Khoảng 400 dịch vụ y tế sẽ tăng giá
Cuối tháng 2, đầu tháng 3 tới đây, khoảng 400 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng giá
Chính phủ đã chấp thuận với chủ trương tăng giá viện phí mới do liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất. Như vậy, tới đây khoảng 400 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng.
Đợt điều chỉnh này sẽ tập trung vào giá các dịch vụ y tế ban hành theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB năm 1995 và một số dịch vụ ban hành năm 2006 của Bộ Y tế.
Theo đó, giá một lần khám bệnh sẽ nâng từ 3.000 đồng lên tối đa 20.000 đồng (bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I) và giảm dần còn 15.000 đồng (bệnh viện hạng II), 10.000 đồng (bệnh viện hạng III), 7.000 đồng (bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được phân hạng, Phòng khám đa khoa khu vực) và 5.000 đồng (ở trạm y tế xã, phường, thị trấn).
Chi phí một ca đỡ đẻ thường sẽ tăng từ 50.000 - 150.000 đồng hiện nay lên mức 480.000 - 525.000 đồng. Chi phí chạy thận nhân tạo cũng sẽ tăng lên mức 430.000 - 460.000 đồng, thay cho giá cũ là 150.000 - 300.000 đồng...
Từ giữa năm 2010, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo tăng giá viện phí. Mức tăng đề xuất là từ 2 - 10 lần, cá biệt có dịch vụ tăng đến 20 lần. Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn luận, thẩm định giá, liên bộ đã đưa ra dự thảo viện phí mới, "mềm" hơn so với đề xuất ban đầu.
Trao đổi với báo giới, Bộ Y tế cho rằng, mức thu dịch vụ khám, chữa bệnh hiện nay quá thấp, chưa được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể như trong số khoảng 3.000 dịch vụ y tế đang thực hiện, có khoảng 350 dịch vụ được ban hành kèm theo Thông tư 14 từ năm 1995, và khoảng 2.700 dịch vụ ban hành từ năm 2006, đến nay đều chưa được điều chỉnh.
Nhiều dịch vụ chỉ thu bằng 30 - 50% chi phí trực tiếp theo thời giá năm 1995. Trong khi các yếu tố chi phí đầu vào để bảo đảm hoạt động của bệnh viện từ năm 1995 và năm 2006 đến nay tăng nhiều lần. Tiền lương tối thiểu đã tăng 6,9 lần (từ 120.000 lên 830.000 đồng), mức đóng bảo hiểm y tế tăng (trước đây 3% lương, nay là 4,5% lương), chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố tăng khoảng 3,4 lần.
Bên cạnh đó, nhiều khoản chi mới phát sinh theo yêu cầu phát triển của xã hội như chi phí xử lý chất thải; chi phí hấp sấy, tiệt trùng; duy tu, bảo dưỡng tài sản thiết bị bị xuống cấp nhanh... nhưng vẫn chưa được tính vào mức thu.
Tuy nhiên, mới đây Văn phòng Chính Phủ đã có công văn số 707/VPCP – KGVX gửi Bộ Y tế thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu, trong khoảng thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 tới, Bộ Y tế cần làm việc với các bộ liên quan để ban hành thông tư điều chỉnh giá các dịch vụ y tế, đặc biệt lưu ý công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của người dân.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cần tính toán với Bộ Tài chính để đảm bảo cân đối Quỹ bảo hiểm y tế.
Đối với nhóm người nghèo, diện gia đình chính sách vẫn duy trì đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong trường hợp mức đồng chi trả lớn, cần nghiên cứu để có biện pháp hỗ trợ của Nhà nước, giúp các nhóm này giảm bớt khó khăn. Đây là nhóm được cho là sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc tăng giá dịch vụ y tế lần này, do vậy Chính phủ đề nghị có thể hoàn lại một khoản kinh phí trong số 5% phí khám bệnh bảo hiểm mà họ phải chi trả.
Đợt điều chỉnh này sẽ tập trung vào giá các dịch vụ y tế ban hành theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB năm 1995 và một số dịch vụ ban hành năm 2006 của Bộ Y tế.
Theo đó, giá một lần khám bệnh sẽ nâng từ 3.000 đồng lên tối đa 20.000 đồng (bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I) và giảm dần còn 15.000 đồng (bệnh viện hạng II), 10.000 đồng (bệnh viện hạng III), 7.000 đồng (bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được phân hạng, Phòng khám đa khoa khu vực) và 5.000 đồng (ở trạm y tế xã, phường, thị trấn).
Chi phí một ca đỡ đẻ thường sẽ tăng từ 50.000 - 150.000 đồng hiện nay lên mức 480.000 - 525.000 đồng. Chi phí chạy thận nhân tạo cũng sẽ tăng lên mức 430.000 - 460.000 đồng, thay cho giá cũ là 150.000 - 300.000 đồng...
Từ giữa năm 2010, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo tăng giá viện phí. Mức tăng đề xuất là từ 2 - 10 lần, cá biệt có dịch vụ tăng đến 20 lần. Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn luận, thẩm định giá, liên bộ đã đưa ra dự thảo viện phí mới, "mềm" hơn so với đề xuất ban đầu.
Trao đổi với báo giới, Bộ Y tế cho rằng, mức thu dịch vụ khám, chữa bệnh hiện nay quá thấp, chưa được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể như trong số khoảng 3.000 dịch vụ y tế đang thực hiện, có khoảng 350 dịch vụ được ban hành kèm theo Thông tư 14 từ năm 1995, và khoảng 2.700 dịch vụ ban hành từ năm 2006, đến nay đều chưa được điều chỉnh.
Nhiều dịch vụ chỉ thu bằng 30 - 50% chi phí trực tiếp theo thời giá năm 1995. Trong khi các yếu tố chi phí đầu vào để bảo đảm hoạt động của bệnh viện từ năm 1995 và năm 2006 đến nay tăng nhiều lần. Tiền lương tối thiểu đã tăng 6,9 lần (từ 120.000 lên 830.000 đồng), mức đóng bảo hiểm y tế tăng (trước đây 3% lương, nay là 4,5% lương), chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố tăng khoảng 3,4 lần.
Bên cạnh đó, nhiều khoản chi mới phát sinh theo yêu cầu phát triển của xã hội như chi phí xử lý chất thải; chi phí hấp sấy, tiệt trùng; duy tu, bảo dưỡng tài sản thiết bị bị xuống cấp nhanh... nhưng vẫn chưa được tính vào mức thu.
Tuy nhiên, mới đây Văn phòng Chính Phủ đã có công văn số 707/VPCP – KGVX gửi Bộ Y tế thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu, trong khoảng thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 tới, Bộ Y tế cần làm việc với các bộ liên quan để ban hành thông tư điều chỉnh giá các dịch vụ y tế, đặc biệt lưu ý công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của người dân.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cần tính toán với Bộ Tài chính để đảm bảo cân đối Quỹ bảo hiểm y tế.
Đối với nhóm người nghèo, diện gia đình chính sách vẫn duy trì đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong trường hợp mức đồng chi trả lớn, cần nghiên cứu để có biện pháp hỗ trợ của Nhà nước, giúp các nhóm này giảm bớt khó khăn. Đây là nhóm được cho là sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc tăng giá dịch vụ y tế lần này, do vậy Chính phủ đề nghị có thể hoàn lại một khoản kinh phí trong số 5% phí khám bệnh bảo hiểm mà họ phải chi trả.