, đó là nhóm công ty hay tổ hợp các công ty độc lập với nhau về mặt pháp nhân song chúng có sự chi phối lẫn nhau từ công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết. Do đó việc khi nào nhóm đó được gọi hoặc không được gọi là tập đoàn là điều khó xác định.
Tới thời điểm này, theo tôi khó có thể xác định được những tiêu chí chung để xác định ranh giới nhóm doanh nghiệp này là tập đoàn, nhóm kia không phải là tập đoàn. Do đó, khái quát thành một tiêu chí hoặc một nhóm tiêu chí chung để áp dụng, xác định là tập đoàn là điều khó khăn.
Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể đưa ra những tiêu chí để lựa chọn, quyết định tổng công ty nào đó trong số các tổng công ty để thí điểm phát triển các đặc điểm của tập đoàn. Và thông qua sự lựa chọn này để có những biện pháp chuyển đổi mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, theo thông lệ của thị trường.
Khi một doanh nghiệp được phê duyệt đề án tập đoàn, đó mới chỉ là bắt đầu của một quá trình đổi mới các mối quan hệ, chưa nên sớm thoả mãn, thừa nhận tôi đã là tập đoàn.
Vậy liệu rằng chúng ta có đưa ra các cơ sở để xác định đâu là tập đoàn?
Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 đang được soạn thảo, có bổ sung thêm theo yêu cầu của Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tiêu chí tập đoàn kinh tế.
Nếu được Chính phủ chấp thuận thì khi ra đời Nghị định có một hoặc hai điều đề cập đến tập đoàn nhưng chỉ quy định về nguyên tắc. Tuy nhiên, nội dung vẫn trên tinh thần tôn trọng sự phát triển của các doanh nghiệp, tập đoàn hiện nay cho cả khu vực Nhà nước và tư nhân.
Khi nào gọi là tập đoàn thì cũng khó, song trong Nghị định có một điểm, nếu như được chấp nhận, thì cụm từ “tập đoàn” có thể được sử dụng như là một thành tố tên riêng của một doanh nghiệp hay công ty mẹ, nhưng các thành tố khác của nó cũng phải phù hợp với quy định pháp luật về đặt tên doanh nghiệp, ví dụ tên doanh nghiệp cũng phải có các cụm từ “công ty TNHH” hay “công ty cổ phần”.
Ông có thể thử làm một so sánh tập đoàn Nhà nước với tập đoàn tư nhân hiện nay?
Tập đoàn tư nhân về cơ bản hình thành và phát triển trên cơ sở từ một doanh nghiệp hoặc do một vài doanh nghiệp của tư nhân kết hợp lại với nhau, sau đó phát triển thành nhóm các công ty, được tách bạch về mặt pháp nhân để phù hợp với quy mô, năng lực quản lý.
Nhà nước cũng có những tổng công ty phát triển lớn lên như kiểu phát triển của tư nhân, nhưng nó rất chậm vì quá trình tích tụ để hình thành bị ảnh hưởng chi phối từ Nhà nước và phải làm các nhiệm vụ do Nhà nước đề ra.
Con đường hình thành tập đoàn của Nhà nước có những điểm khác biệt là có bàn tay của Nhà nước tổ chức lại các tổng công ty và tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên để thúc đẩy quá trình hình thành tập đoàn.
Về nguyên tắc, sau khi tổ chức lại thành nhóm các công ty, hình thành các mối quan hệ mang đặc trưng của tập đoàn, có các doanh nghiệp đầu tư, chi phối doanh nghiệp khác,... thì khi đó hai loại hình tập đoàn không khác nhau nhiều. Nhưng quá trình hình thành lại có những điểm khác nhau.
Đánh giá của ông về hoạt động của các tập đoàn Nhà nước đã được thành lập?
Hiện còn quá sớm để đánh giá khi mới hơn 1 năm hình thành và hoạt động của các tập đoàn so với cuộc đời của doanh nghiệp. Chính phủ sẽ có đánh giá sơ kết về mô hình này.
Nhưng, theo tôi, động thái chuyển động sang hướng tập đoàn là hướng tích cực. Nó thể hiện ở chỗ không còn mô hình tổng công ty như cũ mà nó thúc đẩy chuyển đổi cách kinh doanh của các doanh nghiệp để thể hiện được sức mạnh của một nhóm công ty, tập đoàn. Tức là biến quan hệ đầu tư liên kết chứ không bằng quan hệ mệnh lệnh hành chính như trước.
Các doanh nghiệp xây dựng đề án tập đoàn cũng phải tính tới chuyện điều phối ra làm sao để có sức mạnh chung mà lại không vi phạm quy luật thị trường so với tổng công ty ra quyết định hành chính trước đây.
Đó là ý kiến của Tiến sĩ Trần Tiến Cường, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương), trao đổi với VnEconomy về việc hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay.
Thưa ông, đang có nhiều ý kiến về việc hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa có những tiêu chí cụ thể…
Một số tổng công ty đã được quyết định để trở thành tập đoàn kinh tế và Chính phủ đang yêu cầu xem xét xây dựng một số tiêu chí về tập đoàn. Tuy nhiên, việc xây dựng tiêu chí phải xuất phát từ thực tiễn, từ kinh nghiệm quốc tế, thông lệ kinh doanh của thị trường vì Việt Nam là nước đi sau, đang hội nhập.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy khó xác định tiêu chí tập đoàn, bởi tập đoàn là những hình thức kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, mà đã là hình thức kinh doanh hay liên kết với nhau thì rất đa dạng, rất phong phú, phụ thuộc vào từng nhóm doanh nghiệp, từng tập đoàn cụ thể. Khó khái quát chung để thành các tiêu chí.
