Khởi công hai bệnh viện Trung ương hiện đại nhất Việt Nam
Cả hai bệnh viện đều có quy mô 1.000 giường bệnh với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay
Ngày 13/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành và các đơn vị liên quan đã phát lệnh khởi công cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được xây dựng với quy mô 1.000 giường bệnh trên diện tích hơn 21 ha; diện tích sàn 119.962 m2.
Bệnh viện có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; thời gian hoàn thành giai đoạn 1 dự kiến vào tháng 2/2016 và khánh thành toàn bộ vào tháng 12/2017.
Cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được xây dựng với mục tiêu thành một bệnh viện ngoại khoa hoàn chỉnh, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để chữa trị các bệnh nhân nặng với các chuyên khoa sâu như chấn thương, xương, sọ, não, đầu - mặt - cổ, lồng ngực cột sống; phẫu thuật cấp cứu; hồi sức, điều trị tích cực; cấp cứu ngoài viện…
Trong khi đó, dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai được xây dựng với quy mô 1.000 giường bệnh trên diện tích hơn 20 ha; diện tích sàn 119.952 m2, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; thời gian khánh thành giai đoạn 1 dự kiến vào tháng 12/2016, khánh thành toàn bộ tháng 12/2017.
Mục tiêu đặt ra cho cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai là hình thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn và trang bị hiện đại, đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng với các chuyên khoa sâu như: tim mạch, nội khoa, ung biếu, thận tiết niệu, hô hấp,…
Đây là hai trong số các bệnh viện nằm trong đề án đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối đặt tại Tp.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và cũng là hai trong số các bệnh viện được đầu tư xây mới và hiện đại nhất từ trước tới nay.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối của Trung ương, nơi được giao nhiệm vụ nhận và điều trị khám chữa bệnh cho nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai rơi vào tình trạng quá tải, trong khi cơ sở vật chất, quy mô của hai bệnh viện vẫn như trước đây.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, các đơn vị tư vấn, thiết kế, nhà thầu thi công triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo an toàn, chất lượng của hai công trình, không để xảy ra sự cố, tiêu cực.
Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được xây dựng với quy mô 1.000 giường bệnh trên diện tích hơn 21 ha; diện tích sàn 119.962 m2.
Bệnh viện có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; thời gian hoàn thành giai đoạn 1 dự kiến vào tháng 2/2016 và khánh thành toàn bộ vào tháng 12/2017.
Cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được xây dựng với mục tiêu thành một bệnh viện ngoại khoa hoàn chỉnh, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để chữa trị các bệnh nhân nặng với các chuyên khoa sâu như chấn thương, xương, sọ, não, đầu - mặt - cổ, lồng ngực cột sống; phẫu thuật cấp cứu; hồi sức, điều trị tích cực; cấp cứu ngoài viện…
Trong khi đó, dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai được xây dựng với quy mô 1.000 giường bệnh trên diện tích hơn 20 ha; diện tích sàn 119.952 m2, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; thời gian khánh thành giai đoạn 1 dự kiến vào tháng 12/2016, khánh thành toàn bộ tháng 12/2017.
Mục tiêu đặt ra cho cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai là hình thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn và trang bị hiện đại, đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng với các chuyên khoa sâu như: tim mạch, nội khoa, ung biếu, thận tiết niệu, hô hấp,…
Đây là hai trong số các bệnh viện nằm trong đề án đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối đặt tại Tp.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và cũng là hai trong số các bệnh viện được đầu tư xây mới và hiện đại nhất từ trước tới nay.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối của Trung ương, nơi được giao nhiệm vụ nhận và điều trị khám chữa bệnh cho nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai rơi vào tình trạng quá tải, trong khi cơ sở vật chất, quy mô của hai bệnh viện vẫn như trước đây.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, các đơn vị tư vấn, thiết kế, nhà thầu thi công triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo an toàn, chất lượng của hai công trình, không để xảy ra sự cố, tiêu cực.