Ví như về vốn, nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau. Có nhóm công ty, tổ hợp công ty từ vài chục tỷ đồng, đến vài trăm tỷ đồng và đến hàng nghìn tỷ đồng. Nếu theo tiêu chí này thì cũng khó có thể xác định nhóm doanh nghiệp nào là tập đoàn.
Đó là chưa kể tới tập đoàn không phải là một pháp nhân, nó không có tư cách pháp nhân. Vì theo Luật Doanh nghiệp và theo thông lệ trên thị trường, đó là nhóm công ty hay tổ hợp các công ty độc lập với nhau về mặt pháp nhân song chúng có sự chi phối lẫn nhau từ công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết. Do đó việc khi nào nhóm đó được gọi hoặc không được gọi là tập đoàn là điều khó xác định.
Tới thời điểm này, theo tôi khó có thể xác định được những tiêu chí chung để xác định ranh giới nhóm doanh nghiệp này là tập đoàn, nhóm kia không phải là tập đoàn. Do đó, khái quát thành một tiêu chí hoặc một nhóm tiêu chí chung để áp dụng, xác định là tập đoàn là điều khó khăn.
Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể đưa ra những tiêu chí để lựa chọn, quyết định tổng công ty nào đó trong số các tổng công ty để thí điểm phát triển các đặc điểm của tập đoàn. Và thông qua sự lựa chọn này để có những biện pháp chuyển đổi mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, theo thông lệ của thị trường.
Khi một doanh nghiệp được phê duyệt đề án tập đoàn, đó mới chỉ là bắt đầu của một quá trình đổi mới các mối quan hệ, chưa nên sớm thoả mãn, thừa nhận tôi đã là tập đoàn.
Vậy liệu rằng chúng ta có đưa ra các cơ sở để xác định đâu là tập đoàn?
Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 đang được soạn thảo, có bổ sung thêm theo yêu cầu của Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tiêu chí tập đoàn kinh tế.
Nếu được Chính phủ chấp thuận thì khi ra đời Nghị định có một hoặc hai điều đề cập đến tập đoàn nhưng chỉ quy định về nguyên tắc. Tuy nhiên, nội dung vẫn trên tinh thần tôn trọng sự phát triển của các doanh nghiệp, tập đoàn hiện nay cho cả khu vực Nhà nước và tư nhân.
Khi nào gọi là tập đoàn thì cũng khó, song trong Nghị định có một điểm, nếu như được chấp nhận, thì cụm từ “tập đoàn” có thể được sử dụng như là một thành tố tên riêng của một doanh nghiệp hay công ty mẹ, nhưng các thành tố khác của nó cũng phải phù hợp với quy định pháp luật về đặt tên doanh nghiệp, ví dụ tên doanh nghiệp cũng phải có các cụm từ “công ty TNHH” hay “công ty cổ phần”.
Ông có thể thử làm một so sánh tập đoàn Nhà nước với tập đoàn tư nhân hiện nay?
Tập đoàn tư nhân về cơ bản hình thành và phát triển trên cơ sở từ một doanh nghiệp hoặc do một vài doanh nghiệp của tư nhân kết hợp lại với nhau, sau đó phát triển thành nhóm các công ty, được tách bạch về mặt pháp nhân để phù hợp với quy mô, năng lực quản lý.
Nhà nước cũng có những tổng công ty phát triển lớn lên như kiểu phát triển của tư nhân, nhưng nó rất chậm vì quá trình tích tụ để hình thành bị ảnh hưởng chi phối từ Nhà nước và phải làm các nhiệm vụ do Nhà nước đề ra.
Con đường hình thành tập đoàn của Nhà nước có những điểm khác biệt là có bàn tay của Nhà nước tổ chức lại các tổng công ty và tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên để thúc đẩy quá trình hình thành tập đoàn.
Về nguyên tắc, sau khi tổ chức lại thành nhóm các công ty, hình thành các mối quan hệ mang đặc trưng của tập đoàn, có các doanh nghiệp đầu tư, chi phối doanh nghiệp khác,... thì khi đó hai loại hình tập đoàn không khác nhau nhiều. Nhưng quá trình hình thành lại có những điểm khác nhau.
Đánh giá của ông về hoạt động của các tập đoàn Nhà nước đã được thành lập?
Hiện còn quá sớm để đánh giá khi mới hơn 1 năm hình thành và hoạt động của các tập đoàn so với cuộc đời của doanh nghiệp. Chính phủ sẽ có đánh giá sơ kết về mô hình này.
Nhưng, theo tôi, động thái chuyển động sang hướng tập đoàn là hướng tích cực. Nó thể hiện ở chỗ không còn mô hình tổng công ty như cũ mà nó thúc đẩy chuyển đổi cách kinh doanh của các doanh nghiệp để thể hiện được sức mạnh của một nhóm công ty, tập đoàn. Tức là biến quan hệ đầu tư liên kết chứ không bằng quan hệ mệnh lệnh hành chính như trước.
Các doanh nghiệp xây dựng đề án tập đoàn cũng phải tính tới chuyện điều phối ra làm sao để có sức mạnh chung mà lại không vi phạm quy luật thị trường so với tổng công ty ra quyết định hành chính trước đây.